Giáo án bài Chuyện cổ tích về loài người | Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Cho con” – nhạc: Phạm Trọng Cầu, thơ: Tuấn Dũng; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học: Lí giải được một cách sinh động, dí dỏm về sự ra đời của loài người. Mọi thứ trên đời đều sinh ra vì trẻ em, có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. Học thuộc lòng ba khổ thơ em thích.

- Tìm đọc được bản tin viết về một người dũng cảm, tài năng, sáng tạo,…; viết Nhật ký đọc sách và chia sẻ được với bạn những thông tin đáng chú ý, những điều biết thêm qua hình ảnh hoặc số liệu có trong bản tin.

- Kể lại được “Chuyện cổ tích loài người” bằng lời của em.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh về lời bài hát, video clip bài hát “Cho con” (nếu có).

- Bảng phụ ghi hai khổ thơ cuối.

- Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

- HS mang tới lớp bản tin phù hợp với chủ điểm “Những người tài trí” đã đọc và Nhật kí đọc sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe hoặc đọc lời bài hát.

Giáo án Chuyện cổ tích về loài người lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.103, 104 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài đọc.

Giáo án Chuyện cổ tích về loài người lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Giáo án Chuyện cổ tích về loài người lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 7 – Chuyện cổ tích về loài người.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

ĐỌC: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số dòng thơ.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng vui tươi, hồn nhiên, trong trẻo; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của các sự vật trong bài.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: trụi trần, rõ.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ:

Trời/ sinh ra trước nhất/

Chỉ toàn là/ trẻ con/

Trên trái đất/ trụi trần/

Không dáng cây/ ngọn cỏ.//

Mắt trẻ con/ sáng lắm/

Nhưng/ chưa thấy gì đâu!/

Mặt trời/ mới nhô cao/

Cho trẻ con/ nhìn rõ.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), luyện đọc theo 4 đoạn:

+ Đoạn 1: khổ thơ đầu.

+ Đoạn 2: khổ thơ thứ hai.

+ Đoạn 3: ba khổ thơ tiếp theo.

+ Đoạn 4: hai khổ thơ cuối.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Trụi trần (ý trong bài): chỉ trái đất chưa có gì tồn tại.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.104.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Khổ thơ thứ nhất cho em biết điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khổ thơ thứ nhất cho em biết trẻ em được sinh ra đầu tiên.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Mặt trời nhô cao giúp gì cho trẻ? Vì sao?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mặt trời nhô cao cho trẻ em nhìn rõ mọi thứ, vì khi ấy trái đất vẫn còn tối tăm, không ánh sáng.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Mặt trời được sinh ra đầu tiên để đem lại ánh sáng cho trẻ con.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Tìm những từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ: bế bồng, chăm sóc.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Bố và thầy giáo giúp cho trẻ em những gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Bố dạy bảo cho trẻ em biết chăm ngoan, biết suy nghĩ, biết mở rộng tầm nhìn về cuộc sống xung quanh.

Thầy giáo truyền dạy kiến thức cho trẻ em.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3, 4: Bố mẹ được sinh ra để chăm sóc, dạy bảo trẻ; thầy giáo được sinh ra giúp trẻ học hành, truyền dạy thêm tri thức cho trẻ.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Theo em, vì sao tác giả để trẻ em sinh ra trước nhất?

Vì muốn khẳng định trẻ em luôn đáng yêu đối với bố mẹ và thầy giáo.

Vì muốn khẳng định trẻ em mãi mãi bé bỏng đối với bố mẹ và thầy giáo.

Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.

Vì muốn khẳng định trẻ em luôn nhỏ bé trong mặt bố mẹ và thầy giáo.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Chọn đáp án: Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Lí giải được một cách sinh động, dí dỏm về sự ra đời của loài người. Mọi thứ trên đời đều sinh ra vì trẻ em, có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

+ Ý nghĩa bài đọc: Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS đọc câu hỏi 1.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 4.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 5.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 105, 106)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng phép nhân hóa).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về nhân hóa, các cách nhân hóa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập về nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện biện pháp nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu và hoàn thành BT1.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT1: Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

Trần Đăng Khoa

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

Đoàn Thị Lam Luyến

Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Theo Nguyễn Kiên

a. Mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?

b. Cách gọi ấy có tác dụng gì?

- GV cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, dán kết quả vào bảng nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. tre – chị, mây – nàng, nồi đồng – bác, chổi – bà, gà mái – nàng, chuối mật – bà, ngô bắp – ông, chích chòe – thím, khướu – chú, chào mào – anh, cu gáy – bác.

b. Cách gọi ấy khiến các sự vật trở nên thân thiết, dần gũi, sinh động,…

Hoạt động 2: Tạo nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu của BT2 và hoàn thành BT2.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc đoạn văn:

Hè đến, muôn loài hoa đua nhau nở. Những bông đồng tiền khoe váy áo rực rỡ. Mấy bông hồng nhung ngào ngạt tỏa hương. Vài bông tóc tiên rụt rè mở mắt.

Cẩm Thơ

a. Thay mỗi từ in đậm trong đoạn văn bằng một từ ngữ dùng để gọi người.

b. Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn văn đã thay thế từ ngữ.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhómchia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. chị/ cô đồng tiền, chị/ cô/ nàng hồng nhung, bạn/ bé tóc tiên.

b. Sau khi thay tế từ ngữ, đoạn văn trở nên sinh động, giàu cảm xúc hơn, các sự vật trở nên gần gũi, thú vị hơn.

Hoạt động 3: Viết câu có biện pháp nhân hóa bằng cách sử dụng từ gọi người để gọi vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được các kiến thức đã học về nhân hóa vào bài viết của mình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của BT3:

Viết 3 – 4 câu giới thiệu về đồ dùng học tập có sử dụng từ gọi người để gọi đồ dùng học tập.

- GV yêu cầu HS chia sẻ nội dung sẽ viết trong nhóm đôi, viết 3 – 4 câu vào VBT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc các câu đã viết trước lớp, giới thiệu đồ vật được nhân hóa và từ đã dùng để gọi đồ vật đó. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Hoàn thiện các bài tập còn thiếu trong SHS.

+ Ôn lại các kiến thức đã học về nhân hóa.

+ Đọc trước Tiết 4: Viết SHS tr.106.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

<![if !supportLists]>· <![endif]>Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

<![if !supportLists]>· <![endif]>Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

<![if !supportLists]>· <![endif]>Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Giáo án Viết thư cho người thân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình em.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS làm việc nhóm đôi về câu hỏi: Một bức thư thường gồm những nội dung nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 4 – Viết thư cho người thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành viết thư và nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn viết thư

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được bức thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1: Viết thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình em.

Giáo án Viết thư cho người thân lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV hướng dẫn HS viết thư cho người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình vào VBT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ bài viết trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS nộp bài và xác định yêu cầu của BT2: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn viết thư.

Giáo án Viết thư cho người thân lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV nhận xét chung về bài văn viết thư của lớp về: cấu tạo, lời xưng hô, viết câu, trình bày,…

Hoạt động 2: Bình chọn bài văn viết thư

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ chọn ra được những bức thư hay có giá trị tham khảo.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.

Giáo án Viết thư cho người thân lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV yêu cầu HS chia sẻ bài làm trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Phòng tranh.

- GV tổ chức cho HS bình chọn:

+ Bức thư được trình bày hợp lí

+ Bức thư kể được những điều thú vị

+ Bức thư có cách viết lời chúc dễ thương.

- GV yêu cầu HS trưng bày các bài viết được bình chọn ở Góc Sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt để cả lớp tham khảo và rút kinh nghiệm.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Kể lại “Chuyện cổ tích về loài người” bằng lời của em.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm nhỏ.

- GV tổ chức cuộc thi Người kể chuyện hay nhất để các nhóm tham gia kể.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động, tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Hoàn thiện bức thư gửi cho người thân.

+ Tìm đọc thêm một số bài thơ dành cho thiếu nhi.

+ Chuẩn bị bài đọc Những mùa hoa trên cao nguyên đá SHS tr.107.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời câu hỏi:

Một bức thư thường gồm những nội dung sau đây:

+ Phần đầu thư: Địa điểm và thời gian viết thư, lời xưng hô, lí do viết thư.

+ Phần nội dung: Lời thăm hỏi, lời kể.

+ Phần cuối thư: Tên và chữ kí của người viết thư.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, chỉnh sửa.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS hoạt động nhóm.

- HS bình chọn và giải thích lí do bình chọn.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS hoạt động nhóm.

- HS tham gia hoạt động.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 6: Kì quan đê biển

Giáo án Bài 8: Những mùa hoa trên cao nguyên đá

Giáo án Bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai

Giáo án Bài 2: Cậu bé ham học hỏi

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá