Lý thuyết GDCD 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo 2024): Học tập tự giác, tích cực

4.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Video giải GDCD 7 -Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

1. Khái niệm

- Học tập tích cực, tự giác là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

2. Biểu hiện

- Học tập tích cực, tự giác được thể hiện qua việc:

+ Xác định đúng mục đích học tập;

+ Lập thời gian biểu khoa học, hợp lý;

+ Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lập thời gian biểu hợp lý

Quyết tâm học tập

3. Ý nghĩa và cách rèn luyện

- Ý nghĩa: Học tập tích cực, tự giác giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.

- Cách rèn luyện:

+ Học sinh phải rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập;

+ Cầân nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

 Lý thuyết Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chủ động, tự giác trong học tập

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Câu 1. Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?

A. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.

B. Mỗi khi làm bài kiểm traA thường chép bài của các bạn khác.

CMỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.

D. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.

Đáp án: B

Giải thích:

Bạn A không tự giác, tích cực học tập khi thường xuyên chép bài của các bạn khác.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

ANgười tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.

B. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.

C. Chỉ những bạn học kém mới càn tự giác, tích cực học tập.

D. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.

Đáp án: D

Giải thích:

Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công là nhận định đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

AKhông chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

BThường xuyên nghỉ học để đi chơi.

CXác định đúng mục đích học tập.

DKhông làm bài tập về nhà.

Đáp án: C

Giải thích:

Học tập tích cực, tự giác được biểu hiện qua việc: xác định đúng mục đích học tập; lập thời gian biểu khoa học, hợp lí; quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Câu 4. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên

A. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.

B. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.

C. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.

D. lên kế hoạch học tập cụ thể.

Đáp án: C

Giải thích:

Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên thụ động trong việc tiếp thu tri thức.

Câu 5. Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta

Athu được nhiều tiền.

Bđạt được mọi mục đích.

Ccó thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

Dnắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.

Đáp án: C

Giải thích:

Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người tôn trọng.

Câu 6. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà P thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện P là người

Alười biếng, không tự giác học tập.

B. tự giác, tích cực trong học tập.

C. luôn tự tin trong cuộc sống.

D. thiếu kĩ năng học tập.

Đáp án: B

Giải thích:

Việc làm đó thể hiện P là người  tự giác, tích cực trong học tập bởi bạn đã biết chủ động học tập và trau dồi thêm tri thức mà không cần ai nhắc nhở.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

B. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

Đáp án: B

Giải thích:

Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc là nhận định không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 8. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. làm việc riêng trong giờ học.

B. lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

C. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.

D. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

Đáp án: B

Giải thích:

Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

Câu 9. Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập?

ABạn P thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải.

B. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường xuyên chép bài của bạn.

C. Trong giờ học luôn mất tập trung và nói chuyện riêng.

DBạn Q thường xuyên trốn học để đi chơi.

Đáp án: A

Giải thích:

thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải là một biểu hiện của tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực?

ANgười học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác.

B. Giúp chúng có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.

DGiúp chúng ta gặt hái nhiều thành công.

Đáp án: C

Giải thích:

Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta: có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người tôn trọng.

Câu 11. Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

B. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.

C. Lên các trang mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.

D. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở để chép bài.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong trường hợp này, em nên ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

Câu 12. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. bỏ bê công việc học để đi chơi.

B. luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.

C. dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.

D. tích cực học hỏi từ những người xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích:

Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên tích cực học hỏi qua những người xung quanh.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

AXác định đúng mục tiêu học tập.

B. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

CLập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

DQuyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.

Đáp án: B

Giải thích:

Học tập tích cực, tự giác được biểu hiện qua việc: xác định đúng mục đích học tập; lập thời gian biểu khoa học, hợp lí; quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Câu 14. Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

A. Lười làm bài tập về nhà.

B. Thường xuyên đi học muộn.

C. Chủ động lập thời gian biểu.

DBỏ cuộc khi gặp bài tập khó.

Đáp án: C

Giải thích:

 Là một học sinh, chúng ta nên chủ động lập thời gian biểu  để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 15. Bạn T đến rủ đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

AĐi chơi cùng T và rủ thêm một số bạn khác cùng đi.

BTừ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

CMắng cho T một trận vì làm phiền trong lúc học bài.   

DĐồng ý ngay, bỏ việc học để đi chơi với T.

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu em là C, em nên từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá