Sách bài tập GDCD 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

2.7 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài tập 1 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ là gì?

Trả lời:

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác.

- Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.

- Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Bài tập 2 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nêu một số biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ; một số biểu hiện trái với quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trả lời:

- Một số biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

+ Tặng sách/ quần áo cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

+ Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

+ Giúp đỡ những người già neo đơn, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn…

+ Chăm sóc người thân bị ốm

+ …

- Một số biểu hiện trái với quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

+ Trêu chọc, mỉa mai những người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Thờ ơ khi thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn.

+ …

Bài tập 3 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?

Trả lời:

- Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

Bài tập 4 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nêu một số hành vi, lời nói, thái độ của mình thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh và cho biết cảm xúc, suy nghĩ của em khi thực hiện những việc làm đó.

Trả lời:

- Một số hành vi, lời nói, thái độ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của em với những người xung quanh:

+ Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà và chăm sóc em gái.

+ Động viên khi bạn cùng lớp gặp chuyện buồn.

+ Tham gia vào các hoạt động thiện nguyện do nhà trường và địa phương tổ chức (ví dụ: quyên góp, tặng sách giáo khoa và quần áo ấm cho các bạn học sinh vùng cao…)

+ …

- Khi làm những việc đó, em cảm thấy bản thân rất vui vẻ, hạnh phúc; tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản.

Bài tập 5 trang 9 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với mọi người.

Trả lời:

(*) Tấm gương: Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh chơi với nhau từ nhỏ. Minh bị dị tật bẩm sinh nên bạn ấy không thể đi lại được. Vì thương bạn, nên từ năm 8 tuổi, dù trời mưa hay nắng, đều đặn ngày 2 lần, Hiếu vẫn luôn sang nhà đưa đón, cõng Minh đến trường. Học hết lớp 12, cả hai bạn cùng thi đỗ đại học. Dù khác trường, nhưng hai bạn vẫn thường xuyên động viên, quan tâm lẫn nhau.

Bài tập 6 trang 9 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng. 

Câu 1. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm. 

B. Cảm thông. 

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm. 

B. Cảm thông. 

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm. 

B. Cảm thông. 

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn. 

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. 

C. Ganh ghét, đố kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. 

B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. 

C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác. 

D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 6. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Chị ngã em nâng. 

B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 

C. Nhường cơm, sẻ áo. 

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 7 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh?

Tình huống

Hành động của em

1. Trời nắng nóng, bố mới đi làm về, mồ hôi nhễ nhại.

 

2. Mẹ đang nhặt rau, chuẩn bị cơm chiều.

 

3. Em trai nhờ hướng dẫn giải bài toán khó.

 

4. Bạn của em có chuyện buồn.

 

5. Trong giờ kiểm tra, bạn cùng lớp chưa học bài và ngỏ ý muốn xem bài của em.

 

6. Một bạn nhỏ gần nhà em có hoàn cảnh rất khó khăn.

 

7. Trường em phát động phong trào “Tết vì người nghèo”.

 

Trả lời:

Tình huống

Hành động của em

1. Trời nắng nóng, bố mới đi làm về, mồ hôi nhễ nhại.

- Em nhanh chóng lấy khăn để bố lau mồ hôi và mời bố ngồi nghỉ ngơi, uống nước.

2. Mẹ đang nhặt rau, chuẩn bị cơm chiều.

- Em giúp đỡ mẹ chuẩn bị cơm chiều (ví dụ: cùng mẹ nhặt rau, giúp mẹ rửa sau…)

3. Em trai nhờ hướng dẫn giải bài toán khó.

- Hướng dẫn em trai cách làm bài.

4. Bạn của em có chuyện buồn.

- Chia sẻ, động viên bạn để bạn có thể vượt qua nỗi buồn.

5. Trong giờ kiểm tra, bạn cùng lớp chưa học bài và ngỏ ý muốn xem bài của em.

- Không cho bạn xem bài, vì hạnh động cho bạn xem bài là hành động bao che cho lỗi sai của bạn.

6. Một bạn nhỏ gần nhà em có hoàn cảnh rất khó khăn.

- Em sẽ giúp đỡ bạn nhỏ đó thông qua những việc làm phù hợp. Ví dụ: hướng dẫn cho bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập…

7. Trường em phát động phong trào “Tết vì người nghèo”.

- Tích cực tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia phong trào thiện nguyện của nhà trường.

 

Bài tập 8 trang 11 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy lên kế hoạch làm việc nhà giúp bố mẹ và kiên trì thực hiện, đồng thời ghi lại những kỉ niệm, cảm xúc của em và bố mẹ sau một tháng.

Trả lời:

(*) Kế hoạch tham khảo

STT

Tên công việc

Thời gian bắt đầu thực hiện

1

- Giúp bố mẹ chăm sóc em trai

Ngày …./…./…..

2

- Giúp bố mẹ làm các công việc nhà, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, giặt quần áo…

Ngày …./…./…..

3

- Phụ giúp mẹ chuẩn bị cơm trưa/ tối

Ngày …./…./…..

* Cảm xúc của em: vui và hạnh phúc vì đã giúp đỡ được bố mẹ một số công việc nhà.

Bài tập 9 trang 11 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy thảo luận với các bạn trong lớp để cùng nhau thực hiện kế hoạch: “Đôi bạn cùng tiến”.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Mục tiêu: học tập tốt môn tiếng Anh

- Kế hoạch thực hiện

STT

Tên công việc

Thời gian bắt đầu thực hiện

1

- Mỗi ngày học thêm 20 từ vựng tiếng Anh (theo chủ đề)

Ngày …./…./…..

2

- Luyện tập, củng cố kĩ năng viết

Ngày …./…./…..

3

- Luyện tập, củng cố kĩ năng đọc hiểu (ví dụ: đọc truyện tranh song ngữ….)

Ngày …./…./…..

4

- Luyện tập, củng cố kĩ năng nghe – nói (ví dụ: đi dạo ở bờ Hồ để giao tiếp với các du khách nước ngoài; xem phim hoạt hình tiếng Anh…)

Ngày …./…./…..

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá