20 câu Trắc nghiệm Ôn tập trang 79, 80 lớp 6 - Chân trời sáng tạo

413

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập trang 79, 80 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập trang 79, 80

Câu 1. Mỗi bài ca dao phải có ít nhất 3 dòng.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Sai vì: Mỗi bài ca dao cần có ít nhất 2 dòng.

Câu 2. Bài thơ Hắc Hải được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1957

B. 1958

C. 1959

D. 1960

Đáp án: B

Câu 3. Đâu là tên dãy núi được nhắc đến trong bài Việt Nam quê hương ta?

A. Bạch Mã

B. Trường Sơn

C. Bạch Long Vỹ

Đáp án: B

Giải thích: Trường Sơn là dãy núi được nhắc đến trong bài

Câu 4. Tươi đẹp, yên bình là tính từ đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên trong Việt Nam quê hương ta.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Bức tranh thiên nhiên trong bài Việt Nam quê hương ta thật sự tươi đẹp, yên bình.

Câu 5. Đâu không phải đức tính của người Việt ta được nhắc đến trong bài Việt Nam quê hương ta?

A. Chăm chỉ

B. Hiền lành

C. Thủy chung

D. Khôn lỏi

Đáp án: D

Giải thích: Khôn lỏi không phải đức tính của người Việt ta được nhắc đến trong bài Việt Nam quê hương ta.

Câu 6. Địa danh “Long Thành” được nhắc tới trong bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương chỉ tỉnh nào của đất nước ta ngày nay?

A. Huế

B. Đà Nẵng

C. Hà Nội

D. Nghệ An

Đáp án: C

Giải thích: Địa danh “Long Thành” được nhắc tới trong bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương chỉ kinh thành Thăng Long, chính là Hà Nội ngày nay.

Câu 7. Trong bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, vẻ đẹp Long Thành hiện lên với 36 phố phường.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Đúng vì: Trong bài ca dao Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, vẻ đẹp Long Thành hiện lên với 36 phố phường.

Câu 8. Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?

A. Thơ 5 chữ

B. Thơ tự do

C. Thơ 8 chữ

D. Thơ lục bát

Đáp án: D

Giải thích: Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ lục bát

Câu 9. Tên các con phố trong bài thường đi kèm với từ gì?

A. Đường

B. Hẻm

C. Hàng

D. Phố

Đáp án: C

Giải thích: Tên các con phố trong bài thường đi kèm với từ Hàng: Hàng Gai, Hàng Bạc, Hàng Khay, …

Câu 10. Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh, liệt kê

B. Nhân hóa, so sánh

C. Ẩn dụ, hoán dụ

D. Liệt kê, điệp từ

Đáp án: D

Giải thích: Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: Liệt kê và điệp từ

Câu 11. Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, chúng ta phải sử dụng ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba kết hợp với nhau

Đáp án: A

Giải thích: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, chúng ta phải sử dụng ngôi thứ nhất.

Câu 12. Đoạn văn có hình thức như thế nào?

A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng.

B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

C. Do nhiều câu tạo thành

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Về hình thức: Đoạn văn do nhiều câu tạo thành, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Câu 13. Đâu không phải yêu cầu khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát?

A. Giới thiệu rõ tên bài thơ.

B. Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ đã gợi ra cho em.

C. Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung nói.

D. Nêu những dẫn chứng, liên hệ ngoài văn bản.

Đáp án: D

Giải thích: Nêu những dẫn chứng, liên hệ ngoài văn bản không phải yêu cầu khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Câu 14. Đâu không phải yêu cầu viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ lục bát?

A. Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

B. Cấu trúc gồm có ba phần.

C. Sử dụng ngôi thứ ba để chia sẻ cảm xúc.

D. Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

Đáp án: C

Câu 15. Chọn đáp án đúng về quy luật vần điệu trong thơ lục bát.

A. Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 6 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

B. Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 8 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

C. Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

D. Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 8 của câu bát. Tiếng thứ 6 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

Đáp án: C

Câu 16. Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là: Đọc thuộc lòng bài thơ lục bát.

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai vì: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là: Dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại bài viết cảm xúc về bài thơ lục bát mà mình đã viết trước đó.

Câu 17. Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, em cần trình bày như thế nào?

A. Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ gợi ra cho em

B. Giới thiệu rõ tên bài thơ

C. Lựa chọn điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn phù hợp với văn nói

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 18. Khi làm một bài thơ lục bát, chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, kiểu cách.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì: Khi làm một bài thơ lục bát, chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, gợi hình, chứ không phải ngôn ngữ trau chuốt, kiểu cách.

Câu 19. Khi sáng tác bài thơ lục bát, chỉ được sử dụng một biện pháp nghệ thuật.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì: Khi làm một bài thơ lục bát, chúng ta có thể kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật.

Câu 20. Thơ lục bát yêu cầu người viết tuân thủ quy định về:

A. Số từ

B. Thanh điệu

C. Vần

D. Tất cả các đáp án trên

Đánh giá

0

0 đánh giá