Lý thuyết GDCD 7 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Phòng, chống tệ nạn xã hội

5.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

1. Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

- Tệ nạn xã hội này những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

- Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia..

Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tệ nạn nghiện rượu bia

Tệ nạn mê tín dị đoan

2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

- Nguyên nhân của tệ nạn xã hội:

+ Do thiếu kiến thức; thiếu kỹ năng sống;

+ Do lười lao động; Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ;

+ Do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực....

Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bị bạn bè xấu rủ rê

Cha mẹ nuông chiều con cái quá mức

- Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lý, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước

Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sức khỏe bản thân bị tàn phá

Hạnh phúc gia đình tan vỡ

3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Việc phòng chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Luật Phòng, chống ma túy năm 2021,...

- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan hành,...

- Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lý theo nhiều hình thức như: cảnh cáo, xử phạt hành chính, phạt tù, tử hình,... tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.

4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kỹ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh

Tuân thủ tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Phê phán tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

Lý thuyết Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Học sinh tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Câu 1. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.

D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.

C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý

Đáp án đúng là: A

Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc là quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 2. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.

C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.

D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Đáp án đúng là: D

Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác. Vì vậy, mỗi công dân cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội: sống an toàn ành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Câu 3. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?

A. Bố mẹ nuông chiều con cái.

B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.

C. Kinh tế kém phát triển.

D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.

Đáp án đúng là: D

Do lười làm, ăn chơi, đua đòi là nguyên nhân chủ quan dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội.

Câu 4. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.

B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.

C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.

D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.

Đáp án đúng là: D

Ma túy và mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

Câu 5. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?

A. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.

B. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.

C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.

D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.

Đáp án đúng là: A

- Đồng ý với ý kiến: sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.

- Không đồng ý với ý kiến: Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật, vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

- Không đồng ý với ý kiến: Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. Vì: hành vi mại dâm vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức

- Không đồng ý với ý kiến: Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an. Vì: Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó có học sinh sinh viên.

Câu 6. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là

A. tệ nạn xã hội.

B. vi phạm đạo đức.

C. vi phạm quy chế.

D. vi phạm pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là tệ nạn xã hội. (Ghi nhớ 1, SGK – Trang 54)

Câu 7. Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?

A. Làm rối loạn trật tự xã hội.

B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.

C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Đáp án đúng là: C

Tác hại của tệ nạn ma túy là: làm rối loạn trật tự xã hội, là nguyên nhân lấy truyền HIV-AIDS, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

- Giữ gìn an ninh trật tự xã hội không phải là tác hại của tệ nạn ma túy.

Câu 8. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy và mại dâm.

C. Rượu chè.

D. Thuốc lá.

Đáp án đúng là: B

Ma túy và mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS

Câu 9. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Hành nghề mê tín, dị đoan.

B. Mua bán trái phép chất ma túy.

C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh.

D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

Đáp án đúng là: C

Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi, lành mạnh là hoạt động mà pháp luật cho phép công dân được làm.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội.

B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

C. Sống giản dị, lành mạnh.

D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Đáp án đúng là: D

Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội; đây là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tệ nạn xã hội.

Câu 11.Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí.

B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình.

C. Cản trở sự phát triển của đất nước.

D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.

Đáp án đúng là: D

- Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lý, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước

Câu 12.Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.

D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.

Đáp án đúng là: B

Hành động của bạn H đã ã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội

Câu 13. Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đồng ý vào chơi cùng bạn.

B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.

C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.

D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.

Đáp án đúng là: C

Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em sẽ khuyên bạn không nên chơi điện tử ăn tiền vì đó cũng là một hình thức đánh bạc - Vi phạm pháp luật. Nếu bạn không nghe thì báo sự việc đó với thầy cô, bố mẹ để kịp thời giúp bạn không sa vào tệ nạn xã hội.

Câu 14. Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.

B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.

C. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.

D. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.

Đáp án đúng là: D

- Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên bí mật báo cho cơ quan công an biết để kịp thời theo dõi, vây bắt các đối tượng phạm tội.

- Các đối tượng tội phạm về ma túy thường là những kẻ liều lĩnh và ranh mãnh, nếu tình cờ phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của họ, em không nên hô hoán và trực tiếp vây bắt các đối tượng này để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Câu 15. Nhóm bạn gồm: P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Bạn P.

B. Bạn K.

C. Bạn L.

D. Bạn T.

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, bạn T đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Lý thuyết GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Lý thuyết GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền

Lý thuyết GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Lý thuyết GDCD 7 Bài 10: Quyền về nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá