Giáo án Sinh 11 Bài 18 (Chân trời sáng tạo 2024): Tập tính ở động vật

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Sinh học lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Bài 18: Tập tính ở động vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm tập tính ở động vật.

- Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.

- Lấy được một số ví dụ minh hoạ các dạng tập tính ở động vật.

- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được Lấy được ví dụ minh hoa.

- Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hoá học của các cá thể cùng loài.

- Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. lấy được ví dụ minh hoa.

- Giải thích được cơ chế học tập ở người.

- Trình bày được một số ứng dụng của tập tính động vật trong thực tiễn.

- Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật.

2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về tập tính của động vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến các ứng dụng của tập tính ở động vật.

Năng lực sinh học

- Năng lực nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm tập tính ở động vật.

+ Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.

+ Lấy được một số ví dụ minh hoạ các dạng tập tính ở động vật.

+ Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy được ví dụ minh hoạ.

+ Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hoá học của các cá thể cùng loài.

+ Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

+ Giải thích được cơ chế học tập ở người.

- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày và giải thích dược cơ sở của một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc; dạy trẻ em học tập; ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng; ứng dụng pheromone trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Tiến hành quan sát tập tính ở động vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.

- Chăm chỉ:

+ Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi và khó khăn khi thực hành.

+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.

- Hình ảnh về một số tập tính, các hình thức học tập và ứng dụng của tập tính ở động vật.

- Video một số tập tính ở động vật

- Phiếu học tập

2. Đối với HS

- SHS sinh học 11 chân trời sáng tạo.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.

c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu video: https://video.vnexpress.net/embed/v_277998

Đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Chim rồng rộc (ploceus sp.) là loài sống theo bầy đàn (ở Việt Nam, chúng phân bố phổ biến ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Vào mùa sinh sản, các con chim trống thường làm tổ cạnh nhau. Chúng dùng lá, cỏ hoặc cành cây nhỏ kết lại với nhau tạo thành tổ chim dày, dạng hình ống và có lối vào nằm ở phía dưới. Vì sao chim rồng rộc lại có cách xây tổ cầu kì như vậy? Cách xây tổ này có ý nghĩa gì đối với chúng?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

Chim rồng rộc làm tổ cầu kì như vậy để giảm thiểu nhất sự tấn công của loài rắn.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Trong tự nhiên, các loài động vật thể hiện rất nhiều tập tính khác nhau? Vậy tập tính là gì? Tại sao chúng lại thể hiện những tập tính đó? Các tập tính đó đem lại lợi ích gì cho chúng?... Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài 18: Tập tính ở động vật

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tập tính

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm tập tính ở động vật.

- Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật.

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.

c) Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 116 và kết luận về khái niệm tập tính ở động vật.

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Sinh 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Tập tính ở động vật.

Xem thêm các bài giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá