Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Những mùa hoa trên cao nguyên đá sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Những mùa hoa trên cao nguyên đá
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói được về 1 – 2 loài hoa thường nở vào một mùa trong năm; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tả cảnh sắc của những mùa hoa trên cao nguyên. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người kiên cường, chịu thương chịu khó, ngày đêm lao động để mang lại ấm no trên mảnh đất cao nguyên đá xám lạnh lẽo.
- Sưu tầm được tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa; viết được 2 – 3 câu miêu tả khu vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh, ảnh đã sưu tầm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Hình ảnh, đoạn phim về các mùa hoa trên cao nguyên (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn 3.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS thực hiện BT từ câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nói về tên loài hoa, đặc điểm nổi bật, vẻ đẹp của loài hoa đó.
(VD: hoa mai nở vào mùa xuân, những bông hoa vàng rực cả một góc sân; hoa phượng đến hè đỏ rực như những đốm lửa,…) - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát ảnh các mùa hoa trên cao nguyên và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.
- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 8 – Những mùa hoa trên cao nguyên đá. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu tả vẻ đẹp của cảnh. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, chậm rãi; nhấn giọng ở các từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh lao động của người dân vùng núi. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: triền, lưng chừng, trắng muốt. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Rồi những bông hoa/ sẽ thành những bắp ngô chắc hạt,/ vàng óng,/ đem no ấm cho bà con/ trên cả cao nguyên đá.// Triền hoa leo đến lưng chừng núi/ rồi nhòa trong sương chiều,/ tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ/ đang dập dìu bay lượn,/ với những giai điệu múa đẹp nhất/ trong sương chiều đang buông.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “cả cao nguyên đá”. + Đoạn 2: tiếp theo đến “sương chiều đang buông”. + Đoạn 3: còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Cao nguyên: vùng đất rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt. + Khắc nghiệt: khó khăn, gay gắt đến mức khó chịu đựng nổi. + Triền (hoa): dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi, ý trong bài tả hoa mọc khắp hai bên sườn núi. + Lưng chừng: khoảng ở giữa, không ở trên cao cũng không ở dưới thấp. + Dập dìu: đông vui, qua lại không ngớt. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.108. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Mùa hạ, vùng cao nguyện đá có gì đẹp? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mùa hạ đến, cao nguyên phủ một màu xanh: màu xanh của cỏ voi, của ngô che phủ màu đá xám. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá vì hoa ngô sẽ thành những bắp ngô chắc hạt và người dân có thể thu hoạch. - GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Vẻ đẹp của cao nguyện, của hoa ngô nở rộ vào mùa hạ. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những tua hoa ngô được so sánh với những ngón tay đón ánh nắng mặt trời, hoa tam giác mạch được so sánh với nàng tiên bé nhỏ Cách so sánh giúp bài văn trở nên sinh động hơn, các loài hoa có tình cảm và hoạt động như con người, khiến người đọc như lạc vào thế giới cổ tích. - GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Vẻ đẹp của hoa tam giác mạch ở cao nguyên vào mùa thu. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Tìm những hình ảnh đẹp ở cao nguyên đá vào một trong các mùa.
+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hình ảnh đẹp: Mùa thu: triền hoa tam giác mạch trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn, triền hoa leo đến lưng chừng núi rồi nhòa trong sương chiều như muôn ngàn nàng tiên bé nhỏ dập dìu bay lượn. hoa bạc hà tím sẫm bên những triền đá. Mùa đông: hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi. Mùa xuân: hoa mận, hoa lê nở trắng muốt. - GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Vẻ đẹp của những mùa hoa trên cao nguyên đá và vẻ đẹp của con người lao động cần mẫn để mang lại cuộc sống ấm no. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Vì sao nói con người nơi đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo”? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Con người nới đây là “những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo” vì họ cần mẫn, siêng năng lao động trên mảnh nương đầy đá bất chấp thời tiết khắc nghiệt, chính họ mang đến sự sống cho những mảnh đất sỏi đá nơi đây,… + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Tả cảnh sắc của những mùa hoa trên cao nguyên. + Ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người kiên cường, chịu thương chịu khó, ngày đêm lao động để mang lại ấm no trên mảnh đất cao nguyên đá xám lạnh lẽo. |
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS quan sát ảnh. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi. - HS đọc câu hỏi 1. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 2. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 3. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 4. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc câu hỏi 5. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án (Luyện từ và câu) Mở rộng vốn từ Tài trí
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- MRVT theo chủ đề Tài trí
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết xác định và cách đặt câu có từ thuộc chủ đề tài trí).
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe một bài hát về vẻ đẹp của con người. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Mở rộng vốn từ “Tài trí”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được yêu cầu và hoàn thành BT1. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1: Tìm lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A.
- GV cho HS làm bài theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chữa bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tài trí – tài năng và trí tuệ Tài đức – tài năng và đức độ Tài danh – có tài và có tiếng tăm Tài nghệ - có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp Hoạt động 2: Tìm từ chứa tiếng “tài” có nghĩa là “giỏi” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm thêm được một số từ có nghĩa là “giỏi”. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT2: Tìm 2 – 3 từ chứa tiếng tài có nghĩa là giỏi. - GV cho HS thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu. Mỗi HS viết từ vào giấy, sau đó nhóm trưởng tổng hợp lại các từ tìm được. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. (Gợi ý: tài giỏi, tài hoa, tài tình, tài năng, tài ba,…) Hoạt động 3: Thay từ ngữ phù hợp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu nghĩa của các từ đã cho vàchọn được từ thích hợp để thay thế. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3 và đọc đoạn văn.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để lựa chọn từ ngữ phù hợp. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. tài năng – khả năng – năng khiếu – năng lực – giỏi – nhanh trí – sức mạnh. Hoạt động 4: Viết đoạn văn nói về tài năng của một nhân vật em đã học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được đoạn văn nói về tài năng của một nhân vật đã học. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT4: Viết đoạn văn (từ 4 – 5 câu) nói về tài năng của một nhân vật đã học và quan sát hình ảnh gợi ý.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ những đièu đã biết về một nhân vật đã học: Mạc Đĩnh Chi, Niu-tơn, Yết Kiêu, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da,… - GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Tìm đọc thêm một số câu chuyện về trí tuệ và tài năng của con người. + Đặt câu có sử dụng các đã tìm được ở bài tập 2. + Đọc trước Tiết 3: Viết SHS tr.110. |
- Cả lớp cùng lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS hoạt động nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT3. - HS hoạt động nhóm. - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT4. - HS hoạt động nhóm đôi. - HS viết đoạn văn. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Viết thư cho bạn bè
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Viết thư điện tử cho bạn bè.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi về các câu hỏi sau: + Em thường viết thư cho bạn bè vào dịp nào? + Bức thư của em thường có những nội dung nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. Gợi ý: + Hỏi thăm tình hình của bạn, gia đình bạn sau một thời gian dài không liên lạc; chúc mừng sinh nhật bạn; chúc mừng năm mới,… + Thường có lời thăm hỏi, lời chúc,… - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Viết thư cho bạn bè. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Viết thư điện tử cho một người bạn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nhớ lại cấu trúc của thư điện tử. - Viết được thư điện tử cho một người bạn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các gợi ý, nhớ lại cấu trúc của thử điện tử.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi về nội dung sẽ viết. - GV yêu cầu HS viết thư vào VBT. - GV yêu cầu HS nộp bài và xác định yêu cầu của BT2.
- GV nhận xét chung về bài văn viết thư của lớp về: cấu tạo, lời xưng hô, lời thăm hỏi, chính tả. Hoạt động 2: Chia sẻ trong nhóm a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ bài viết trong nhóm, đồng thời tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho bài làm của mình từ bài của bạn. b. Cách tiến hành - GV cho HS làm việc nhóm 4, chia sẻ bài viết, tham khảo và nhận xét bài làm của nhau. - GV hướng dẫn HS rút kinh nghiệm từ phần nhận xét của bạn và điều chỉnh, hoàn thiện bài viết. - GV mời đại diện 1 – 2 HSchia sẻbài làm trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: + Sưu tầm tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa. + Viết 2 – 3 câu miêu tả khu vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh đã sưu tầm. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa đã chuẩn bị. Các HS khác bổ sung (nếu có). - GV hướng dẫn HS viết 2 – 3 câu miêu tả vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh, ảnh đã sưu tầm. - GV mời đại diện 1 – 2 đọc câu đã viết trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, tổng kết bài học và chủ điểm. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thiện bức thư gửi cho một người bạn. + Tìm đọc thêm một số bài đọc về chủ điểm “Những người tài trí”. + Chuẩn bị bài đọc Ở Vương quốc Tương Lai SHS tr.111. |
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS xác định yêu cầu của BT1. - HS hoạt động nhóm. - HS thực hiện yêu cầu. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS hoạt động nhóm. - HS hoàn thiện bài. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ trước lớp. - HS viết theo yêu cầu. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 8: Những mùa hoa trên cao nguyên đá.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người
Giáo án Bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai
Giáo án Bài 2: Cậu bé ham học hỏi
Giáo án Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc