Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 Ngữ Văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024

A. TIẾNG VIỆT

  I. Nêu khái niệm Thành ngữ . Cho ví dụ minh họa

 II. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ: SO SÁNH, NHÂN HÓA, ĐIỆP NGỮ, ẨN DỤ

1. Thế nào là  So sánh? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là  Nhân hóa? Cho ví dụ minh họa.

3. Thế nào là  Điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.

 4. Thế nào là  Ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

5. Thế nào là  Hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.

6. Thế nào là Nói quá, tác dụng. Cho ví dụ minh họa

III. Dấu câu

 Nêu công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ minh họa.

 IV. Mạch lạc và Liên kết trong văn bản

a. Nêu khái niệm Mạch lạc. Nêu khái niệm Liên kết.

b. Kể tên một số phép liên kết thường dùng

V. Thuật ngữ:  Đặc điểm và chức năng của thuật ngữ? Cho ví dụ minh họa.

VI. Cước chú và tài liệu tham khảo

1. Thế nào là Cước chú? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là tài liệu tham khảo? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa

VII. Từ Hán Việt

1. Thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ minh họa

2. Cách xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt?

B/ TẬP LÀM VĂN

I. Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

2. Dàn bài

-Mở bài : + Giới thiệu đôi nét về nhân vật

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:+Kể lại diễn biến sự việc. Lưu ý sử dụng các yếu tố miêu tả

-Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bàiNêu suy nghĩ và ấn tượng  của người viết về sự việc.

II. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý‎ kiến đáng quan tâm  về vấn đề đó.

b. Thân bài:

-Trình bày thực chất ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

-Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

+Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)….

c. Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

III. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý‎ kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

b. Thân bài:

-Ý 1 trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

-Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng)

-Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng)

c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

IV. Phân tích một nhân vật văn học yêu thích

1. MB: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

2. TB:

-Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

- Nhứng đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

-Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

3. KB: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

ĐỀ VĂN VẬN DỤNG

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Sách là người bạn tốt của con người. Hãy viết bài văn thể hiện sự đồng tình của em với ý kiến trên.

Đề 2: Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của máy tính, máy photo,… nên học sinh đến lớp không cần ghi chép bài vào vở.

Đề 3: Trong thời đại công nghệ này, không cần phải viết chữ đẹp

              ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM

Môn: Ngữ văn lớp 7

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.)

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“ Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.

(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh thiếu niên những kĩ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, biết khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu, cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân”.

(Theo http:/tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018)

 

 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản thông tin                                        B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản tự sự, miêu tả                                 D. Văn bản thuyết minh

Câu 2. Mở đầu đoạn trích người viết nêu lên thực trạng gì?

             A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm                                    

B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động.

C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng

D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp..

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?

A. Vô cảm là lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.

B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có).

C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong long và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức.

D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan

Câu 4. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo em đó là trách nhiệm của ai?

A. Trách nhiệm của gia đình.              B. Trách nhiệm của nhà trường.

C. Trách nhiệm của xã hội.                  D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội.

Câu 5: Theo em, khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn sẽ tác động như thế nào đến giới trẻ?

A. Sẽ là tấm gương cho giới trẻ noi theo.

B. Sẽ khiến cho giới trẻ ngưỡng mộ.

C. Sẽ khiến cho giới trẻ có lối sống đẹp.

D. Sẽ khiến giới trẻ sống có trách nhiệm.

Câu 6. Theo em, khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?

A. Kinh tế sẽ phát triển vững mạnh.

B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị.

C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa, nhân văn.

D. Môi trường lành mạnh, trong sáng.

Câu 7 . Nội dung chính mà đoạn trích muốn thể hiện là gì?

A. Đoạn trích nêu lên thực trạng vể hiện tượng vô cảm ở giới trẻ hiện nay.

B. Đoạn trích nêu lên vấn đề về thói vô cảm ở giới trẻ hiện nay.

C. Đoạn trích nêu lên thực trạng về thói vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng đó..

D. Đoạn trích nêu vấn đề vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng.

Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng các phép liên kết trong đoạn trích trên là:

A. Tạo tính mạch lạc và liên kết trong các câu văn trong đoạn văn.

B. Thể hiện rõ liên kết về mặt chủ đề của đoạn văn.

C. Tạo sự liên kết logic về mặt nội dung cho đoạn văn.

D. Tạo sự mạch lạc hoặc liên kết về mặt hình thức cho đoạn văn.

Câu 9. Từ bài viết em thấy rằng xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào?

Câu 10. Theo em học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đầy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ (nêu ít nhất hai biện pháp/ việc làm).

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết một bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co.

Đánh giá

0

0 đánh giá