Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 Ngữ Văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024
I. TRI THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ Văn nghị luận
a. Khái niệm
Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
b. Đặc điểm
Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:
- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Ý kiến lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
2/ Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
a/ Về cấu trúc và đặc điểm hình thức
- Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Ví dụ: Cách đọc sách hiệu quả…).
Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.
Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.
Một số văn bản có thể có thêm phần giải thích sự cần thiết của mỗi bước thực hiện
- Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,...), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,...) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,...) để giới thiệu trình tự thực hiện; từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan; sử dụng câu chứa nhiều động từ, cầu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chi dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ xưng hô ngôi thứ hai (ví dụ. bạn,..) để chỉ người đọc.
Văn bản thông tin cỏ thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động); theo quan hệ nhân qủa (trình bày thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân quả bằng một số từ ngữ như: lí do (của)..., nguyên nhân (của)..., vì, nên, do đó,...)', theo mức độ quan trọng của thông tin (thông tin chính được ưu tiên trình bày trước hoặc được làm nổi bật bằng cách in đậm, tô màu, gạch dưới hoặc lặp đi lặp lại,...).
Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin. Trong văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, người viết thường chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi qua việc hình bày thứ tự các bước
3/ Truyện khoa học viễn tưởng
- Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:
- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh,…
- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.
- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.
– Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,…).
- Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật,
người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.
– Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,…
II. TRI THỨC TIẾNG VIỆT
1/ Liên kết trong văn bản
a. Đặc điểm và chức năng
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở lên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
- Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:
+ Nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết phù hợp.
b. Một số phép liên kết thường dùng
+ Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước
+ Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
2. Nói giảm nói tránh
- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Cô ấy trông thật xấu xí -> Cô ấy trông không được xinh lắm
- Đặt câu có sử dụng phép nói giảm, nói tránh
3. Đặc điểm và chức năng của số từ
- Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.
- Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Số từ chỉ số lượng bao gồm: Số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba, bốn,…), số từ chỉ số lượng ước chừng (vài, mươi, dăm,…).
- Khi biểu thị số thứ tự của danh từ, số từ thường đứng sau danh từ (thứ hai, thứ ba,…).
+ Vd1: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- (Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)
- +Vd2: Đã dậy chưa hả trầu
- Tao hái vài lá nhé
- Cho bà và cho mẹ
- Đừng lụi đi trầu ơi
-
(Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)
4. Các cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ
- Biến CN, VN và TN trong câu từ 1 từ thành 1 cụm từ.
- Biến CN, VN và TN trong câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ phức tạp có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
2. Tác dụng
- Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ: làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.
II/ TẠO LẬP VĂN BẢN
1/ Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
* Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
*Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận
- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến
*Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng kiến của người viết về vấn đề ấy
Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, đưa ra được bằng chứng đa dạng cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện
Kết bài: khẳng định lại kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
2/ Văn bản tường trình
a. Khái niệm
-Tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây ra hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại (nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc.
b. Yêu cầu đối với kiểu văn bản
* Về hình thức, bố cục cần có:
Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, thời gian viết.
+ Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình
+ Người (cơ quan) nhận bản tường trình
+ Thông tin người viết tường trình
Phần nội dung tường trình:
+ Thời gian và đại điểm xảy ra sự việc
+ Tên cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng (nếu có)
+ Trình tự, diễn biến sự việc: Nguyên nhân- hậu quả/mức độ thiệt hại (nếu có)
+ Người chịu trách nhiệm (nếu có) và xác định rõ trách nhiệm của người viết.
Phần kết thúc:
Lời đề nghị, lới cam đoan/lời hứa, chữ ký và tên người viết tường trình.
· Về nội dung, văn bản cần bảo đảm những yêu cầu sau:
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, …..
+ Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.
+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra: người viết trực tiếp tham gia/ người viết chỉ chứng kiến sự việc…
ĐỀ ĐỌC HIỂU THAM KHẢO
ĐỀ 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mỗi chúng ta đều giống một đoá hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông hoa nở sớm và những bông nở muộn, có những đoá hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đoá hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.
[…]
Hãy bung nở đoá hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang,
Vũ Thuỳ Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3. Xác định các số từ và nói rõ chức năng của số từ trong đoạn trích
Câu 4. Chỉ ra các phép liên kết và từ ngữ thực hiện phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích
Câu 5. Trong đoạn trích, người viết so sánh ta giống hình ảnh nào?
Câu 6. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”.
Câu 7. Nhận xét về cách trình bày đoạn của tác giả trong đoạn trích trên.
Câu 8. Qua nội dung của đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 9. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: "Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa" không? Vì sao?
Đọc ngữ liệu sau:
MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Tác giả: Đặng Hiển.
(Trích Hồ trong mây)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong bài thơ trên có mấy số từ?
Câu 3. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về?
Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì?
Câu 5. Chủ đề của bài thơ này là gì?
Câu 6 Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ?
Câu 7. Chỉ ra câu thơ có hình ảnh so sánh
Câu 8 Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối.
Câu 9. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ.
ĐỀ 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chuyến đi trên đoàn tàu tốc hành
tuyến đường sắt Thái Bình Dương diễn ra như thế nào?
[…] Sau bữa ăn trưa, ông Phoóc (Fogg), bà A-âu-đa (Aouda) và các bạn bè của họ lại về chỗ ngồi trong toa tàu. Phi-li-át Phoóc (Phileas Fogg), người thiếu phụ, Phích (Fix) và Vạn Năng ngồi nhàn nhã ngắm cảnh vật thay đổi diễu qua trước mắt mình – những đồng cỏ rộng, những ngọn núi in hình phía chân trời, những vũng nước cuộn sóng bạc đầu. Có khi một đàn bò tót rất đông, tụ tập từ xa, hiện ra như một cái đê di động. Những đội quân di động trùng trùng điệp diệp ấy nhiều khi thành vật chướng ngại mà con tàu không vượt nổi. Người ta từng thấy hàng nghìn con vật ấy chen chúc nhau diễu đi hết giờ này qua giờ khác băng qua đường sắt. Khi đó cái đầu tàu bắt buộc phải dừng lại và đợi cho đến khi con đường sắt được giải tỏa.
Đó chính là điều xảy ra lần này. Vào khoảng ba giờ chiều một đàn từ mười nghìn đến mười hai nghìn con chắn ngang đường ray. Con tàu, sau khi đã giảm bớt tốc độ, cố thử thúc cái “đinh thúc ngựa” của nó vào sườn đội quân lớn mênh mông. nhưng nó phải dừng lại trước cái khối đặc không xuyên qua được ấy.
Người ta thấy những con vật nhai lại này – những “con trâu”, như người Mỹ vẫn gọi sai đi – thủng thẳng bước đi như thế, thỉnh thoảng rống lên những tiếng ghê gớm. Chúng có một thân hình lớn hơn những con bò mộng châu Âu, chân và đuôi ngắn, vai u lên thành một cái bướu thịt, sừng roãng ra, đầu, cổ và vai phủ một cái bờm dài. Không nên nghĩ đến việc chặn cuộc di cư này lại. Khi những con bò tót đã chọn một hướng đi, không gì ngăn chặn hoặc thay đổi được cuộc diễu hành của chúng. Đó là một dòng thác thịt sống mà không một cái đê nào có thể cản được.
Hành khách đứng tản mác trên các hiên đầu toa, ngắm nhìn cái cảnh kỳ lạ này. Nhưng con người đáng lẽ phải vội hơn ai hết là Phi-li-át Phoóc thì vẫn ngồi nguyên tại chỗ và chờ đợi như một nhà triết học những con trâu ấy vui lòng nhường đường cho ông. Vạn Năng giận điên lên vì sự chậm trễ do khối quần tụ súc vật này gây ra. Anh hẳn muốn bắn sả vào chúng bằng cả cái kho súng lục của anh. […]
Người thợ máy không cố lật đổ vật chướng ngại, và anh ta làm thế là khôn ngoan.
Chắc hẳn anh ta có thể nghiền nát những con trâu đầu tiên bị cái “đinh thúc ngựa” của đầu tàu đánh ngã, nhưng dù con tàu có khoẻ đến đâu chẳng mấy chốc cũng sẽ bị chặn lại, không tránh khỏi trật bánh và lâm nạn.
Vậy thời tốt hơn hết là kiên tâm chờ đợi, rồi sau sẽ gỡ lại thời gian đã mất bằng cách tăng tốc nhanh tốc độ con tàu. Cuộc diễu hành của đàn bò tót kéo dài ba giờ đằng đẵng, và con đường sắt chỉ được giải phóng vào chập tối. Lúc này, những hàng cuối cùng của đàn bò vượt qua đường ray, trong khi những hàng đầu đã mất hút dưới đường chân trời phương nam.”.
(Giuyn Vec-nơ, 80 ngày vòng quanh thế giới,
Duy Lập dịch và giới thiệu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002)
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào? Dấu hiệu nhận biết thể loại văn bản em vừa xác định
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 3: Cuộc diễu hành của đàn gia súc trong văn bản trên kéo dài trong bao lâu?
Câu 4: Câu nào sau đây miêu tả cụ thể hình ảnh của những con bò tót trong văn bản trên?
Câu 5: Sự tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào?
Câu 6: Văn bản trên có chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên không?
Câu 7: Vì sao người thợ máy được coi là khôn ngoan khi không nghiền nát đàn bò?
Câu 8: Xác định số từ và chức năng của số từ trong văn bản trên?
Câu 9. Xác định trạng ngữ trong đoạn văn cuối cùng của văn bản.”
Đề 4
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
LÒ CÒ Ô
a. Mục đích:
- Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ... cho người chơi…
b. Chuẩn bị:
- Số lượng người chơi từ 3-5 em, nếu đông chia thành nhiều nhóm.
- Địa điểm chơi là sân trường, sân nhà… sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát.
c. Hướng dẫn cách chơi:
Người chơi đứng vào vạch đi “cái” (ném “miếng cái” vào ô có hình vẽ hoa thị), “cái” của ai gần hoa thị nhất là được đi trước, có thể dùng gang tay hoặc đoạn que làm thước đo cho chính xác. Nếu có 2-3 “cái” cùng chạm “vòng tiêu điểm” thì phải tính cụ thể từ điểm tâm O để phân hơn thua, hoặc nếu không xác định được rõ ràng thì những người có “cái” như thế phải đi lại.
Sau khi phân định thứ tự xong, người chơi thực hiện các động tác chơi chủ yếu như sau:
Đối với kiểu ô chơi hình chữ nhật:
+ Đầu tiên, người chơi thảy “miếng cái” vào ô 1 sao cho “cái” không được chạm vào các vạch bốn bên là được, rồi nhảy lò cò lần lượt từ ô số 10 đến hết ô số 6 thì nghỉ bằng cả hai chân, rồi lại lò cò tiếp đến ô số 1 tìm cách lấy bàn chân đang lò cò nhảy lên đánh bạt “miếng cái” thẳng ra ngoài vạch đứng ném “cái”, xong rồi nhảy lò cò ra. Nếu không đẩy được miếng cái ra khỏi ô hoặc nhảy sang ô khác hoặc nằm trên vạch hoặc người chơi mất thăng bằng mà ngã (có tay hoặc chân đang chạm đất hoặc dẫm vạch) làm mất lượt chơi.
Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.
+ Thực hiện các động tác tương tự như trên với các ô số 2, 3, 4…đến 10 kể cả ô vòng bán nguyệt trên đầu ô số 5 và 6.
+ Đi hết ô số 10 thì được tậu ruộng: Muốn tậu ruộng, phải đứng ở chỗ có hoa thị mà không được giẫm vạch, quay lưng lại các ô, tay cầm “miếng cái” ném qua đầu để “miếng cái” rơi xuống ô nào mà không chạm các vạch trong ô thì được lấy ô đó làm ruộng, được đánh dấu X hoặc gạch vẽ gì tùy ý. Nếu ném cái cái ra ngoài các ô chơi thì mất lượt chơi lần ấy, nếu miếng cái chạm vạch thì vẫn được đi lại lần sau trong ván chơi.
Ruộng của ai thì người chơi ấy được nghỉ chân, khi lò cò qua đó. Nếu lần thứ hai được tậu ruộng, người chơi sẽ cố tình ném “miếng cái” sao cho vào được ô gần với ô ruộng cũ để mỗi khi lò cò qua đó chủ ruộng được nghỉ liên tiếp và lâu hơn. Còn ruộng của người khác, khi đi qua phải lò cò cắt qua mà không được ngã hoặc giẫm vạch, hoặc nếu muốn nghỉ ngơi thì phải xin phép chủ ruộng hoặc phải nộp cống chủ ruộng bằng một cái búng tai (sau nhiều lần xin nghỉ chủ ruộng sẽ tính rồi búng luôn một lần).
Đối với kiểu ô chơi có hình tròn xen kẽ:
+ Cách này với phù hợp với người chơi nhỏ tuổi, vì chỉ phải lò cò ở các ô tròn và được để hai chân ở ô hình chữ nhật. Đến ô số 8 và ô số 9 thì nhảy quay người lại, đổi chân đứng so với chân trước đó.
+ Khi tậu ruộng có thể đứng trên các ô số 8 và ô số 9 hoặc ở chỗ có hoa thị tùy theo thỏa thuận trước khi chơi.
d. Luật chơi:
- Nếu người chơi thảy “miếng cái” mà trúng vào vạch trong các ô hoặc đang đẩy “miếng cái” trúng vạch hoặc nhảy sang ô khác là mất lượt chơi.
- Khi đang nhặt “miếng cái” hoặc tìm cách đẩy “miếng cái” ra ngoài ở bất cứ ô nào người chơi đều phải trong tư thế lò cò, chân đứng chân co. Nếu thả chân đang co xuống đất, chống tay xuống đất, bò ra đất, mất thằng bằng ngã xuống đất hoặc chạm vạch… là mất lượt chơi…
(In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lò cò ô” thuộc kiểu văn bản nào? Dấu hiệu nhận biết loại văn bản em vừa xác định.
Câu 2: Văn bản “Lò cò ô” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?
Câu 3: Văn bản hướng dẫn bao nhiêu cách chơi lò cò ô khác nhau?
Câu 4: Mục đích của trò chơi lò cò ô là gì?
Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?
Câu 6: Cụm từ “tậu ruộng” được sử dụng trong văn bản nên được hiểu như thế nào?
Câu 7: Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn?
“Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.”
Câu 8 Theo em, trò chơi dân gian ngày nay có còn quan trọng đối với trẻ em hay không? Vì sao?
Câu 9: Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ.
ĐỀ LÀM VĂN
Đề 1: Em hãy viết bài văn bàn về hiện tượng nghiện game của học sinh hiện nay.
Đề 2: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”
Đề 3: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ :”Uống nước nhớ nguồn”
Đề 4: Viết văn bản tường trình về việc đánh nhau (đi học muộn, mất xe đạp, làm hỏng bàn ghế…)
GỢI Ý SOẠN ĐỀ CƯƠNG
Đề 1
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận
Câu 2. Câu chủ đề của đoạn trích
Mỗi chúng ta đều giống một đoá hoa.
Câu 3. Số từ: một …
Câu 4. Phép liên kết: phép lặp: bông hoa, đóa hoa
Câu 5. Trong đoạn văn, người viết so sánh ta với hình ảnh: bông hoa, đóa hoa
Câu 6. Ý nghĩa của câu: “Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”.
Dù sinh ra trong hoàn cảnh nào cũng hãy sống hết lòng,nhiệt huyết.
Câu 7. Cách trình bày đoạn văn của tác giả
Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể. sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 8. Qua nội dung của đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Hãy sống một cách đầy nhiệt huyết và có trách nhiệm với bản than, gia đình và xã hội, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Câu 9. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: "Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa" không? Vì sao?
ĐỀ 2
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
|
Thơ năm chữ
|
Câu 2 Trong bài thơ trên có mấy số từ?
|
Ba số từ: |
|
|
Câu 3. Câu thơ nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về
Bầu trời xanh trở lại
Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là:
Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ.
Câu 5. Chủ đề của bài thơ này là:
Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình.
Câu 6. Bài thơ ca ngợi:
Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ.
Câu 7. Câu thơ có hình ảnh so sánh
Mẹ về như nắng mới.
Câu 8. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối.
Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niềm vui, niềm hạnh phúc.
Câu 9. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ.
Lòng biết ơn người mẹ đã hi sinh cho gia đình; biết đoàn kết giúp đỡ anh chị em khi gia đình gặp khó khăn.
ĐỀ 3
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
Dấu hiệu nhận biết thể loại:dựa vào đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng để nhận biết, chỉ cần nêu hai dấu hiệu
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là:
Kể lại việc đoàn tàu bị hàng chục nghìn con bò tót chặn lại.
Câu 3. Cuộc diễu hành của đàn gia súc trong văn bản trên kéo dài 3 tiếng
Từ 3 giờ chiều đến 6 giờ chiều
Câu 4 Câu nào sau đây miêu tả cụ thể hình ảnh của những con bò tót trong văn bản trên?
A. Những con vật nhai lại này thỉnh thoảng rống lên những tiếng ghê gớm.
Câu 5. Sự tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh:
Cảnh bò tót diễu hành như một dòng thác thịt sống
Câu 6 Văn bản trên không chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên
Câu 7. Người thợ máy được coi là khôn ngoan khi không nghiền nát đàn bò:
Vì dù con tài có khỏe đến đâu cũng sẽ bị chặn lại, trật bánh và lâm nạn.
Câu 8. Số từ
ba, một, mười nghìn , mười hai nghìn ...
Câu 9. Trạng ngữ: Lúc này
ĐỀ 4
Câu 1:Văn bản “Lò cò ô” thuộc loại văn bản:
Văn bản thông tin
Câu 2: Văn bản “Lò cò ô” cung cấp được những thông tin cơ bản:
Mục đích; chuẩn bị; hướng dẫn cách chơi; luật chơi
Câu 3: Văn bản hướng dẫn hai cách chơi lò cò ô khác nhau
Câu 4: Mục đích của trò chơi lò cò ô:
Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận…
Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai:
Theo trật tự thời gian
Câu 6: Cụm từ “tậu ruộng” được sử dụng trong văn bản nên được hiểu:
Giành được phần thưởng trong lượt chơi
Câu 7: Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn
“Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.”
Câu 8: Theo em, trò chơi dân gian ngày nay có còn quan trọng đối với trẻ em hay không? Vì sao?
Câu 9: Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ.
+ Giúp rèn luyện thể chất
+ Tăng tình đoàn kết,
+ Rèn luyện kỹ năng sống.
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo sân chơi lành mạnh …
ĐỀ LÀM VĂN
ĐỀ 1
MỞ BÀI:
Dẫn dắt vào vấn đề, nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận: hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay.
Ý KIẾN1 :
Nghiện game là lạm dụng quá mức, sử dụng vô tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, học hành mà sa đọa trong thế giới hư ảo.
LÍ LẼ:
Lí lẽ 1: Chơi game quá nhiều khiến học sinh bị xao nhãng việc học tập, ảnh hưởng đến sức khỏe
+ Nhiều học sinh, sinh viên dành phần lớn thời gian mỗi ngày cho việc chơi game. nhiều bạn mải chơi game đến quên ăn, quên ngủ, không có thời gian để học bài , kết quả học tập sa sút
+ Sức khỏe giảm sút
+ Tốn kém về tiền của.
Dẫn chứng:
+ Nhiều bạn học sinh còn mặc cả đồng phục chứng tỏ các bạn đã nói dối cha mẹ đi học hoặc cúp tiết để đi chơi game…
+ Mệt mỏi khi đến lớp.(ngủ gật, không học và làm bài ở nhà …)
Lí lẽ 2:Các game bạo lực khiến học sinh bị ảnh hưởng, gây nên những biến đổi, méo mó về tâm lí và hành động dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội
Dẫn chứng:
+ Thu mình lại, không có sự giao lưu với mọi người xung quanh kể cả những người thân trong gia đình.
+ Bắt chước các hành động bạo lực sa vào tệ nạn xã hội ( đua xe, nghiện ma túy, giết người)
Ý KIẾN 2: Gia đình và nhà trường cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời đối với những học sinh nghiện game
Lí lẽ 1: các bạn dễ bị lôi kéo vào thế giới game là do trò chơi ngày càng đa dạng, cha mẹ chưa quan tâm, áp lực học tâp,….
Dẫn chứng:
Lí lẽ 2: Để khắc phục tình trạng này mỗi học sinh nên sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí, chọn cách giải trí lành mạnh: cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường kiểm soát chặt chẽ giờ giấc học tập của học sinh…
Dẫn chứng:
Bổ sung ý kiến để cách nhìn vấn đề thêm toàn diện: có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên,là một vấn đề nóng cần được giải quyết trong xã hội của chúng ta..
KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến của mình.
Đề xuất những giải pháp.
ĐỀ 2: THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
Mẫu: Thành công là thứ con người luôn muốn đạt được, nó có sức hấp dẫn với mỗi người. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã. Nói về mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên dạy: "Thất bại là mẹ thành công"
II. Thân bài:
1. Giải thích :
"Thất bại" là khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn.
"Thành công" là khái niệm trái với thất bại, ở đây được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả mình mong muốn hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao.
Câu tục ngữ khẳng định: thất bại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công
2. Ý kiến :
Trong thực tế không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại.
Lí lẽ 1: Thất bại là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã, thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp .
Dẫn chứng:
Nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải qua thất bại đó sau đó thành công.
Tiến sĩ Lương Đình Của để tạo một giống lúa mới có năng suất cao cho bà con nông dân, ông đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân.
Edison- nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Ý kiến 2: Không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công
Lí lẽ 1: Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí, cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, nếu thiếu tư duy, nhẫn nại thì cũng khó thành công
Lí lẽ 2: Nhưng dù có ý chí mà nôn nóng, liều lĩnh thì cũng khó có thành công. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người.
3. Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để cách nhìn vấn đề thêm toàn diện
- Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống
- " Thất bại là mẹ thành công" song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng...
Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả.
Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta biết đứng dậy sau khi ngã: "Mỗi lần ngã là một lần bớt dại"
III. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, đề xuất, bài học nhận thức
ĐỀ 3
1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
Nghĩa đen:
· “Uống nước”: uống, hưởng dòng nước mát.
· “Nguồn”: nơi khởi đầu của dòng nước.
=> “Uống nước nhớ nguồn”: Khi được uống, hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.
- Nghĩa bóng:
· “Uống nước”: hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra.
· “Nhớ nguồn”: Nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.
=> “Uống nước nhớ nguồn”: Con người cần biết ơn, ghi nhớ những người đã giúp đỡ hoặc tạo ra thành quả để mình được hưởng.
b Nêu ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề
*Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc, không do sức lao động của con người tạo nên
- Trong gia đình, cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người, tạo ra của cải vật chất nuôi ta
- Trong nhà trường: Các thầy cô giáo dạy ta tri thức
- Ngoài xã hội: các thành quả có được đều do lớp người đi trước tạo nên, hi sinh cả xương máu
->Lòng biết ơn là một đức tính tốt đẹp, nền tảng đạo đức con người trong xã hội.
- Dẫn chứng: Những người lính hi sinh, thương binh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, bác nông dân làm ra hạt gạo…
*Mỗi chúng ta cần phải sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
-Luôn tự hào về truyền thống dân tộc, có lòng tự tôn dân tộc
-Ra sức bảo vệ, học tập, lao động đóng góp cho quê hương
Trong gia đình: Luôn nghe lời ông bà, cha mẹ, cố gắng học tập tốt
Dẫn chứng:
c/ Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến
-Vẫn còn những người đánh mất đạo lý này
-Dẫn chứng: Con giết cha, một số tổ chức phản động…
Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.
3. Kết bài
· Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
· Đề xuất, giải pháp, bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ