Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử
I. Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858
Trả lời:
* Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước…:
- Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền:
+ Ở trung ương: đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua có nhiều cơ quan chuyên môn, được phân định rõ ràng.
+ Ở địa phương: nhà nước chia địa phương thành nhiều cấp quản lí, cử quan lại cai trị để đảm bảo trật tự trị an.
- Mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa:
+ Ở trung ương: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nắm quyền lập pháp. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
+ Ở địa phương: cả nước được chia thành nhiều cấp hành chính (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, xã), mỗi cấp đều đặt dưới sự quản lí của Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân.
* Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức thông qua các công cụ và biện pháp sau:
- Công cụ quản lí: hiến pháp, pháp luật.
- Biện pháp quản lí: các chính sách, nghị định, nghị quyết,... của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,... theo hiến pháp và pháp luật.
A - CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiểu biểu
Trả lời:
- Bộ máy nhà nước thời Lý - Trần mang tính chất quân chủ quý tộc vì:
+ Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần là thể chế kết hợp giữa nguyên tắc đề cao quyền lực của nhà vua và nguyên tắc liên kết dòng họ.
+ Thời Lý - Trần, vua đứng đầu nhà nước, nhưng mức độ tập quyền chưa cao. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi đại thần là hoàng thân quốc thích.
Trả lời:
- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ mang đặc điểm và tính chất của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế quan liêu. Đây là mô hình nhà nước tập trung cao độ quyền lực vào tay vua theo quan điểm Nho giáo.
+ Từ thời Lê Thánh Tông, chức Tướng quốc (Tể tướng) đầu triều và một số chức danh đại thần (Đại Hành khiển, Đại Tư mã) bị bãi bỏ, quyền lực của quý tộc tôn thất bị hạn chế.
+ Ở trung ương, chức năng, nhiệm vụ của Lục bộ (Lại, Lễ, Hộ, Hình, Binh, Công) được quy định rõ ràng. Nhà vua cho đặt thêm Lục tự để giúp việc cho Lục bộ, đặt Lục khoa để theo dõi, giám sát Lục bộ về chuyên môn.
+ Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất theo bốn cấp: Đạo, Phủ, Huyện, Xã nhằm chống lại xu hướng cát cứ. Chức Xã quan đổi thành Xã trưởng, đặt thêm chức Thôn trưởng giúp nhà nước quản lí các hoạt động của làng xã (thu thuế, hộ khẩu, dân định, trật tự trị an,...). Tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp.
Trả lời:
a. Điểm giống nhau giữa cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lê sơ và thời Nguyễn
- Bộ máy chính quyền trung ương:
+ Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao.
+ Có các cơ quan giúp việc cho vua ở trung ương: Lục bộ, các cơ quan chuyên môn.
+ Có cơ quan theo dõi, giám sát hoạt động của các cơ quan ở trung ương.
- Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất, đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã.
b. Điểm khác nhau giữa cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lê sơ và thời Nguyễn
- Bộ máy chính quyền trung ương:
+ Ngoài lục bộ, lục tự, bộ máy trung ương thời Nguyễn có nhiều cơ quan giúp việc cho vua hơn thời Lê sơ, như Nội các, Tứ trụ triều đình,...
+ Bộ máy giám sát thời Nguyễn được tổ chức quy củ hơn với các cơ quan giám sát gồm Tam pháp ty, Đại lí tự và Đô sát viện do vua trực tiếp điều khiển, có nhiệm vụ giám sát từ trung ương tới địa phương.
- Bộ máy chính quyền địa phương thời Nguyễn, bộ máy địa phương được chia thành nhiều cấp hơn thời Lê sơ, đặc biệt, từ sau cải cách của vua Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.
2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
Trả lời:
- Nói Quốc triều hình luật là một thành tựu lớn trong lịch sử pháp luật Đại Việt vì bộ luật này mang tính dân tộc, tính nhân văn, tính thực tiễn sâu sắc, đồng thời cũng thể hiện trình độ cao trong kĩ thuật lập pháp. Chính bởi điều này, Quốc triều hình luật được nhiều triều đại quân chủ Đại Việt dùng làm khuôn mẫu trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trả lời:
Những điểm tiến bộ trong hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ:
- Chứa đựng tinh thần dân tộc: dù có tiếp thu luật pháp của các triều đại phong kiến Trung Quốc, song vẫn điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
- Mang tính nhân văn sâu sắc; đặc biệt có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của người già, phụ nữ và trẻ em.
- Là những bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất về kĩ thuật soạn thảo luật thời kì phong kiến: có sự phân chia rõ ràng trên các lĩnh vực, các quy phạm pháp luật,...
II. Nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay
1. Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Trả lời:
Trong giai đoạn 1945 - 1976, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu, đó là kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
* Trong kháng chiến chống ngoại xâm:
- Tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, cụ thể:
+ Giai đoạn 1945 - 1946: đề cao thế hợp pháp của chính quyền cách mạng. Phân hóa kẻ thù, tranh thủ thời gian chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Giai đoạn 1946 - 1954: tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
+ Giai đoạn 1954 - 1975: tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Từ năm 1975 - 1976: đưa cả nước bước vào thời kì xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập chủ quyền.
- Mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ và nhân dân thế giới, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, cụ thể:
+ Giai đoạn 1945 - 1946: vận dụng linh hoạt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” và quan điểm đối ngoại hoà bình.
+ Giai đoạn 1946 - 1954: thiết lập quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ, mở hướng ra thế giới; kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, các nước phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
+ Giai đoạn 1954 - 1976: tăng cường đoàn kết ba nước Đông Dương. Hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam; kí Hiệp định Pa-ri, buộc Mỹ phải rút hết quân khỏi Việt Nam, chấm dứt chiến tranh; nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
* Trong xây dựng đất nước: chăm lo phát triển đời sống nhân dân, xây dựng hậu phương kháng chiến và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, cụ thể:
- Giai đoạn 1945 - 1946: giải quyết “giặc đói”, “giặc dốt”, khó khăn về tài chính.
- Giai đoạn 1946 - 1954: ban hành các chính sách ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Xây dựng nền kinh tế kháng chiến.
- Giai đoạn 1954 - 1976:
+ Hoàn thành cải cách ruộng đất, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Trả lời:
Việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới của nhà nước Việt Nam có tác động to lớn đến sự phát triển của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng phát triển đất nước, cụ thể:
- Đối với công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đã:
+ Góp phần nâng cao tiềm lực vật chất và sức mạnh tinh thần để chống lại kẻ thù của dân tộc;
+ Tăng cường nguồn viện trợ (vũ khí, lương thực, thuốc men,...);
+ Đề cao tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Đối với công cuộc xây dựng phát triển đất nước, việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đã:
+ Góp phần tăng cường hội nhập sâu rộng
+ Tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay
Trả lời:
Những thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế dưới vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Những thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới về kinh tế:
+ Trong nông nghiệp, Nhà nước thực hiện giao khoán đất nông nghiệp để nông dân chủ động phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chủ động tham gia vào thị trường. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới.
+ Các ngành công nghiệp then chốt đã phục hồi và dần tăng trưởng ổn định. Ngành khai thác dầu thô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ra đời.
+ Kinh tế doanh nghiệp hình thành và phát triển đa dạng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển.
- Những thành tựu nổi bật trong hội nhập quốc tế:
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (1995).
+ Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, năm 1995).
+ Gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998.
+ Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006.
+ Kí nhiều Hiệp định thương mại tự do với các đối tác trên thế giới, gần đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) vào năm 2019.
+ Đến năm 2020, thiết lập quan hệ với 189 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục, đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới.
III. Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay
1. Những điểm chung của các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay
2. Hiến pháp năm 1946
3. Hiến pháp năm 1992
Trả lời
- Hiến pháp năm 1992 được gọi là hiến pháp đầu tiên của thời kì Đổi mới ở Việt Nam vì đây là bản hiến pháp ra đời đầu tiên kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986).
- Hiến pháp năm 1992 ra đời có ý nghĩa to lớn, đã tạo ra cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng cho việc thực hiện công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.
4. Hiến pháp năm 2013
Trả lời
- Hiến pháp năm 2013 là hiến pháp thứ hai của thời kì Đổi mới.
- Hiến pháp năm 2013 thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ về kinh tế - chính trị, là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong những điểm tiến bộ của Hiến pháp:
- Nội dung của Hiến pháp năm 2013 mang tính khái quát cao, với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm số chương, số điều so với Hiến pháp năm 1992. Các quy định của Hiến pháp được diễn đạt một cách rõ ràng, minh bạch theo ngôn ngữ pháp lí.
- Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình. Đó là, cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
- Hiến pháp năm 2013 quy định rõ thẩm quyền của các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
B - CÂU HỎI CUỐI BÀI
Trả lời
- Những điểm giống và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước các triều đại Lý - Trần, Lê sơ và Nguyễn:
- Điểm giống nhau:
+ Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao.
+ Có các cơ quan giúp việc cho vua ở trung ương: Lục bộ, các cơ quan chuyên môn.
+ Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất, đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã.
- Điểm khác nhau:
|
Nhà Lý - Trần |
Nhà Lê sơ |
Nhà Nguyễn |
Chính quyền trung ương |
- Mang tính dòng tộc, tính chuyên chế chưa cao độ. - Bộ máy trung ương còn đơn giản, chưa có sự phân định rõ ràng thành các bộ phận dân sự, quân sự, giám sát. |
- Mang tính quan liêu, tính tập quyền cao độ. - Được tổ chức quy mô và hoàn thiện, các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận: dân sự (hành chính), quân sự và giám sát. |
- Mang tính tập quyền cao độ. - Được tổ chức quy mô và hoàn thiện, các cơ quan trung ương được phân định thành ba bộ phận dân sự, quân sự và giám sát. - Lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc của vua để tập trung quyền lực cho nhà vua. - Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát nhằm hạn chế lạm quyền và lộng quyền. |
Chính quyền địa phương |
- Quý tộc tông thất nắm giữ những vùng trọng yếu. - Chưa quản lí chặt chẽ đến cấp xã, tính tự trị của làng xã còn cao. |
- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan cai quản ba lĩnh vực hành chính, quân đội, tư pháp (Tam ti). - Quản lí chặt chẽ đến cấp xã, tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp. |
- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan cai quản ba lĩnh vực hành chính, quân đội, tư pháp. - Từ sau cải cách của vua Minh Mạng, cấp lớn nhất ở địa phương (tỉnh) do vua và triều đình trực tiếp quản lí. - Tăng cường quản lí đến từng làng xã. |
Trả lời
Bảng tóm tắt những thành tựu nổi bật và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
|
Thành tựu nổi bật |
Vai trò |
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945 - 1976) |
- Lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. - Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu, Nhật Bản, một số nước Tây Âu,...), nâng cao vị thế quốc tế. - Đạt được một số thành tựu ban đầu trong xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
|
- Trong kháng chiến chống ngoại xâm: + Tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước. + Mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ và nhân dân thế giới, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. - Trong xây dựng đất nước: chăm lo phát triển đời sống nhân dân, xây dựng hậu phương kháng chiến và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. |
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 - nay) |
- Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. - Đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. |
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1976 - 1985). - Tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế (từ năm 1986): + Tổ chức quản lý, điều hành đất nước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế quản lí trong các ngành kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế; bước đầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, chủ động hội nhập quốc tế. |
Trả lời
Bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013 của Việt Nam:
Tiêu chí |
Hiến pháp năm 1946 |
Hiến pháp năm 1992 |
Hiến pháp năm 2013 |
Bối cảnh ra đời |
- Ra đời trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập, việc xây dựng nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách. - Ngày 9 - 11 - 1946, tại kì họp thứ hai, Quốc hội khoá I đã thông qua bản Hiến pháp năm 1946. |
- Ra đời trong thời kì đầu tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước. - Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội phê chuẩn ngày 4 - 11 - 1992. |
- Ra đời trong bối cảnh công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. - Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội phê chuẩn ngày 28 - 11 - 2013. |
Nội dung cơ bản |
- Quy định về chính thể dân chủ cộng hoà; - Quy định nghĩa vụ và quyền lợi của công dân; - Quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gồm các cơ quan Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Hành chính và Toà án. |
- Quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; - Quy định về cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí. |
- Quy định cụ thể cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình, đó là cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. - Quy định rõ thẩm quyền của các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp. |
Ý nghĩa |
- Là sự ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ghi nhận quyền bình đẳng và nghĩa vụ công dân, hiến định cơ cấu hệ thống chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ. |
- Tạo cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng cho việc thực hiện công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. - Là bước hoàn thiện chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. |
- Là hiến pháp thứ hai của thời kì Đổi mới. - Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. |
Trả lời
* Tính chất tiến bộ của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều mang tính dân tộc, tính nhân văn và tính thực tiễn sâu sắc:
+ Tính dân tộc: mặc dù tiếp thu nhiều điều luật của luật pháp Trung Hoa, nhưng các bộ luật trên vẫn được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
+ Tính nhân văn: có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của người già, phụ nữ và trẻ em.
+ Tính thực tiễn sâu sắc: được áp dụng triệt để trong thực tiễn. Đặc biệt, bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê sơ được các triều đại sau tiếp tục sử dụng và học hỏi trong ban hành luật pháp.
* Sự kế thừa của pháp luật Việt Nam hiện nay:
- Pháp luật Việt Nam hiện nay có thể kế thừa các tính chất dân tộc, nhân văn và thực tiễn của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, cụ thể:
+ Tính dân tộc: luật pháp phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
+ Tính nhân văn: có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
+ Tính thực tiễn: pháp luật phải hình thành trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội, áp dụng được vào thực tiễn cuộc sống.
Trả lời
(*) Lựa chọn: Danh sách một số địa danh, công trình kiến trúc, trường học, đường phố mang tên các danh nhân, danh tướng thời phong kiến ở Hà Nội:
- Địa danh: trường THCS Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), đường Trần Hưng Đạo,...
- Công trình kiến trúc: đền thờ Vua Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm), đền thờ và lăng vua Ngô Quyền (Đường Lâm, Sơn Tây),...
- Trường học: trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa), trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa), trường THCS Lý Thường Kiệt (Đống Đa), trường THCS Lý Thái Tổ (Thanh Xuân),...
- Đường phố: phố Đinh Tiên Hoàng, phố Bà Huyện Thanh Quan, phố Phan Đình Phùng, phố Mai Xuân Thưởng, phố Lý Thái Tổ, đường Phan Chu Trinh,...
Trả lời
Ví dụ: Vai trò của ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan cấp tỉnh.
- Quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cho phép thành lập, giải thể, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; cấp, thu hồi giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng phương án đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng,... trong tỉnh, thành phố/huyện, xã.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo