22 câu Trắc nghiệm Ôn tập trang 39 lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập trang 39 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 22 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập trang 39

Câu 1. Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” trong bài thơ Mây và sóng được hiểu như thế nào?

A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được

B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào

C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Đáp án: D

Câu 2. Bài thơ Mây và sóng gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?

A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết

B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên

C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy

D. Gồm 2 ý B và C

Đáp án: D

Câu 3. Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

A. Yếu đuối, không thích các trò chơi

B. Ham chơi, tinh nghịch

C. Hóm hỉnh, sáng tạo

D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Đáp án: A

Câu 4. Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống

B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực

C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn

D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo

Đáp án: A

Câu 5. Bài thơ Mây và sóng thể hiện bằng ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ

B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng

C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng

D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng

Đáp án: A

Câu 6. Qua cuộc trò chuyện giữa hai cha con trong văn bản: Những cánh buồm, em thấy người con có ước mơ gì?

A. mượm cho con buồm trắng, để con đi

B. Nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ơ phía chân trời xa.

C. Khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh.

Đáp án: A

Câu 7. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” trong văn bản: Những cánh buồm được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa gốc.

Đáp án: A

Câu 8. Dấu hai chấm trong chuỗi câu ở văn bản: Những cánh buồm có tác dụng gì?
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

A. Báo hiệu một sự liệt kê.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đáp án: C

Câu 9. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau trong văn bản: Những cánh buồm có tác dụng gì?
Cha mĩm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”

A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đáp án: C

Câu 10. Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ

B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ

C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ

D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Đáp án: D

Câu 11. Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

A. Đối thoại

B. Độc thoại

C. Độc thoại nội tâm

D. Đối thoại lồng trong độc thoại

Đáp án: A

Câu 12. Con là… là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Thơ

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích: Con là… là văn bản thuộc thể loại thơ.

Câu 13. Con là… là sáng tác của Hoàng Trung Thông.
Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Con là… là sáng tác của Y Phương

Câu 14. Tác giả Y Phương là nhà thơ dân tộc Thái.
Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày.

Câu 15. Y Phương sinh năm bao nhiêu?

A. 1946

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Đáp án: D

Câu 16. Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” trong bài thơ: Con là… sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ so sánh (con là nỗi buồn)

Câu 17. Trong văn bản Con là…, khi con là nỗi buồn được ví to bằng gì?

A. Trời

B. Mặt trời

C. Đất

Đáp án: B

Câu 18. Khổ thơ thứ hai của bài thơ Con là… đã so sánh con với thứ gì?

A. Nỗi buồn

B. Hạnh phúc

C. Sợi dây hạnh phúc

D. Niềm vui

Đáp án: D

Giải thích:Khổ thơ thứ hai của bài thơ Con là… đã so sánh con với niềm vui.

Câu 19. Con là… in trong tập thơ nào?

A. Những cánh buồm

B. Mây và sóng

C. Biển cả

D. Đàn then

Đáp án: D

Câu 20. Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ, ta sẽ dùng ngôi thứ nhất

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:
- Đúng: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ, ta sẽ dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nhận của mình.

Câu 21. Hãy chọn yêu cầu không đúng đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

A. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ

B. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

C. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

D. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

Đáp án: A

Giải thích: Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ không phải là điều cần lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Câu 22. Đoạn văn có hình thức như thế nào?

A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng.

B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

C. Do nhiều câu tạo thành

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Về hình thức: Đoạn văn do nhiều câu tạo thành, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất trang 38

Trắc nghiệm Ôn tập trang 39

Trắc nghiệm Học thầy, học bạn

Trắc nghiệm Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Trắc nghiệm Góc nhìn

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 47

Đánh giá

0

0 đánh giá