30 câu Trắc nghiệm Con là... lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Con là... sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Con là...

G.13. Vài nét về tác giả Y Phương

Câu 1. Y Phương từng giữ chức vụ gì trong hội văn nghệ Cao Bằng?

A. Tổng thư kí

B. Tổng biên tập

C. Phó chủ tịch

D. Chủ tịch

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.

Câu 2. Ông từng giữ chức chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng từ năm bao nhiêu?

A. 1990

B. 1991

C. 1992

D. 1993

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1993 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội

Câu 3. Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương?

A. Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng

B. Bình dị, nhẹ nhàng

C. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

D. Đậm bản sắc vùng cao

Đáp án: B

Giải thích:

Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

Câu 4.  Phương từng được nhận giải thưởng gì?

A.  Giải thưởng Hồ Chí Minh

B. Giải thưởng Nobel về văn học

C. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

D. Ông chưa nhận được giaiar thường nào

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 2007 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.

Câu 5. Đâu không phải là tác phẩm của Y Phương?

A. Người hoa núi

B. Lời chúc

C. Mưa xuân trên đất này.

D. Đàn then

Đáp án: C

Giải thích:

Y Phương có các tác phẩm chính: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

Câu 6. Y Phương là nhà thơ dân tộc ít người nào?

A. Thái

B. Tày

C. Chăm

D. Khme

Đáp án: B

Giải thích:

Y Phương quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày.

Câu 7. Tác giả Y Phương sinh năm bao nhiêu?

A. 1945

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Đáp án: D

Giải thích:

Y Phương (sinh năm 1948)

Câu 8. Y Phương có tên thật là gì?

A. Hứa Vĩnh Sước

B. Phan Ngọc Hoan

C. Phan Thanh Viễn

D. Phạm Bá Ngoãn

Đáp án: A

Giải thích:

Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước

Câu 9. Ông phục vụ quân đội trong thời kì nào?

A.  Kháng chiến chống Pháp

B. Kháng chiến chống Mỹ

C. Cả hai cuộc kháng chiến

D. Ông không tham gia quân đội

Đáp án: B

Giải thích:

Ông nhập ngũ năm 1968

Câu 10. Từ sau 1981, Y Phương công tác tại đâu?

A. Sở văn hóa và thông tin tỉnh Bắc Kạn

B. Sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng

C. Sở văn hóa và thông tin tỉnh Điện Biên

D. Sở văn hóa và thông tin tỉnh Lạng Sơn

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1981, ông chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.

G.14. Tìm hiểu chung về Con là…

Câu 1. Con là là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Thơ

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích:

Con là là văn bản thuộc thể loại thơ

Câu 2. Con là là sáng tác của ai?

A. Y Phương

B. Hoàng Trung Thông

C. Xuân Quỳnh

D. Y Phương

Đáp án: A

Giải thích:

Con là là sáng tác của Y Phương

Câu 3. Con là in trong tập thơ nào?

A. Những cánh buồm

B. Mây và sóng

C. Biển cả

D. Đàn then

Đáp án: D

Giải thích:

Con là in trong tập thơ Đàn then.

Câu 4. Bài thơ Con là được in năm bao nhiêu?

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D.  1998

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ Con là được in năm 1996

Câu 5. Bài thơ Con là thuộc thể thơ 5 chữ, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ thuộc thể thơ tự do.

Câu 6. Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Con là…là gì?

A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc

B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam

C. Sáng tạo tình huống truyện

D. Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Những cánh buồm là thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn

Câu 7. Bài thơ Con là… viết về tình cảm gia đình, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Bài thơ viết về tình cảm của người cha dành cho con.

Câu 8. Bố cục văn bản Con là chia ra làm ba phần, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Bài thơ có 3 khổ và được chia làm ba phần.

Câu 9. Khổ thơ dưới đây nằm ở vị trí nào của văn bản Con là…?

Con là niềm vui của cha

Dù nhỏ bằng hạt vừng

Ăn mãi không bao giờ hết

(Con là – Y Phương)

A. Đầu văn bản

B. Giữa văn bản

C. Cuối văn bản

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn thơ trên nằm giữa văn bản

Câu 10.  Trong đoạn thơ cuối văn bản Con là, người con được ví là gì?

A. Con là sợi dây hạnh phúc của cha mẹ.

B. Con là nỗi buồn của cha

C. Con là niềm vui của cha.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong đoạn thơ cuối văn bản Con là, người con được ví là sợi dây hạnh phúc của cha mẹ.

G.15. Phân tích chi tiết Con là…

Câu 1. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khổ thơ sau:

Con là (…) của cha

Dù to bằng trời

Cũng sẽ được lấp đầy

(Con là… Y Phương)

A. nỗi buồn          

B. niềm vui

C. hạnh phúc

D. sợi dây hạnh phúc

Đáp án: A

Giải thích:

Con là nỗi buồn của cha

Dù to bằng trời

Cũng sẽ được lấp đầy

Câu 2. Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Điệp từ

Đáp án: B

Giải thích:

Câu thơ trên sử dụng phép so sánh (con là nỗi buồn)

Câu 3. Trong văn bản Con là…, khi con là nỗi buồn được ví to bằng thứ gì?

A. Mặt trời

B. Trời

C. Đất

D. Trăng

Đáp án: B

Giải thích:

Trong văn bản Con là…, khi con là nỗi buồn được ví to bằng trời.

Câu 4. Khổ thơ thứ hai của bài thơ Con là… đã so sánh con với thứ gì?

A. nỗi buồn          

B. niềm vui

C. hạnh phúc

D. sợi dây hạnh phúc

Đáp án: B

Giải thích:

Khổ thơ thứ hai đã so sánh con với niềm vui

Câu 5. Đáp án nào nói đúng nhất nội dung của khổ thơ dưới đây:

Con là niềm vui của cha

Dù nhỏ bằng hạt vừng

Ăn mãi không bao giờ hết

A. Trẻ con luôn bé nhỏ và cần được nâng niu

B. Tình yêu cha dành cho con là vô tận

C. Với cha, con luôn là niềm vui bất tận

D. Dù nỗi buồn có nhiều đến đâu cũng sẽ được lấp đầy

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn thơ nói về niềm vui con mang lại cho cha không bao giờ có giưới hạn. Với cha, có con luôn là niềm vui bất tận.

Câu 6. Câu thơ “Mảnh hơn sợi tóc” trong bài thơ Con là… sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Điệp từ

B. Liệt kê

C. So sánh ngang bằng

D. So sánh hơn kém

Đáp án: D

Giải thích:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh hơn kém.

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong khổ thơ sau:

Con là sợi dây hạnh phúc

Mảnh hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời (…) vào với (…)

A. ông; bà

B. cha; mẹ

C. con; mẹ

D. anh; em

Đáp án: B

Giải thích:

Con là sợi dây hạnh phúc

Mảnh hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời cha vào với mẹ

Câu 8. Trong văn bản Con là…, người cha không so sánh người con với đối tượng nào?

A. Niềm vui.

B. Nỗi buồn.

C. Sợi dây kết nối.

D. Sợi dây hạnh phúc.

Đáp án: C

Giải thích:

Người cha không so sánh người con với sợi dây kết nối.

Câu 9. Từ “con là” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Con là…?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

Từ “con là” được lặp lại 3 lần trong bài thơ.

Câu 10. Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…?

A. Tình cảm của người con dành cho cha

B. Tình cảm cha mẹ dành cho con

C. Tình cảm của người cha dành cho con

D. Tình cảm của ông bà dành cho cháu

Đáp án: C

Giải thích:

Tình cảm được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ là tình cảm cha dành cho con.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về từ đa nghĩa

Trắc nghiệm Con là...

Trắc nghiệm Về viết đoạ̣n văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Trắc nghiệm Thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất trang 38

Trắc nghiệm Ôn tập trang 39

Trắc nghiệm Học thầy, học bạn

Đánh giá

0

0 đánh giá