25 câu Trắc nghiệm Ôn tập trang 109 lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập trang 109 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập trang 109

Câu 1. Bọ Dừa trong tác phẩm Giọt sương đêm tìm đến xóm Bờ Giậu nhằm mục đích gì?

A. Xây nhà định cư

B. Du lịch

C. Xin trọ qua đêm

D. Tìm người yêu

Đáp án: C

Giải thích: Bọ Dừa tìm đến xóm Bờ Giậu để xin trọ qua đêm.

Câu 2. Đâu không phải thông tin về vị khách trong tác phẩm Giọt sương đêm đến xóm Bờ Giậu?

A. Béo, râu dài

B. Thích lá trúc

C. Nghề buôn

D. Họ Cánh Cứng

Đáp án: B

Câu 3. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nêu nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

A. Tự tin, dũng cảm

B. Tự phụ, kiêu căng

C. Khệnh khạng, xem thường mọi người

D. Hung hăng, xốc nổi

Đáp án: B

Câu 4. Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời đầu tiên?

A. Truyện viết cho thiếu nhi

B. Truyện viết về loài vật

C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người

D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Đáp án: C

Giải thích: Truyện không nhằm mục đích chế giễu loài người mà nhằm giáo dục trẻ em.

Câu 5. Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên?

A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Đáp án: A.

Câu 6. Giọt sương đêm của tác giả nào?

A. Nguyễn Đình Thi

B. Phan Trọng Luận

C. Nguyễn Đức Mậu

D. Trần Đức Tiến

Đáp án: D

Giải thích: Giọt sương đêm của tác giả Trần Đức Tiến

Câu 7. Giọt sương đêm được in trong tập Xóm Bờ Giậu.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 8. Giọt sương đêm thuộc thể loại: Truyện vừa.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì: Giọt sương đêm thuộc thể loại: Truyện đồng thoại.

Câu 9. Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Giọt sương đêm là miêu tả.

 Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:Sai vì: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Giọt sương đêm là tự sự.

Câu 10. Ông khách được nhắc đến trong tác phẩm Giọt sương đêm là ai?

A. Bọ Ngựa

B. Thằn Lằn

C. Cóc

D. Bọ Dừa

Đáp án: D

Câu 11. Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên?

A. Gọi bạn là Dế Choắt

B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Đáp án: A

Giải thích: Dế Mèn thể hiện sự khinh thường bạn khi gọi bạn là Dế Choắt

Câu 12. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi

B. Thương và ăn năn hối hận

C. Than thở và buồn phiền

D. Nghĩ ngợi và xúc động

Đáp án: B

Câu 13. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D.  Nghị luận

Đáp án: C

Câu 14. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Đáp án: C

Câu 15. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?

A. Hai bố con và hai chú cháu

B. Hai mẹ con và hai bố con

C. Hai người bạn và hai anh em

D. Hai bà cháu

Đáp án: A

Giải thích: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của: Hai bố con và hai chú cháu.

Câu 16. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ xuất bản năm 2005.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai. Vì: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ xuất bản năm 2004.

Câu 17. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ thuộc thể loại: Truyện ngắn

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 18. Phương thức biểu đạt chính trong: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là tự sự.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 19. Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu đố “Ngửi hoa và đoán tên loại hoa” liên quan đến giác quan nào?

A. Xúc giác

B. Thị giác

C. Khứu giác

Đáp án: C

Giải thích: Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu đố “Ngửi hoa và đoán tên loại hoa” liên quan đến giác quan: Khứu giác

Câu 20. Kể lại một trải nghiệm của bản thân được hiểu là: dùng ngôn ngữ nói để kể lại trải nghiệm mà mình đã trình bày ở phần viết.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Đúng: Kể lại một trải nghiệm của bản thân được hiểu là: dùng ngôn ngữ nói để kể lại trải nghiệm mà mình đã trình bày ở phần viết.

Câu 21. Khi kể lại một trải nghiệm của bản thân, người ta dùng ngôi thứ mấy để kể?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

Đáp án: A

Giải thích: Khi kể lại một trải nghiệm của bản thân, người ta dùng ngôi thứ nhất để kể.

Câu 22. Khi trình bày, em nên mang bài viết của mình lên để đọc, tránh quên hay nhầm lẫn.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì nếu em mang bài viết của mình lên để đọc sẽ không đúng với yêu cầu của bài nói, sẽ thiếu hấp dẫn với người nghe.

Câu 23. Khi trình bày bài nói, em cần chú ý điều gì?

A. Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với ngôn ngữ nói.

B. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để diễn tả hành động

C. Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp

D. Giữ thái độ nghiêm túc, tập trung để tránh quên bài hay mắc lỗi

Đáp án: D

Câu 24. Đâu không phải cách tìm ý bài viết kể lại một trải nghiệm của bản thân?

A. Đọc lại bài văn ở mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ.

B. Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc.

C. Đọc lại câu chuyện Giọt sương đêm học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ.

D. Tìm lại những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện.

Đáp án: C

Câu 25. Đâu không phải yêu cầu bài viết kể lại một trải nghiệm của bản thân?

A. Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân.

B. Trình bày các sự việc theo trình tự tâm lí.

C. Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

D. Kết hợp kể và tả.

Đánh giá

0

0 đánh giá