Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử và Địa lí 4 Bài 14 từ đó học tốt môn Lịch Sử và Địa lí lớp 4.
Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An
Câu hỏi trang 76 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Mặt sau của tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng được lưu hành ở Việt Nam từ năm 2006 có in phong cảnh Chùa Cầu ở phố cổ Hội An. Em có biết phố cổ Hội An nằm ở đâu không? Ngoài Chùa Cầu còn có những công trình kiến trúc tiêu biểu nào tạo nên nét đặc sắc của phố cổ này?
Lời giải:
- Phố cổ Hội An ở tỉnh Quảng Nam.
- Ngoài chùa Cầu, ở Phố cổ Hội An còn có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc khác, như: hội quán Phúc kiến; nhà cổ Phùng Hưng; nhà cổ Tấn Kí,…
Câu hỏi trang 76 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của phố cổ Hội An.
Lời giải:
- Phố cổ Hội An nằm ven dòng sông Thu Bồn, nay thuộc phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía nam.
Câu hỏi trang 77 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả những nét độc đáo trong kiến trúc của Nhà cổ Phùng Hưng.
Lời giải:
- Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm.
- Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương.
- Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản.
Câu hỏi trang 78 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả kiến trúc của Hội quán Phúc Kiến.
Lời giải:
- Lúc mới xây dựng năm 1697, Hội quán là một ngôi chùa nhỏ của người Việt.
- Về sau, cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến (Trung Quốc) đã tu bổ, tôn tạo, đổi tên thành Hội quán Phúc Kiến để thờ thần, các vị tiền bối và là nơi hội họp của những người cùng quê.
- Đây là hội quán lớn nhất Hội An với kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.
Câu hỏi trang 78 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
• Mô tả nét kiến trúc độc đáo của Chùa Cầu.
• Kể lại truyền thuyết về Chùa Cầu.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1: Kiến trúc của chùa Cầu:
- Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Ban đầu, cầu do các thương nhân Nhật Bản xây dựng. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu.
- Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
- Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.
• Yêu cầu số 2: Truyền thuyết về chùa Cầu
- Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt.
- Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.
Câu hỏi trang 79 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, em hãy đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An.
Lời giải:
- Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An:
+ Trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ, tránh làm biến dạng di tích;
+ Xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ;
+ Xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch;
+ Tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An,…
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 80
Luyện tập 1 trang 80 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy hoàn thành bảng thống kê công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An theo gợi ý dưới đây:
Lời giải:
Tên công trình |
Nét độc đáo về kiến trúc |
Biện pháp bảo tồn, phát huy |
Nhà cổ Phùng Hưng |
- Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương. - Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản. |
- Trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ, tránh làm biến dạng di tích; - Xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ; - Xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch; - Tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An,… |
Hội quán Phúc Kiến |
- Kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động. |
|
Chùa Cầu |
- Kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. - Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. |
Luyện tập 2 trang 80 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Tại sao chùa Cầu được sử dụng làm biểu tượng của phố cổ Hội An?
Lời giải:
- Chùa Cầu được sử dụng làm biểu tượng của phố cổ Hội An, vì:
+ Di tích chùa Cầu chứa đựng nhiều giá trị lớn về lịch sử và văn hóa.
+ Chùa Cầu có kiến trúc rất độc đáo, có sự pha trộn giữa kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.
Vận dụng 1 trang 80 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
Nhiệm vụ 1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc nổi tiếng của Hội An mà em yêu thích.
Nhiệm vụ 2. Thiết kế “Sổ tay hướng dẫn du lịch văn minh ở phố cổ Hội An” dành cho học sinh, trong đó có các lưu ý về giữ gìn môi trường và bảo vệ di sản.
Lời giải:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Thâm khảo: Giới thiệu về chùa Cầu
+ Ban đầu, là đây một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.
+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử & Địa lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên