Lý thuyết GDCD 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo 2024): Tự hào về truyền thống quê hương

5.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Video giải GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

1. Thế nào là truyền thống quê hương?

- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Biểu hiện của truyền thống quê hương

- Truyền thống quê hương được thể hiện ở truyền thống văn hoá, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Truyền thống yêu nước

Truyền thống yêu thương con người

3. Biện pháp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương:

- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần:

+ Tìm hiểu về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống;

+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,...

+ Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Quảng bá văn hóa Việt Nam tới quốc tế

Tham gia quét dọn nghĩa trang liệt sĩ

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nét đẹp bản địa.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Truyền thống quê hương.

Đáp án: D

Giải thích:

Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2. Làm gốm (ở Chu Đậu) là nghề truyền thống của tỉnh/ thành phố nào sau đây?

A. Hải Dương.

B. Ninh Bình.

C. Hà Nội.

D. Hưng Yên.

Đáp án: A

Giải thích:

Làm gốm (ở Chu Đậu) là nghề truyền thống của cư dân thôn Chu Đậu, thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Câu 3. Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

A. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.

B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên.

C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.

D. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong trường hợp này, em nên báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí, ngăn chặn ngay hành vi sai trái.

Câu 4. Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào khó khăn do tác động của dịch Covid-19 là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Cần cù lao động.

B. Tương thân, tương ái.

CĐoàn kết, dũng cảm.

D. Yêu nước chống ngoại xâm.

Đáp án: B

Giải thích:

Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Câu 5. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.

B. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.

C. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.

D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Đáp án: C

Giải thích:

Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo,...

Câu 6. Anh T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh T đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh T là người

A. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

B. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

C. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Đáp án: C

Giải thích:

Trường hợp này cho thấy anh T là người biết giữ gìn và phát huy truyền thống làm nước mắm của quê hương.

Câu 7. Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

A. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.

B. Keo kiệt, bủn xỉn.

C. Cần cù lao động.

D. Yêu nước.

Đáp án: B

Giải thích:

- Truyền thống quê hương được thể hiện ở: văn hóa, yêu nước, cần cù lao động, làm nghề truyền thống..

- Hà tiện, ích kỉ không phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 8Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ

A. địa phương này sang địa phương khác.

B. người vùng này sang người vùng khác.

C. đất nước này sang đất nước khác.

D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Đáp án: D

Giải thích:

Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 9. “Lễ hội Đền Hùng” là là lễ hội truyền thống ở tỉnh nào của Việt Nam?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Quảng Nam.

C. Phú Thọ.

D. Hà Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

“Lễ hội Đền Hùng” là là lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ của Việt Nam.

Câu 10. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

AĐoàn kết.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Uống nước nhớ nguồn.

DYêu nước chống ngoại xâm.

Đáp án: B

Giải thích:

Tôn sư trọng đạo là truyền thống thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình.

Câu 11. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

ABạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

B. Anh vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.

C. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.

D. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.

Đáp án: D

Giải thích:

Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao là biểu hiện của truyền thống hiếu học.

Câu 12. Ông muốn truyền lại bí quyết làm bánh bao ngon cho anh B (là cháu mìnhđể mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh B rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm bánh từ ông A. Tuy nhiên bố mẹ của anh B lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào đã không có ý thức phát huy nghề truyền thống?

A. Ông A.

B. Bố mẹ anh B.

C. Anh B và bố mẹ mình.

D. Ông A và anh B.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh B thể hiện không có ý thức phát huy nghề truyền thống khi có hành vi ngăn cản con theo nghề truyền thống.

Câu 13. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

ADũng cảm.

B. Hiếu thảo.

CYêu nước.

D. Trung thực.

Đáp án: B

Giải thích:

Hiếu thảo là truyền  thống thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ.

Câu 14. Anh rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

AAnh Q và bố mẹ mình.

B. Anh M và anh Q.

C. Ông S và bà K.

D. Anh Q.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong trường hợp này ông S và bà K vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc khi có hành vi dùng tiền để hối lộ anh M, với hi vọng anh M loại tên con trai mình (anh Q) ra khỏi danh sách nhập ngũ.

Câu 15. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.

BChị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

CAnh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.

DBạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.

Đáp án: B

Giải thích:

Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá