Giáo án Ở vương quốc tương lai | Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 29: Ở vương quốc tương lai sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 29: Ở vương quốc tương lai

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và diễn cảm văn bản kịch Ở Vương quốc Tương Lai. Biết đọc ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Biết đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, thán phục hoặc thái độ tự tin, tự hào phù hợp với mỗi nhân vật.

- Nhận biết được đặc điểm của các nhân vật trong vở kịch (thể hiện qua hành động, lời nói ).

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua vở kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Ở đó, trẻ em là những nhà phát minh sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

- Biết tìm đọc thêm các bài văn miêu tả con vật, trao đổi với người thân về đặc điểm con vật trong bài văn của mình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng ước mơ, niềm đam mê, trí tưởng tượng phong phú đồng thời trân trọng, tôn trọng ước mơ của mọi người.

II. ĐỒ DÙNG BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Video vở kịch hoặc kịch bản vở kịch Con chim xanh.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, mô hình sáng chế độc đáo các em thấy có ích hoặc do các em tự làm phục vụ cho cuộc sống trong tương lai.

- Tranh ảnh, tư liệu về vở kịch Con chim xanh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Bốn màu mơ ước.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo mơ ước của bạn nhỏ, khung cảnh mỗi mùa hiện ra có gì đẹp? Em thích khung cảnh nào nhất? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án:

Mùa xuân hiện ra với không gian đầy nắng và rộn rã tiếng cười.

Mùa hè hiện ra với khung cảnh những ngày nắng hạ oi nồng, có mây bay và có mưa làm mát không gian.

Mùa thu hiện ra với khung cảnh đêm trăng (có thể là đêm Rằm Trung thu), có vầng trăng sáng giữa trời với hàng ngàn ngôi sao lấp lánh.

Mùa đông hiện ra với khung cảnh ấm áp của bữa cơm chiều quê động đủ các thành viên trong gia đình, cánh chim bay về tổ.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn, em mong con người sẽ làm ra những sản phẩm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV trình chiếu video giới thiệu về vở kịch Con chim xanh.

- GV giới thiệu về tác giả Mát-téc-lích và vở kịch Con chim xanh:

+ Mát-téc-lích là à một nhà viết kịch, nhà thơ, nhà triết học người Bỉ.

+ Ông đạt giải Nobel Văn học năm 1911.

+ Năm 1909 ông viết xong vở kịch L'Oiseau Bleu (Con chim xanh)

+ Đây là một kiệt tác của sân khấu kể về những cuộc phiêu lưu kiếm tìm hạnh phúc qua hình tượng con chim xanh.

+ Vở kịch đã trở thành một điển cố văn học biểu tượng cho hạnh phúc tình yêu cũng như đã được dựng lên trong nhiều phim.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.125, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Giáo án Ở vương quốc tương lai lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Bài học hôm nay là một màn kịch trích trong vở kịch Con chim xanh của nhà văn Mát-téc-lích. Chúng ta cùng đọc bài để biết trong vở kịch có những nhân vật nào, vì sao vở kịch có tên là Ở Vương quốc Tương Lai nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Ở Vương quốc Tương Lai với giọng đọc diễn cảm.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.126:

+ Thuốc trường sinh: loại thuốc uống vào sẽ sống lâu (theo quan niệm của người xưa).

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, phân biệt giọng người dẫn chuyện và các nhân vật, chú ý những câu hỏi, câu cảm của các nhân vật.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Vương quốc Tương Lai, Tin-tin, Mi-tin, đôi cánh xanh, sáng chế,…

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 2 - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

- GV hướng dẫn phân nhóm 8 HS đọc phân vai theo các nhân vật.

- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS đọc SGK.

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc nhẩm theo.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS làm việc các nhân.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm.

- HS tham gia.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về dấu gạch ngang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang, biết sử dụng đẩu gạch ngang trong văn cảnh cụ thể. Viết được câu có sử dụng dấu gạch ngang với công dụng đã học.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định công dụng của dấu gạch ngang.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây và đoạn đoạn văn.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Trong đoạn a, có 5 đầu gạch ngang đặt ở đầu dòng được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê:

Giải thưởng Nô-ben Vật lí, Giải thưởng Nô-ben Hóa học.

Tiến sĩ khoa học Vật lí xuất sắc.

Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp.

Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp.

+ GV trình chiếu ảnh chụp nhà bác học Ma-ri Quy-ri.

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về dấu gạch ngang | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

+ GV giới thiệu về nhà bác học Ma-ri Quy-ri:

Bà sinh năm 1867, mất năm 1934.

Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nô-ben, người đầu tiên và là người phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai giải Nô-ben trong hai lĩnh vực khác nhau ( Vật lí và Hoá học).

Ma-ri Quy-ri là nữ giảng viên đại học đầu tiên tại Đại học Paris – Pháp.

+ Trong đoạn b, có một dấu gạch ngang để nối các từ ngữ trong một liên danh (Việt – Pháp).

Hoạt động 2: Dấu câu nào có thể thay thế cho các bông hoa trong đoạn văn? Nêu công dụng của dấu câu đó.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Dấu câu nào có thể thay thế cho các bông hoa trong đoạn văn? Nêu công dụng của dấu câu đó.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt lại:

+ Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:

– Con tên là gì?

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.

– Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy, con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù

– Thế thì được!

Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.

Công dụng của dấu gạch ngang là đánh dấu lời nói của nhân vật.

+ Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hoá – thể thao,.. giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.

Công dụng của dấu gạch ngang là nối các từ ngữ trong một liên danh.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án Viết bài văn miêu tả con vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được bài văn miêu tả con vật dựa vào dàn ý đã lập.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 28, viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 1 HS đọc đề bài: Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.

Đề 2: Miêu tả một con vật mà em đã được quan sát trên ti vi hoặc trong phim ảnh.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc lại dàn ý đã lập để viết bài văn theo yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS viết bài văn và hỗ trợ HS trong quá trình viết bài văn:

+ Nhắc HS viết bài văn theo dàn ý đã lập.

+ Chú ý hỗ trợ những HS hạn chế về kĩ năng viết.

+ Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để câu văn sinh động.

Hoạt động 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm và sửa các lỗi có trong bài văn.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu và các câu lệnh trong bài SGK tr.128.

- GV hướng dẫn HS đọc lại bài làm, rà soát lỗi theo gợi ý:

+ Các đặc ddierm của con vật.

+ Trình tự sắp xếp các ý.

+ Cách dùng từ, đặt câu.

- GV hướng dẫn HS sửa lỗi bài viết (nếu có).

- GV gợi ý HS viết lại một số câu hoặc đoạn cho hay hơn.

Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm đọc các bài văn miêu tả con vật hoặc trao đổi với người thân về đặc điểm của con vật trong bài văn em viết.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu:

+ Tìm đọc các bài văn miêu tả con vật.

+ Trao đổi với người thân về đặc điểm của con vật trong bài văn em viết.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc lại các nội dung HS đã được học.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Học thuộc ghi nhớ và hoàn thành VBT Tiếng Việt.

+ Đọc trước Tiết tiếp theo – Cánh chim nhỏ SGK tr.129.

- HS đọc đề.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

VẬN DỤNG

(HS thực hiện ở nhà).

- Giao nhiệm vụ cho HS: Tìm đọc các bài văn miêu tả con vật hoặc trao đổi với người thân về đặc điểm của con vật trong bài văn em viết.

- HS thực hiện nhiệm vụ với người thân và nêu cảm nghĩ về bài học.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 29.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 28: Bốn mùa mơ ước

Giáo án Bài 30: Cánh chim nhỏ

Giáo án Bài 31: Nếu chúng mình có phép lạ

Giáo án Bài 32: Anh Ba

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá