Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lễ cúng thần lúa của người Chơ – Ro sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lễ cúng thần lúa của người Chơ – Ro
J.1. Tìm hiểu chung về Lễ cúng thần lúa của người Chơ – Ro
Câu 1. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là lễ hội của đất nước nào?
A. Nhật Bản
B. Hàn Quốc
C. Việt Nam
D. Phi-lip-pin
Đáp án: C
Giải thích:
Đây là lễ hội của người Việt Nam.
Câu 2. Nội dung chính Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là gì?
A. Trình bày diễn biến và ý nghĩa lễ hội cúng thần Lúa của người Chơ-ro
B. Thể hiện niềm tự hào của người viết dành cho các lễ hội dân tộc
C. So sánh lễ hội cúng thần Lúa với các lễ hội khác của Việt Nam
Đáp án: A
Giải thích:
Văn bản đã trình bày một cách cụ thể, rõ nét và sinh động lễ hội của người Chơ-ro, đem đến những thông tin bổ ích, hấp dẫn cho người đọc từ đó cho thấy ý nghĩa và nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng.
Câu 3. Nghệ thuật được sử dụng trong Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là gì?
A. Những thông tin, sự kiện đầy đủ, xác thực.
B. Lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động
C. Sử dụng thành công biện pháp ước lệ tượng trưng
D. Giọng điệu thiết tha, nhiều cảm xúc
Đáp án: A
Giải thích:
Những thông tin, sự kiện đầy đủ, xác thực là đặc điểm nổi bật của văn bản.
Câu 4. Chọn đ/a đúng nhất
Nội dung chính của đoạn văn sau?
Người Chơ-ro, còn gọi là Do-ro, Châu Ro, là một trong những tộc người có mặt sớm nhất trên vùng đất Đồng Nai. Lễ cúng Thần Lia của người Chơ-ro thể hiện mối giao hoà, gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng vớc mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng được xem là Tết của người Chơ-ro.
(Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro – Văn Quang, Văn Tuyên)
A. Giới thiệu đôi nét về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa.
B. Trình bày thông tin thời gian, trình tự làm lễ và sự kiện trong buổi lễ.
C. Ý nghĩa của lễ cúng thần lúa.
Đáp án: A
Giải thích:
Đoạn trích trên giới thiệu sơ lược về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa.
Câu 5. Đoạn trích dưới đây thuộc phần nào của văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro?
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hoá của dân tộc. Qua lễ hội tôi cảm nhận rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên thiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
(Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro – Văn Quang, Văn Tuyên)
A. Giới thiệu đôi nét về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa.
B. Trình bày thông tin thời gian, trình tự làm lễ và sự kiện trong buổi lễ.
C. Ý nghĩa của lễ cúng thần lúa.
Đáp án: C
Giải thích:
Đoạn trích trên nằm ở phần cuối văn bản: Ý nghĩa của lễ cúng thần lúa.
Câu 6. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuộc thể loại?
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản thông tin
C. Truyện ngắn
D. Kịch
Đáp án: B
Giải thích:
Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin
Câu 7. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là sáng tác của ai?
A. Thái Bá Dũng
B. Hà My
C. Văn Quang, Văn Tuyên
D. Đỗ Bích Thúy
Đáp án: C
Giải thích:
Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là sáng tác của Văn Quang, Văn Tuyên
Câu 8. Văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro có bố cục mấy phần?
A. 1 phần
B. 2 phần
C. 3 phần
D. 4 phần
Đáp án: C
Giải thích:
Văn bản có bố cục 3 phần.
Câu 9. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro được trích từ báo nào?
A. Dân tộc và miền núi
B. Đất Việt
C. Thanh niên
D. Tuổi trẻ
Đáp án: A
Giải thích:
- Văn bản được trích từ báo Dân tộc và miền núi
Câu 10. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Đáp án: D
Giải thích:
Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh
J.2. Phân tích chi tiết Lễ cúng thần lúa của người Chơ – ro
Câu 1. Theo văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro, người Chơ-ro sinh sống tại Hà Nội, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Người Chơ-ro sinh sống tại Đồng Nai.
Câu 2. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối quan hệ nào giữa con người với thiên nhiên?
A. Con người làm chủ thiên nhiên
B. Thiên nhiên làm chủ muôn loài
C. Mối quan hệ giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên
Đáp án: C
Giải thích:
Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối quan hệ giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên.
Câu 3. Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?
A. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch.
B. Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.
C. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch.
D. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Đáp án: B
Giải thích:
Hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.
Câu 4. Lễ cúng thần Lúa là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Chơ-ro, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơ-ro.
Câu 5. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là lễ hội thể hiện sự biết ơn đối với vị thần nào?
A. Thần Mưa
B. Thần Nông
C. Thần Lúa
D. Thần Gió
Đáp án: C
Giải thích:
Đây là lễ hội thể hiện sự biết ơn của người dân đối với thần Lúa.
Câu 6. Mục đích tổ chức lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là gì?
A. Tạ ơn thần linh
B. Cầu xin mưa thuận gió hòa
C. Cầu mong năm sau no ấm
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Mục đích tổ chức lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro là tạ ơn thần linh đã cho mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau no đủ.
Câu 7. Trong văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro, trước khi vào nghi thức cúng chính, ai là người đại diện gia đình mang gùi ra rẫy?
A. Người đàn ông lớn tuổi trong nhà
B. Người phụ nữ lớn tuổi trong nhà
C. Người đàn ông nhỏ tuổi nhất trong nhà
D. Người phụ nữ nhỏ tuổi nhất trong nhà
Đáp án: B
Giải thích:
Trước khi vào nghi thức cúng chính, người phụ nữ lớn tuổi trong nhà là người đại diện gia đình mang gùi ra rẫy.
Câu 8. Sắp xếp các ý dưới đây để được trình tự đúng khi thực hiện lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro:
Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa.
Lễ cúng chính thức.
Bắt đầu bằng việc làm cây nêu.
Sau khi cúng, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.
Đáp án:
- Tiến trình lễ cúng:
+ Bắt đầu bằng việc làm cây nêu.
+ Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa.
+ Lễ cúng chính thức.
+ Sau khi cúng, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.
Câu 9. Trong văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro, ai là người đảm trách việc đọc lời khấn?
A. Người lớn tuổi nhất trong gia đình
B. Già làng hoặc chủ nhà
C. Người có chức tước cao nhất làng
D. Người giàu có nhất làng
Đáp án: B
Giải thích:
Trong văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro, già làng hoặc chủ nhà là người đảm trách việc đọc lời khấn
Câu 10. Chọn các đáp án đúng
Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro để lại những ý nghĩa gì?
A. Nhắc nhớ về truyền thống đánh giặc của cha ông
B. Góp phần phát triển kinh tế đất nước
C. Làm phong phú di sản văn hóa của cuộc sống.
D. Kết nối mối ân tình giữa con người với thiên nhiên
E. Thể hiện đạo lý biết ơn, ân tình của dân tộc ta
Đáp án: C, D
Giải thích:
Ý nghĩa:
- Là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của cuộc sống.
- Cảm nhận của nhân vật: Thấy rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên nhiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lễ cúng thần lúa của người Chơ – Ro
Trắc nghiệm Trái Đất - mẹ của muôn loài