Soạn bài Trong lòng mẹ – ngắn nhất Cánh diều

Tải xuống 6 3.7 K 3

Tài liệu Soạn bài Trong lòng mẹ môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 6 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất:

Soạn bài Trong lòng mẹ – ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Trong lòng mẹ

1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 51 SGK- Ngữ Văn tập 1: Khi đọc hồi kí, các em cần chú ý:

+ Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?

+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?

+ Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó như thế nào?

Trả lời:

Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.

- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình

- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.

Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.

- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.

Câu hỏi trang 52  SGK- Ngữ Văn tập 1: Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí “Những ngày thơ ấu”

Trả lời

Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí “Những ngày thơ ấu”

- Tác giả Nguyên Hồng

+ Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định

+ Tuổi thơ cơ cực sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc, cha mẹ lấy nhau không có tình yêu thương sau đó cha mất sớm, mẹ bị gia đình chồng ruồng bỏ, khinh miệt phải bỏ đi Thanh Hóa kiếm sống → Cuộc đời của cậu bé Hồng vô cùng khó khăn và thiếu thốn

+ Tuy nhiên ông say mê viết với ông “viết văn là một lẽ sống”

+ Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)/ Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)/ Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)/ Qua những màn tối (truyện, 1942)

Hồi kí  Những ngày thơ ấu

+ Hồi kí được viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách. Đó là một tập hồi kí gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắng của tác giả. Sinh ra trong gia đình sa sút, bất hòa, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi làm ăn xa, họ hàng cay nghiệt và thái độ dửng dưng tàn nhẫn của xã hội. Điều duy nhất còn lại để nâng đỡ tâm hồn cậu bé hồng là tình mẫu tử thiêng liêng với mẹ.

+ “Trong lòng mẹ” là chương thứ 4 của tập hồi kí

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 52  SGK- Ngữ Văn tập 1: Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật "tôi" như thế nào?

Trả lời

Phần (1) cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” là cha mất. Còn mẹ thì đi làm ăn xa ở Thanh Hóa.

Câu hỏi trang 52  SGK- Ngữ Văn tập 1: Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?

Trả lời

- Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của cô: Ban đầu toan trả lời là có nhưng nhận ra sự cay nghiệt, ruồng rẫy của bà cô nên đáp lại là “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về”

Câu hỏi trang 53  SGK- Ngữ Văn tập 1: Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?

Trả lời

- Phần 3 kể lại việc sau buổi tan học ở trường cậu bé Hồng đã gặp lại trong niềm vui sướng và hạnh phúc khôn xiết.

- Theo em, đoạn 3 là nội dung chính trong văn bản

- Ở đoạn 3 chú bé Hồng gặp lại mẹ được mẹ ôm ấp, vuốt ve trong lòng đầy yêu thương và trìu mến như vậy có liên quan mật thiết tới nhan đề “Trong lòng mẹ” của tác phẩm.

Câu hỏi trang 53  SGK- Ngữ Văn tập 1: Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ?

Trả lời

- Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bất ngờ gặp mẹ là: “Liền đuổi theo, gọi bối rối, vui mừng nhưng cũng lo lắng, sợ sẽ bị cười, trêu trọc nếu như nhận nhầm mẹ, òa lên khóc nức nở, vui mừng khôn siết”

Câu hỏi trang 53  SGK- Ngữ Văn tập 1: Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của:" tôi" như thế nào?

Trả lời

- Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của nhân vật tôi là: “Không còm cõi xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”

Câu hỏi trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

Trả lời

- Tranh minh họa gợi lên sự vui mừng, hạnh phúc ngập tràn khi được ở trong vòng tay của mẹ của cậu bé Hồng từ đó làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, không điều gì, biến cố hay thăng trầm nào có thể ngăn cách được tình cảm mẹ con dành cho nhau.

Câu hỏi trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua hành động, cảm xúc của " tôi"?

Trả lời

- Tình mẫu tử được thể hiện qua những cử chỉ, hành động, cảm xúc của nhân vật “tôi” như sau: “Tôi ngồi trên xe điện, đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ” cảm xúc rạo rực, vui sướng khi được mẹ vuốt ve, vỗ về âu yếm.

Câu hỏi trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Vì sao" câu nói ấy bị chìm ngay đi"?

Trả lời

- Câu nói ấy là câu“Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ.” đã bị chìm ngay đi vì khi gặp được mẹ được nhìn thấy mẹ được cảm nhận tình yêu thương nồng hậu mà mẹ dành cho mình thì tình mẫu tử thiêng liêng sẽ chiến thắng tất cả. Những lời chê bai, dè bỉu ngoài kia chỉ còn là vô nghĩa.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?

Trả lời:

Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là sự việc cậu bé Hồng được gặp lại mẹ sau chuỗi ngày xa cách trong niềm hạnh phúc, hân hoan.

- Sự việc ấy được tập trung kể lại trong phần (3) của văn bản.

Câu 2 trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?

Trả lời:

- Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và suy nghĩ của nhân vật “tôi” hoàn toàn trái ngược nhau, người cô luôn kể những điều không tốt về mẹ Hồng từ ngoại hình cho tới phẩm chất tính cách còn với Hồng mẹ luôn là một người tuyệt vời, đáng kính trọng dù cho “non ròng một năm nay mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư...”. Những lời nói của người cô hoàn toàn không thể làm lay động tâm trí và suy nghĩ của Hồng về mẹ.

Câu 3 trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

Trả lời:

- “ Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”

- “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ, tôi ngả đầu vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi... thơm tho lạ thường”

→ Qua những câu văn đó ta thấy khao khát mãnh liệt được gặp mẹ của cậu bé Hồng, qua đó cũng thể hiện mong muốn giản dị của một đứa trẻ con là được mẹ âu yếm, vuốt ve vỗ về che chở.

Câu 4 trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.

Trả lời:

- Đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí vì nó đã ghi chép lại sự việc xảy ra trong thời thơ ấu của của tác giả qua đó nó thể hiện dòng trạng thái tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

- Câu chuyện còn được kể theo ngôi thứ I

Câu 5 trang 54  SGK- Ngữ Văn tập 1: Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

Trả lời:

    Sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng điều em cảm nhận được sâu sắc nhất đó là tình mẫu tử thiêng liêng mà hai mẹ con cậu bé Hồng dành cho nhau. Tình cảm đó có thể vượt qua mọi rắp tâm tanh bẩn, mọi định kiến của xã hội để trở nên sâu sắc và bền chặt. Đồng thời qua đoạn trích em cũng thấy được vai trò của người mẹ trong cuộc sống của đứa trẻ quan trọng đến nhường nào. Ngôn từ giản dị, lời văn trong sáng, giọng điệu tình cảm, da diết. Đây thật sự là văn bản có giá trị để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống