Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay | Chân trời sáng tạo

624

Với giải Chuyên đề Lịch sử 10 Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử

1. Những điểm chung của các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay

2. Hiến pháp năm 1946

3. Hiến pháp năm 1992

Câu hỏi trang 57 Chuyên đề Lịch sử 10: Vì sao Hiến pháp năm 1992 được gọi là hiến pháp đầu tiên của thời kì Đổi mới? Nêu ý nghĩa của việc ra đời Hiến pháp năm 1992.

Trả lời

- Hiến pháp năm 1992 được gọi là hiến pháp đầu tiên của thời kì Đổi mới ở Việt Nam vì đây là bản hiến pháp ra đời đầu tiên kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986).

- Hiến pháp năm 1992 ra đời có ý nghĩa to lớn, đã tạo ra cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng cho việc thực hiện công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

4. Hiến pháp năm 2013

Câu hỏi trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10Em hãy chứng minh: Hiến pháp năm 2013 là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Trả lời

- Hiến pháp năm 2013 là hiến pháp thứ hai của thời kì Đổi mới.

- Hiến pháp năm 2013 thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ về kinh tế - chính trị, là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong những điểm tiến bộ của Hiến pháp:

- Nội dung của Hiến pháp năm 2013 mang tính khái quát cao, với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm số chương, số điều so với Hiến pháp năm 1992. Các quy định của Hiến pháp được diễn đạt một cách rõ ràng, minh bạch theo ngôn ngữ pháp lí.

- Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình. Đó là, cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

- Hiến pháp năm 2013 quy định rõ thẩm quyền của các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.

- CÂU HỎI CUỐI BÀI

Luyện tập 1 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: So sánh những điểm giống và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước các triều đại Lý - Trần, Lê sơ và Nguyễn.

Trả lời

- Những điểm giống và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước các triều đại Lý - Trần, Lê sơ và Nguyễn:

- Điểm giống nhau:

+ Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao.

+ Có các cơ quan giúp việc cho vua ở trung ương: Lục bộ, các cơ quan chuyên môn.

+ Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất, đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã.

- Điểm khác nhau:

 

Nhà Lý - Trần

Nhà Lê sơ

Nhà Nguyễn

Chính quyền trung ương

- Mang tính dòng tộc, tính chuyên chế chưa cao độ.

- Bộ máy trung ương còn đơn giản, chưa có sự phân định rõ ràng thành các bộ phận dân sự, quân sự, giám sát.

- Mang tính quan liêu, tính tập quyền cao độ.

- Được tổ chức quy mô và hoàn thiện, các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận: dân sự (hành chính), quân sự và giám sát.

- Mang tính tập quyền cao độ.

- Được tổ chức quy mô và hoàn thiện, các cơ quan trung ương được phân định thành ba bộ phận dân sự, quân sự và giám sát.

- Lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc của vua để tập trung quyền lực cho nhà vua.

- Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát nhằm hạn chế lạm quyền và lộng quyền.

Chính quyền địa phương

- Quý tộc tông thất nắm giữ những vùng trọng yếu.

- Chưa quản lí chặt chẽ đến cấp xã, tính tự trị của làng xã còn cao.

- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan cai quản ba lĩnh vực hành chính, quân đội, tư pháp (Tam ti).

- Quản lí chặt chẽ đến cấp xã, tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp.

- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan cai quản ba lĩnh vực hành chính, quân đội, tư pháp.

- Từ sau cải cách của vua Minh Mạng, cấp lớn nhất ở địa phương (tỉnh) do vua và triều đình trực tiếp quản lí.

- Tăng cường quản lí đến từng làng xã.

Luyện tập 2 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng tóm tắt những thành tựu nổi bật và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời

Bảng tóm tắt những thành tựu nổi bật và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

 

Thành tựu nổi bật

Vai trò

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

(1945 - 1976)

- Lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu, Nhật Bản, một số nước Tây Âu,...), nâng cao vị thế quốc tế.

- Đạt được một số thành tựu ban đầu trong xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

 

- Trong kháng chiến chống ngoại xâm:

+ Tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ và nhân dân thế giới, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong xây dựng đất nước: chăm lo phát triển đời sống nhân dân, xây dựng hậu phương kháng chiến và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1976 - nay)

- Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

- Đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1976 - 1985).

- Tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế (từ năm 1986):

+ Tổ chức quản lý, điều hành đất nước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế quản lí trong các ngành kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế; bước đầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, chủ động hội nhập quốc tế.

Luyện tập 3 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013.

Trả lời

Bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013 của Việt Nam:

Tiêu chí

Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp năm 2013

Bối cảnh ra đời

- Ra đời trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập, việc xây dựng nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách.

- Ngày 9 - 11 - 1946, tại kì họp thứ hai, Quốc hội khoá I đã thông qua bản Hiến pháp năm 1946.

- Ra đời trong thời kì đầu tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước.

Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội phê chuẩn ngày 4 - 11 - 1992.

- Ra đời trong bối cảnh công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội phê chuẩn ngày 28 - 11 - 2013.

Nội dung cơ bản

- Quy định về chính thể dân chủ cộng hoà;

- Quy định nghĩa vụ và quyền lợi của công dân;

- Quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gồm các cơ quan Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Hành chính và Toà án.

- Quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

- Quy định về cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí.

- Quy định cụ thể cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình, đó là cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

- Quy định rõ thẩm quyền của các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.

Ý nghĩa

- Là sự ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ghi nhận quyền bình đẳng và nghĩa vụ công dân, hiến định cơ cấu hệ thống chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ.

- Tạo cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng cho việc thực hiện công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

- Là bước hoàn thiện chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Là hiến pháp thứ hai của thời kì Đổi mới.

- Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Vận dụng 1 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Từ nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, hãy nêu tính chất của hai bộ luật này. Pháp luật Việt Nam hiện nay có thể kế thừa những giá trị gì từ hai bộ luật trên?

Trả lời

Tính chất tiến bộ của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều mang tính dân tộc, tính nhân văn và tính thực tiễn sâu sắc:

Tính dân tộc: mặc dù tiếp thu nhiều điều luật của luật pháp Trung Hoa, nhưng các bộ luật trên vẫn được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.

+ Tính nhân văn: có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của người già, phụ nữ và trẻ em.

+ Tính thực tiễn sâu sắc: được áp dụng triệt để trong thực tiễn. Đặc biệt, bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê sơ được các triều đại sau tiếp tục sử dụng và học hỏi trong ban hành luật pháp.

* Sự kế thừa của pháp luật Việt Nam hiện nay:

- Pháp luật Việt Nam hiện nay có thể kế thừa các tính chất dân tộc, nhân văn và thực tiễn của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, cụ thể:

+ Tính dân tộc: luật pháp phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.

+ Tính nhân văn: có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.

+ Tính thực tiễn: pháp luật phải hình thành trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội, áp dụng được vào thực tiễn cuộc sống.

Vận dụng 2 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy lập danh sách một số địa danh, công trình kiến trúc, trường học, đường phố mang tên các danh nhân, danh tướng thời phong kiến ở địa phương em sinh sống.

Trả lời

(*) Lựa chọn: Danh sách một số địa danh, công trình kiến trúc, trường học, đường phố mang tên các danh nhân, danh tướng thời phong kiến ở Hà Nội:

- Địa danh: trường THCS Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), đường Trần Hưng Đạo,...

- Công trình kiến trúc: đền thờ Vua Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm), đền thờ và lăng vua Ngô Quyền (Đường Lâm, Sơn Tây),...

- Trường học: trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa), trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa), trường THCS Lý Thường Kiệt (Đống Đa), trường THCS Lý Thái Tổ (Thanh Xuân),...

- Đường phố: phố Đinh Tiên Hoàng, phố Bà Huyện Thanh Quan, phố Phan Đình Phùng, phố Mai Xuân Thưởng, phố Lý Thái Tổ, đường Phan Chu Trinh,...

Vận dụng 3 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy tìm hiểu vai trò của uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương em. Nêu một vài ví dụ để chứng minh.

Trả lời

Ví dụ: Vai trò của ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan cấp tỉnh.

- Quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cho phép thành lập, giải thể, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; cấp, thu hồi giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng phương án đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng,... trong tỉnh, thành phố/huyện, xã.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858

II. Nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Đánh giá

0

0 đánh giá