Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024

558

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 Ngữ Văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024

I. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 Văn 7

1. Nghị luận xã hội

- Khái niệm: Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người

- Đặc điểm:

  • Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận
  • Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận
  • Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

2. Tục ngữ

- Khái niệm: là một trong những thể loại sáng tác dân gian

- Công dụng: thường được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm

- Đặc điểm nội dung: thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội

- Đặc điểm hình thức:

  • Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)
  • Có nhịp điệu, hình ảnh
  • Hầu hết đều có vần, và thường là: vần lưng (vần sát), vần cách
  • Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
  • Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội

3. Thành ngữ

- Khái niệm: là một tập hợp từ cố định, có nghĩa được xác định bằng nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm (chứ không phải là phép cộng đơn giản từ nghĩa của các từ)

- Công dụng: thành ngữ khi được sử dụng trong giao tiếp (nói hoặc viết) làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc

- Đặc điểm: thành ngữ có thể làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ nhưng không thể là một câu trọn vẹn

4. Liên kết trong văn bản

- Khái niệm: liên kết là một trong những tính chất trong của văn bản, có tác dụng làm văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức

- Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết

  • Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
  • Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp

- Một số phép liên kết thường dùng:

  • Phép lặp (lặp lại ở câu đằng sau từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép thế (sử dụng ở câu sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép nối (sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước)
  • Phép liên tưởng (sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước)

5. Nói quá

- Khái niệm: nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt:

6. Nói giảm nói tránh

- Khái niệm: nói giảm nói tránh là biện pháp dùng các diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại văn bản nào? (NB)

A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản thuyết minh

Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra mấy ý kiến để nêu lên giá trị của thời gian? (NB)

A. 7
B. 6
C. 5
D. 4

Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn đề đời sống? (NB)

A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết
B. Người viết thể hiện rõ ý kiến dối với vấn đề cần bàn bạc
C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể
D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào? (TH)

“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”

A. Phép thế
B. Phép lặp
C. Phép liên tưởng
D. Phép nối

Câu 5: “Bữa đực, bữa cái” trong văn bản có nghĩa là? (TH)

A. Bữa học bữa nghỉ
B. Học tập chăm chỉ,
C. Kiên trì trong học tập
D. Chịu khó học tập

Câu 6: Nội dung chính trong văn bản trên là gì? (TH)

A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người
B. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.
D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất

Câu 7: Xác định phép lập luận trong văn bản trên. (TH)

A. Phép lập luận chứng minh, giải thích
B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ
C. Phép liệt kê và đưa số liệu
D. Phép lập luận phân tích và chứng minh

Câu 8: Ý nào đúng khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản trên? (TH)

A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.
B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng
C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

Câu 9: Em tâm đắc thông điệp nào nhất? Vì sao? (Vận dụng)

Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? (Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

D

0,5

8

C

0,5

 

9

Học sinh có thể chọn và lý giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc và phải lý luận sao cho có tính thuyết phục.

1,0

 

10

HS nêu được ít nhất 02 bài học rút ra được là về việc sử dụng thời gian:

Gợi ý:

- Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí, có kế hoạch cho từng việc.

- Không nên lãng phí thời gian vì thời gian đã qua thì không thể lấy lại được.

1,0

II

 

VIẾT

4,0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

0,25

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

 

 

- Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

- Triển khai các vấn đề nghị luận

- Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, bài học…

- Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động.

2.5

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

 

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

0,5

 

Đánh giá

0

0 đánh giá