14 câu Trắc nghiệm Ôn tập trang 130 lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập trang 130 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập trang 130

Câu 1. Yêu cầu với bài văn tả cảnh sinh hoạt là:

- Giới thiệu cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt

- Tả hoạt động cụ thể của con người

- Tả cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí

- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt rõ ràng, sinh động

- Tả hoạt động cụ thể của con người

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 2. Bài văn tả cảnh sinh hoạt gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích: Bài văn tả cảnh sinh hoạt gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

Câu 3. Khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý điều gì?

A. Nên kết hợp nghị luận khi tả cảnh.

B. Giữa các đoạn nên dùng các từ chuyển tiếp phù hợp. 

C. Phần thân bài nên viết thành một đoạn mạch lạc.

D. Linh hoạt lựa chọn trình tự viết các phần.

Đáp án: B

Câu 4. Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Đúng vì:Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, tả cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

Câu 5. Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì:Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

Câu 6. Văn bản nào dưới đây thuộc thể loại hồi kí?

A. Thương nhớ bầy ong

B. Một năm ở tiểu học

C. Giọt sương đêm

D. A, B đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

- Văn bản thuộc thể loại hồi kí là: Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học

Câu 7. Tác phẩm Một năm ở tiểu học của Nguyễn Hiếu Lê.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai: Tác phẩm Một năm ở tiểu học của Nguyễn Hiến Lê.

Câu 8. Trong Một năm ở tiểu học, cha nhân vật “tôi” mất sớm, nhân vật “tôi” được lớn lên trong tình yêu thương của bà và mẹ dù không dư dả vật chất.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Trong Một năm ở tiểu học, cha nhân vật “tôi” mất sớm, nhân vật “tôi” được lớn lên trong tình yêu thương của bà và mẹ dù không dư dả vật chất.

Câu 9. Một năm ở tiểu học được trích từ?

A. Bài thơ Hắc Hải

B. Người chiến sĩ

C. Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

D. Dòng sông trong xanh

Đáp án: C

Câu 10.  Một năm ở tiểu học được trích từ chương mấy?

A. III

B. IV

C. V

D. VI

Đáp án: B

Giải thích: Một năm ở tiểu học được trích từ chương IV, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, 1993.

Câu 11. Khi trình bày về một cảnh sinh hoạt, em nên mang bài viết của mình lên để đọc, tránh quên hay nhầm lẫn.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì nếu em mang bài viết của mình lên để đọc sẽ không đúng với yêu cầu của bài nói, sẽ thiếu hấp dẫn với người nghe.

Câu 12. Khi trình bày bài nói, em cần chú ý điều gì?

A. Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với ngôn ngữ nói.

B. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để diễn tả hành động

C. Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp

D. Giữ thái độ nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗi

Đáp án: D

Câu 13. Khi trình bày về một cảnh sinh hoạt, em có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Đúng vì: Khi trình bày bài nói, em có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp

Câu 14. Trước khi trình bày về một cảnh sinh hoạt, em cần xác định điều gì?

A. Xác định người nghe

B. Xác định đề tài

C. Xác định không gian, thời gian

D. Tất cả các đáp án trên

Đánh giá

0

0 đánh giá