Vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 28 (Kết nối tri thức): Địa đạo Củ Chi

1.8 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 28: Địa đạo Củ Chi chi tiết trong sách Kết nối tri thức. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 28: Địa đạo Củ Chi

Bài tập 1 trang 96 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.

Bài tập 1.1 Ý nào không đúng về tác dụng của hệ thống Địa đạo Củ Chi?

A. Nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực.

B. Để tránh các cuộc càn quét của quân địch và làm nơi trú ẩn cho quân ta.

C. Nơi chế tạo, sản xuất các loại vũ khí.

D. Nơi nghỉ ngơi, cứu thương.

Bài tập 1.2 Địa đạo Củ Chi có chiều dài bao nhiêu?

A. Khoảng 250 km. B. 180 km. C. 150 km. D. 280 km.

Bài tập 1.3 Đế quốc Mỹ không dùng biện pháp nào khi phá huỷ Địa đạo Củ Chi?

A. Tiến hành nhiều cuộc càn quét hòng tìm ra vị trí các nắp hầm.

B. Dội hàng nghìn tấn bom, chất độc hoá học xuống Củ Chi.

C. Dùng đội quân chuột cống đánh địa đạo.

D. Buộc quân ta phải tự phá huỷ địa đạo.

Lời giải

- Câu hỏi 1.1 – Đáp án đúng là: C

- Câu hỏi 1.2 – Đáp án đúng là: A

- Câu hỏi 1.3 – Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 97 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Hoàn thành bảng về một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi.

Tên công trình

Chức năng

Hầm cứu thương

Chữa bệnh cho các chiến sĩ

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

Tên công trình

Chức năng

Hầm cứu thương

Chữa bệnh cho các chiến sĩ

Bếp Hoàng Cầm

Nơi nấu ăn của các chiến sĩ

Hầm chỉ huy

Nơi họp bàn kế hoạch chỉ huy/ tác chiến,…

Hầm nghỉ ngơi

Nơi các chiến sĩ nghỉ ngơi.

 

Bài tập 3 trang 97 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng về hoạt động của quân và dân Củ Chi chống lại các cuộc càn quét của địch.

□ Đào hầm dưới lòng đất.

□ Cho gạo vào cán cuốc rỗng khi đi làm đồng để tiếp tế cho du kích dưới địa đạo.

□ Đắp giả ụ mối nơi cửa lên xuống để nguỵ trang.

□ Sử dụng xà phòng và quần áo của lính Mỹ để chó Béc-giê không phát hiện ra cửa hầm.

□ Dùng phương tiện hiện đại để đào địa đạo.

Lời giải:

☑ Đào hầm dưới lòng đất.

☑ Cho gạo vào cán cuốc rỗng khi đi làm đồng để tiếp tế cho du kích dưới địa đạo.

☑ Đắp giả ụ mối nơi cửa lên xuống để nguỵ trang.

☑ Sử dụng xà phòng và quần áo của lính Mỹ để chó Béc-giê không phát hiện ra cửa hầm.

Bài tập 4 trang 97 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 câu) nêu cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi.

Lời giải:

(*) Tham khảo

Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.

Hiện nay, tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 28: Địa đạo Củ Chi

Bài 29: Ôn tập

Đánh giá

0

0 đánh giá