Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 KTPL 11 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 KTPL 11. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề cương ôn tập giữa kì 2 KTPL 11 Kết nối tri thức năm 2024
PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN:
Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:
Câu 1: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lý là một trong những quy định của pháp luật về công dân
A. ngang bằng về lợi nhuận.
B. thoả mãn tất cả nhu cầu.
C. bình đẳng trước pháp luật.
D. đáp ứng mọi sở thích.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
A. bị tước quyền con người.
B. được giảm nhẹ hình phạt.
C. bị xử lí nghiêm minh.
D. được đền bù thiệt hại.
Câu 3: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là
A. bình đẳng về kinh tế.
B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.̣
C. bình đẳng về chính tri ̣.
D. bình đẳng về trách nhiêm pḥáp lí.
Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện mọi công dân đều bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Xác lập di chúc.
B. Tìm hiểu chương trình giáo dục giới tính.
C. Tuân theo Hiến pháp.
D. Đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông.
Câu 5: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí mọi công dân đều không bị
A. thay đổi quốc tịch.
B. truy cứu trách nhiệm.
C. phân biệt đối xử .
D. áp dụng hình phạt.
Câu 6: Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội nhằm
A. thực hiện trách nhiệm pháp lí.
B. thực hiện quyền và nghĩa vụ.
C. tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân.
D. không phân biệt giới tính, dân tộc.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền.
B. Mọi công dân nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh.
C. Mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định.
D. Mọi công dân đều được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai về công dân bình đẳng trong thực hiện quyền?
A. Mọi công dân đều không bị phân biệt trong việc hưởng quyền.
B. Mọi công dân đều bị giới hạn về quyền do vấn đề tôn giáo.
C. Mọi công dân nếu đủ các điều kiện đều được hưởng quyền.
D. Mọi công dân đều được hưởng quyền nếu có đủ điều kiện.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là sai về công dân bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ?
A. Mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử khi thực hiện nghĩa vụ của mình.
C. Mọi công dân đều được miễn thực hiện nghĩa vụ vì vấn đề giới tính.
D. Mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ khi có đủ các điều kiện.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là sai về ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật ?
A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là quyền cơ bản của con người.
B. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp mỗi người sống an toàn.
C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là cơ sở để công dân phát triển.
D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật tạo ra sự phân biệt về giàu nghèo
Bài 10: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC:
Câu 1: Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó là nội dung của khái niệm
A. phúc lợi xã hội.
B. an sinh xã hội.
C. bảo hiểm xã hội.
D. bình đăng giới.
Câu 2: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm – là thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Giáo dục.
D. Lao động.
Câu 3: Ở nước ta hiện nay, nam nữ bình đẳng trong về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức là thể hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực
A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. gia đình.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị?
A. Đăng ký học nâng cao trình độ.
B. Góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi.
C. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
D. Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động thể hiện ở việc, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội
A. thôn tính thị trường.
B. duy trì lạm phát.
C. cân bằng giới tính.
D. tiếp cận việc làm.
Câu 6: Theo quy định của Luật bình đẳng giới, hành vi cản trở, xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hoá.
B. Y tế.
C. Giáo dục và đào tạo.
D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 7: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc, cả nam và nữ đều bình đẳng trong việc tham gia
A. quản lý gia đình. |
B. quản lý nhà nước. |
C. quản lý doanh nghiệp. |
D. quản lý kinh tế. |
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
A. Nam nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội.
B. Nam nữ bình đẳng trong tiếp cận vốn vay.
C. Nam nữ bình đẳng khi tiếp cận điều kiện lao động.
D. Nam nữ bình đẳng về tiền công, tiền thưởng.
Câu 9: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận các cơ hội việc làm.
B. lựa chọn ngành nghề học tập.
C. tham gia các hoạt động xã hội.
D. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, việc nam nữ bình đẳng trong tham gia hoạt động xã hội là nội dung cơ bản về bình đẳng giới trên lĩnh vực
A. văn hóa.
B. gia đình.
C. kinh tế.
D. chính trị.
Câu 11: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tham gia các hoạt động xã hội.
B. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
C. lựa chọn ngành nghề học tập.
D. tiếp cận các cơ hội việc làm.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.
C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.
D. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
BÀI 11:QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC
Câu 1: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm bảo quyền
A. bình đẳng.
B. phân biệt.
C. đặc lợi.
D. ưu tiên.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Đoàn kết các dân tộc.
B. Đoàn kết toàn dân.
C. Tạo cơ hội phát triển.
D. Chia mọi lợi ích dân tộc.
Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền bình đẳng của công dân
A. trong lao động.
B. trước nhà nước.
C. trong gia đình.
D. trước pháp luật.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị?
A. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến
B. Ứng cử hội đồng nhân dân
C. Phát triển văn hóa truyền thống.
D. Mở rộng dịch Homstay.
Câu 5: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Văn hóa.
B. Giáo dục.
C. Chính trị.
D. Kinh tế.
Câu 6: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134, 135) ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về.
A. chính trị.
B. xã hội.
C. Văn hóa.
D. kinh tế.
Câu 7: Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. lao động.
B. kinh tế.
C. kinh doanh.
D. chính trị.
Câu 8: Các dân tôc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong ṭ uc ṭ âp qụ án, văn hoá tốt đẹp, của dân tộc mình là thể hiên ḅ ình đẳng giữa các dân tôc ṿ ề
A. văn hóa.
B. phong tuc.̣
C. chính tri ̣.
D. kinh tế.
Câu 9: Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục không thể hiện ở việc các dân tộc đều được
A. tham gia học bán trú.
B. nhận hỗ trợ học tập
C. đăng ký học cử tuyển
D. dự ngày hội đoàn kết.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trong lĩnh vực giáo dục thể hiện ở chỗ, các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về
A. phát triển văn hóa.
B. đời sống xã hội.
C. phát triển chính trị.
D. cơ hội học tập.
Câu 11: Các dân tôc đều được ḅ ình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo duc, được tạo ̣ điều kiên đ̣ ể mọi dân tộc đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiên ḅ ình đẳng giữa các dân tôc trên lĩnh vực̣
A. kinh tế.
B. chính tri ̣.
C. giáo duc.̣
D. văn hóa
BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO
Câu 1: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân đều có quyền
A. xây dựng cơ sở tôn giáo.
B. thành lập tổ chức tôn giáo.
C. lợi dụng tôn giáo để vi phạm.
D. theo hoặc không theo tôn giáo.
Câu 2: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo hợp pháp trong quá trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không được thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Xâm phạm đạo đức xã hội.
B. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
C. Từ bỏ hủ tục lạc hậu.
D. Cứu trợ, ủng hộ kinh phí.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, tài sản hợp pháp của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước
A. đầu tư.
B. quản lý.
C. tịch thu.
D. bảo hộ.
Câu 4: Trong lĩnh vực tôn giáo, theo quy định của pháp luật, mọi tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước và pháp luật
A. cấp đất để xây dựng trụ sở.
B. miễn các loại thuế và phí.
C. tôn trọng và bảo hộ.
D. cấp ngân sách để hoạt động.
Câu 5: Bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo không thể hiện ở việc, nhà nước
A. xóa bỏ tôn giáo bất hợp pháp.
B. bảo vệ cơ sở thờ tự.
C. tôn vinh người có Đạo tiêu biểu.
D. tôn trọng quyền tín ngưỡng.
Câu 6: A và B chơi thân với nhau nhưng me ̣của A kịch liệt ngăn cản A vì B có theo tôn giáo. Hành vi của me ̣A xâm phạm quyền bình đẳng giữa
A. các giáo hội.
B. các địa phương.
C. các gia đình.
D. các tôn giáo.
Câu 7: Các tôn giáo đươc nḥ à nước công nhân đ̣ ều bình đẳng trước pháp luât, c̣ ó quyền
hoat đ̣ ông tôn gị áo theo quy đi ̣nh của pháp luât ṇ ôi dung quy ̣ền bình đẳng giữa các
A. cơ sở tôn giáo.
B. hoat đ̣ ông tôn gị áo.
C. tôn giáo.
D. tín ngưỡng.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, các tôn giáo hợp pháp đều có quyền được ban hành
A. loại tiền tệ riêng.
B. luật pháp riêng.
C. điều lệ hoạt động.
D. quốc hiệu riêng.
Câu 9: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các Chức sắc trong quá trình thực hiện các sinh hoạt tôn giáo phải thực hiện đúng
A. mọi lợi ích của tôn giáo,
B. việc chi trả kinh phí.
C. quy định của pháp luật.
D. chế độ cho các thành viên.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây của công dân không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
A. Đạo pháp dân tộc.
B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Buôn thần bán thánh.
D. Kính chúa yêu nước
BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI.
Câu 1: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả nào dưới đây ?
A. Vi phạm quyền bảo mật cá nhân.
B. Vi phạm quyền tự do dân chủ.
C. Vi phạm trên không gian mạng.
D. Vi phạm chính sách đối ngoại.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Dĩ hòa vi quý. |
B. Xử phạt hành chính. |
C. Nhắc nhở, phê bình. |
D. Bỏ qua vi phạm. |
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, hoạt động nào dưới đây không gắn với việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Kiến nghị về chính sách tái định cư.
B. Giám sát hoạt động bộ máy nhà nước.
C. Theo dõi biến động dân số địa phương.
D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân thực hiện tốt nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Chủ động tiếp cận thông tin.
B. Tôn trọng quyền lợi của người khác.
C. Giám sát việc thực hiện bầu cử.
D. Khiếu nại tới cơ quan chức năng.
Câu 5: Khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công dân cần chấp hành những
A. quy tắc coi trọng lợi ích.
B. quy tắc bản thân đề ra.
C. quy tắc dĩ công vi tư.
D. quy tắc sinh hoạt công cộng.
Câu 6: Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Người dân xã S đã thực hiện đúng quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Tự do ngôn luận.
C. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia.
D. Độc lập phán quyết.
Câu 7: Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân sử thảo luận về kế hoạch sử dụng đất của địa phương là đảm bảo cho người dân thực hiện tốt quyền nào dưới đây?
A. Quyền kinh doanh bất động sản.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
C. Quyền tham gia quản lý lĩnh vực bất động sản.
D. Quyền chia hồi lợi ích địa tô.
Câu 8: Theo quy đinh của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sử dụng dịch vụ công cộng.
B. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến.
C. Giảm sát việc giải quyết khiếu nại.
D. Đề cao quản điểm cá nhân.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc ủy ban nhân dân xã Y tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ thống loa phát thanh ở địa phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Độc lập phán quyết.
B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Tự do ngôn luận.
D. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Thay đổi kiến trúc thượng tầng.
B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
D. Sử dụng dịch vụ công cộng.
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẦU CỬ, ỨNG CỬ
Câu 1: Hiến pháp quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?
A. 16.
B. 18.
C. 17.
D. 21.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử khi đang
A. đi công tác ở biên giới.
B. điều trị ở bệnh viện.
C. điều trị tại khu cách ly.
D. thi hành án chung thân.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử ?
A. Nhờ người khác bỏ phiếu.
B. Trưc tị ếp viết phiếu bầu.
C. Chia sẻ nội dung phiếu bầu.
D. Xuyên tạc nội dung bầu cử.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử khi
A. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
B. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.
C. tự ý bỏ phiếu thay người khác.
D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
Câu 5: Một trong những hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là dẫn đến
A. mất thời gian kiểm đếm.
B. công dân phải nghỉ làm.
C. uy tín của cử tri giảm sút.
D. sai lệch kết quả bầu cử.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không thực hiện đúng nghĩa vụ bầu cử ứng cử khi
A. tìm hiểu thông tin ứng cử viên.
B. chứng kiến việc niêm phong hòm phiếu.
C. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.
D. theo dõi kết quả bầu cử.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử?
A. Người đang đảm nhiệm chức vụ.
B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang điều trị tại bệnh viện.
D. Người đang đi công tác xa.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nghĩa vụ bầu cử khi
A. công khai nội dung phiếu bầu.
B. công khai thời gian bỏ phiếu
C. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.
D. tự ý bỏ phiếu thay người khác.
Câu 9: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện đúng nội dung nào dưới đây của quyền và nghĩa vụ bầu cử?
A. Nghĩa vụ.
B. Quyền và nghĩa vụ.
C. Quyền.
D. Quyền và trách nhiệm.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Lan truyền bí mật quốc gia.
B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
C. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
D. Tham gia hiến máu nhân đạo.
PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI:
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.:
Câu 1:
Anh V là người tỉnh A đã theo học nghề làm gốm sứ tại làng nghề gốm truyền thống thuộc tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động của tỉnh B vào làm việc, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Trong quá trình sản xuất, anh V luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nộp thuế và bảo vệ môi trường. Nhờ đó công việc kinh doanh của anh V ngày càng phát triển và mang lại thu nhập ổn định. Sự lớn mạnh không ngừng từ xưởng sản xuất gốm do anh V làn chủ đã khiến cho một số xưởng sản xuất khác trên địa bàn gặp khó khăn, một số chủ do không có khả năng cạnh tranh đã phải chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên trong một lần cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất đã phát hiện anh V vi phạm quy định về sử dụng lao động nên đã tiến hành xử phạt và yêu cầu anh khắc phục để tiếp tục hoạt động.
A. Anh V được thực hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực kinh tế.
B. Chấp hành tốt việc nộp thuế và bảo vệ môi trường là bình đẳng về nghĩa vụ .
C. Một số xưởng sản xuất phải chuyển đổi kinh doanh là do anh V cạnh tranh không lành mạnh.
D. Anh B bị xử phạt vì vi phạm sử dụng lao động là bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Câu 2:
Điều 35 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. Nền tảng của việc lựa chọn ngành, nghề, việc làm là được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành, nghề đặc thù có quy định điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về năng lực của thí sinh thể hiện qua điểm thi, không phân biệt giới tính của thí sinh ứng tuyển. Qua đó, nam, nữ đều có cơ hội ngang nhau trong việc lựa chọn học tập những ngành nghề, lĩnh lực phù hợp với sở thích, khả năng, năng khiếu của bản thân.
A. Thông tin trên thể hiện nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
B. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc là bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
C. Mọi cơ sở giáo dục đều phải tiếp nhận thí sinh vào học nghề và giải quyết việc làm cho các thí sinh sau ra trường.
D. Công dân được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm là thể hiện nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Câu 3:
Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy đến nay tại các địa bàn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã có trên 90% số xã, phường, thị trấn đã triển khai, xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Những tỉnh thực hiện 100% như Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái, Sóc Trăng, Hoà Bình… Trưởng các thôn, làng, ấp, bản được đồng bào các dân tộc bầu trực tiếp, tín nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của đội ngũ này khá hơn trước. Nhiều vụ việc khiếu tố được phát hiện và giải quyết tại cơ sở. Từ đó nhiều cơ sở, thôn, làng, ấp, bản đã xây dựng được hương ước quy ước làng văn hóa… Thực hiện quy chế dân chủ tạo ra một bước tiến mới về xây dựng, củng cố cộng đồng dân cư tự quản, giúp đồng bào các dân tộc tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước và xã hội, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa để thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội phát triển.
A. Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở là góp phần thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.
B. Quá trình trực tiếp bầu các trương thôn ấp bản làng của đồng bào dân tộc thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền.
C. Việc nhiều cơ sở thôn làng, ấp bản đã xây dựng được hương ước quy ước làng văn hóa là kết quả của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Phát huy tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Câu 4:
Trên thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, mức thụ hưởng văn hóa được nâng cao. Nhiều nét văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát triển, được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, “Thánh địa Mỹ Sơn”, “Cao nguyên đá Ðồng Văn”. Ðến nay, hơn 90% hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nghe Ðài Tiếng nói Việt Nam và trên 80% số hộ được xem truyền hình. Các chương trình phát thanh, truyền hình bằng cả tiếng Việt và 26 thứ tiếng Dân tộc được phát sóng mở rộng tới các bản làng xa xôi.
A. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ hạn chế sự bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
B. Di sản văn hóa “ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” vừa là sản phẩm văn hóa của đồng bào dân tộc vừa của nhân loại.
C. Phổ biến tiếng dân tộc trên truyền hình là con đường duy nhất để phát triển văn hóa đồng bào dân tộc.
D. Chương trình truyền hình chuyên về tiếng dân tộc là VTV5.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
- Ôn tập 2 bài
+ Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực
+ Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.