Giáo án Sinh 11 Bài 26 (Chân trời sáng tạo 2024): Sinh sản ở động vật

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Sinh học lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Bài 26: Sinh sản ở động vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở động vật.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

- Phân tích được cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật.

- Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

- Nêu được một. số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.

- Trình bày được các biện pháp tránh thai.

2. Năng lực

* Năng lực chung

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện thi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin dưới dạng poster/ infographic/…

* Năng lực sinh học

Năng lực nhận thức sinh học:

+ Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

+ Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

+ Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

+ Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.

+ Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật.

+ Trình bày được sinh đẻ có kế hoạch ở người.

+ Nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.

+ Trình bày được các biện pháp tránh thai.

Tìm hiểu thế giới sống: Đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn để sinh sản ở động vật.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sinh sản ở động vật để thiết kế được một số sản phẩm (poster/ infographic/…) để tuyên truyền các biện pháp tránh mang thai và hạn chế nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng tránh mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

- Phiếu bài tập

2. Đối với HS

- SGK sinh học 11 chân trời sáng tạo.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.

c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa nêu ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 26: Sinh sản ở động vật

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

a) Mục tiêu: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp, trực quan kết hợp thảo luận nhóm để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.

c) Sản phẩm: Câu trả lời CH thảo luận 1, 2 SGK trang 169 và kết luận về  hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm đọc mục I và thảo luận trả lời CH thảo luận 1, 2:

1. Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Gồm các hình thức chủ yếu nào?

2. Hãy phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

?

?

?

?

?

?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. SINH SẢN VÔ TÍNH

Đáp án CH thảo luận 1, 2

1. Sinh sản vô tính ở động vật là quá trình sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái cơ thể con được hình thành từ một tế bào hoặc một phần của tế bào mẹ dựa vào nguyên lý nguyên phân cơ thể con giống nhau và giống mẹ gồm các hình thức chủ yếu là phân đôi nảy mầm phân mảnh, trinh sinh.

2. (Phía dưới HĐ)

Kết luận:

Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các có thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 26: Sinh sản ở động vật.

Xem thêm các bài giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá