Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa | Chân trời sáng tạo

2.4 K

Với giải Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản và văn hóa ở Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản và văn hóa ở Việt Nam

1. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 

Câu 1 trang 26 Chuyên đề Lịch sử 10Bảo tồn di sản văn hoá là gì?

Trả lời :

- Bảo tồn di sản văn hóa là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó.

Câu 2 trang 26 Chuyên đề Lịch sử 10Theo em, việc phát huy giá trị di sản văn hoá có mâu thuẫn với công tác bảo tồn hay không? Nếu có, em hãy phân tích và nêu quan điểm của cá nhân em về vấn đề này.

Trả lời :

- Việc phát huy giá trị di sản văn hoá không mâu thuẫn với công tác bảo tồn giá trị di sản văn hóa. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không phải là hai mặt đối lập mà là một thể thống nhất, luôn gắn kết chặt chẽ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

+ Bảo tồn di sản thành công thì mới phát huy được các giá trị văn hoá.

+ Ngược lại, phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa cũng là cách để bảo tồn di sản, nâng cao ý thức trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo vệ di sản văn hoá dân tộc.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Câu 1 trang 27 Chuyên đề Lịch sử 10: Theo em, thành tựu của khoa học sẽ hỗ trợ như thế nào cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản? Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời :

- Thành tựu của khoa học sẽ góp phần xác định giá trị của di sản, thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.

- Ví dụ:

+ Thành tựu của sử học, Khảo cổ học góp phần xác định lịch sử hình thành và phát triển của di sản.

+ Các ngành Sinh học, Hóa học góp phần xác định giá trị của di sản, đưa ra các giải pháp bảo tồn di sản (đối với di sản thiên nhiên, di sản văn hóa).

+ Ngành văn hóa học góp phần xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản (đối với di sản văn hóa phi vật thể).

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu 2 trang 27 Chuyên đề Lịch sử 10Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò như thế nào trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá?

Trả lời :

- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là các nghị quyết, nghị định và luật về di sản sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức của cá nhân, tổ chức, cơ quan, đoàn thể,... trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

3. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan 

Câu 1 trang 28 Chuyên đề Lịch sử 10Em hãy cho biết vai trò và trách nhiệm của các nhóm chủ thể liên quan tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

Trả lời :

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cần có sự phối hợp giữa các bên, phát huy được vai trò và trách nhiệm của bốn nhóm chủ thể, bao gồm: nhà quản lí, nhà đầu tư, nhà khoa học và cộng đồng cư dân:

+ Nhà quản lí có vai trò định hướng, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện, đưa các chủ trương, chính sách vào đời sống; tổ chức tuyên truyền giáo dục về di sản qua các kênh khác nhau.

+ Nhà đầu tư tham gia xã hội hoá các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản (phối hợp phục hồi các di sản, tổ chức phát huy giá trị di sản, tôn vinh các nghệ nhân dân gian, giao lưu văn hoá,...).

+ Nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, nhận diện các giá trị của di sản; đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+ Cộng đồng cư dân là chủ sở hữu di sản, tham gia thực hành di sản, cùng chia sẻ lợi ích; có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy tài nguyên văn hoá tại địa phương.

Câu 2 trang 28 Chuyên đề Lịch sử 10Hãy cho ví dụ về vai trò của cộng đồng cư dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Trả lời :

- Ví dụ: Vai trò của cộng đồng cư dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, được thể hiện ở một số hành động:

+ Giữ gìn và bảo tồn các nhạc cụ truyền thống (cồng, chiêng);

+ Thực hành nghi thức hát, múa với cồng chiêng trong các nghi lễ truyền thống;

+ Truyền nhạc cụ và nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng cho qua các thế hệ để luôn duy trì và phát huy loại hình nghệ thuật này,...

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Di sản văn hóa

III. Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá