Vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 14 (Cánh diều): Phố cổ Hội An

535

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An chi tiết trong sách Cánh diều. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An

Quan sát hình 1, hãy trả lời các câu hỏi 1, 2, 3

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 14: Phố cổ Hội An

Câu 1 trang 39 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Phố cổ Hội An nay thuộc đơn vị hành chính nào dưới đây ở thành phố Hội An?

A. Phường Minh An

B. Phường Cẩm Phô.

C. Xã Cẩm Thanh.

D. Xã Cẩm Kim.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Phường Minh An.

Câu 2 trang 39 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Phố cổ Hội An - thành phố Hội An thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Quảng Trị.

B. Quảng Bình.

C. Quảng Nam.

D. Thừa Thiên Huế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C. Quảng Nam.

Câu 3 trang 39 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Phố cổ Hội An nằm ven dòng sông nào dưới đây?

A. Sông Nhật Lệ. B. Sông Hương.

C. Sông Cầu. D. Thu Bồn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D. Thu Bồn.

Câu 4 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ghép các từ, cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) đã được đánh số để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây về nhà cổ Phùng Hưng.

A. ngói âm dương. B. Nhật Bản.

C. văn hoá. D. xây dựng.

Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm. Vật liệu ...(1)... chủ đạo là gỗ, gạch,...(2).... Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền ...(3)... Trung Hoa, ...(4)....

Lời giải:

Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm. Vật liệu (1) xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, (2) ngói âm dương. Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền (3) văn hoá Trung Hoa, (4) Nhật Bản ,…

Câu 5 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Cho hai hình dưới đây, chọn một trong hai công trình để tìm hiểu và giới thiệu về công trình đó.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 14: Phố cổ Hội An

Lời giải:

- Nhà cổ Phùng Hưng

+ Có hai tầng.

+ Vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, gạch và ngói.

+ Phần gỗ có nhiều chi tiết được chạm trổ, trang trí cầu kì.

+ Kiến trúc chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và Nhật Bản,...

- Hội quán Phúc Kiến

+ Chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ, gạch, ngói.

+ Có những yếu tố thể hiện rõ văn hoá Trung Hoa như kiểu đèn, chữ Hán, sự kết hợp của những màu sắc đặc trưng,...

Câu 6 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Tìm hiểu và cho biết chùa Cầu ở Hội An có những yếu tố nào độc đáo, nổi bật.

Lời giải:

Những yếu tố độc đáo và nổi bật của chùa Cầu:

- Chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất.

- Phần cầu được xây dựng gắn liền với yếu tố tín ngưỡng, mong muốn yên bình cho người dân.

- Chùa Cầu là bằng chứng về sự trao đổi văn hoá, giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản trong quá khứ.

- Ngày nay, chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.

Câu 7 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Hoàn thành sơ đồ theo gợi ý dưới đây thể hiện một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 14: Phố cổ Hội An

Lời giải:

Học sinh vẽ sơ đồ và nêu được các nội dung sau:

- Trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ.

- Xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ.

- Xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch.

- Tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An,....

Câu 8 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Nếu là một khách du lịch đến phố cổ Hội An, em hãy cho biết mình có thể thực hiện những điều gì để góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của địa danh này

- Tuân thủ quy định đối với khách du lịch.

- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, xả rác đúng nơi quy định.

- Không có hành vi gây hại đến cảnh quan, di tích, hiện vật ở phố cổ.

- Quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An đến người thân, bạn bè,....

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Cố đô Huế

Bài 14: Phố cổ Hội An

Bài 15: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Bài 17: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

 

Đánh giá

0

0 đánh giá