Vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 26 (Kết nối tri thức): Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

2.6 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ chi tiết trong sách Kết nối tri thức. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Bài tập 1 trang 91 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Khoanh tròn vào chữ cái đáp án đúng

Bài tập 1.1 Nhà ở truyền thống của nhân dân vùng sông nước Nam Bộ phổ biến là kiểu nhà nào?

A. Nhà lợp bằng lá. B. Nhà Rông

C. Nhà lợp ngói. D. Nhà sàn, nhà nổi.

Bài tập 1.2 Chợ nào không phải chợ nổi ở Nam Bộ?

A. Chợ Cái Răng (Cần Thơ). B. Chợ Ngã Năm (Sóc Trăng).

C. Chợ Phụng Hiệp (Hậu Giang). D. Chợ Mũi Né (Bình Thuận).

Bài tập 1.3 Phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hoá chủ yếu ở Nam Bộ

A. Ghe, xuồng. B. Sà lan. C. Thuyền. D. Xe máy.

Bài tập 1.4 Lãnh đạo của phong trào Đồng khởi ở tỉnh Bến Tre là ai?

A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Thị Định. D. Nguyễn Thị Bình.

Lời giải:

- Câu hỏi 1.1 - Đáp án đúng là: D

- Câu hỏi 1.2 - Đáp án đúng là: D

- Câu hỏi 1.3 - Đáp án đúng là: A

- Câu hỏi 1.4 – Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 92 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Điền thông tin phù hợp vào chỗ trống (...) để hoàn thành mô tả về một số nét văn hoá tiêu biểu của người dân Nam Bộ.

a) Nhà ở của người dân Nam Bộ vùng sông nước chủ yếu là …………………Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng……………………

b) Người dân vùng Nam Bộ trao đổi với nhau trên sông nước, hình thành các………………… trên sông. Hàng hoá được bán trên các………………………..

c) ……………………. là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hoá chủ yếu ở Nam Bộ.

d) Trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ trước đây là ………………………..

Lời giải:

a) Nhà ở của người dân Nam Bộ vùng sông nước chủ yếu là nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.

b) Người dân vùng Nam Bộ trao đổi với nhau trên sông nước, hình thành các chợ nổi trên sông. Hàng hoá được bán trên các ghe, xuồng.

c) Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hoá chủ yếu ở Nam Bộ.

d) Trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ trước đây là áo bà ba và khăn rằn.

Bài tập 3 trang 92 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về một số nét văn hoá vùng Nam Bộ.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Bài tập 4 trang 93 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Đọc câu chuyện lịch sử Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định trang 110 SGK và trả lời các câu hỏi dưới đây.

Câu hỏi

Câu trả lời

1. Trương Định quê ở đâu?

 

2. Khi thực dân Pháp chiếm Gia Định, ông đã làm gì?

 

3. Ông được nhân dân suy tôn là gì?

 

Lời giải:

Câu hỏi

Câu trả lời

1. Trương Định quê ở đâu?

Xã Tịnh Khê (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

2. Khi thực dân Pháp chiếm Gia Định, ông đã làm gì?

Chỉ huy nghĩa quân phối hợp với quan quân triều đình anh dũng chống giặc.

3. Ông được nhân dân suy tôn là gì?

“Bình Tây Đại Nguyên soái".

 

Bài tập 5 trang 93 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 câu) bày tỏ cảm nghĩ của em về truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Trong lịch sử đấu tranh yêu nước và cách mạng, người dân Nam Bộ luôn thể hiện tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng, với nhiều tấm gương tiêu biểu, như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định,…. Vì vậy, Bác Hồ đã tặng quân và dân Nam Bộ danh hiệu “thành đồng Tổ quốc”.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 28: Địa đạo Củ Chi

Bài 29: Ôn tập

Đánh giá

0

0 đánh giá