Bố cục bài Mời trầu chuẩn nhất - Cánh diều

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bố cục bài Mời trầu Ngữ văn lớp 8 bộ Cánh diều chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bố cục bài Mời trầu chuẩn nhất

Bố cục Mời trầu

- Câu 1: Hình ảnh quả cau miếng trầu

- Câu 2: Khẳng định bản thân

- Câu 3: Câu nói giao duyên

- Câu 4: Niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi

Bố cục Mời trầu (Cánh diều) chính xác nhất (ảnh 1)

Nội dung chính Mời trầu

Bài thơ Mời trầu nói về hình ảnh trầu, cau. Qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu của chính tác giả ta thấy đây chính là một thông điệp mà Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm, trong đó gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.

Tóm tắt Mời trầu

Trong kho tàng văn học Việt Nam, tình yêu là một đề tài được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng, và có thể nói rất nhiều tác giả đã tạo nên được thành công vang dội qua những bài thơ tình của mình. Và nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng là một trong số đó, nhưng cách thể hiện nội tâm của bà lại khác hoàn toàn hết sức nhạy cảm và tinh tế. Qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát về một hạnh phúc lứa đôi. Có thể nói rằng, trong cuộc đời của nữ nhà thơ, bà đã từng gặp và nên duyên với rất nhiều người, nhưng dù vậy đến cuối cùng bà lại chẳng có một cái kết đẹp. Thời trẻ với tình cảm hồn nhiên, ngây thơ, nhưng lại gặp những lời giỡn cợt, trêu đùa tình cảm của Chiêu Hổ. Hay thoắt đã trở thành vợ lẽ của Tổng Cóc, sống một kiếp tủi nhục trăm bề, ngày ngày làm bạn với sự cô đơn, hiu quạnh, u buồn. Hay thậm chí đến cả ông phủ Vĩnh Tường- người bạn văn chương thân thiết, cứ ngỡ rằng giờ đây đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, nhưng hóa ra cũng chỉ là một mộng ảo. Trái tim nhỏ bé của Xuân Hương vì thế mà tưởng trừng như đã nát tan. Biết bao đêm bà trằn trọc, nằm ôm hận một mình, tự thấy xót xa, thương cho cuộc đời của chính mình.

Bố cục Mời trầu (Cánh diều) chính xác nhất (ảnh 1)

Ý nghĩa nhan đề Mời trầu

Khi nhà trai tới hỏi chuyện nhà gái, bao giờ cũng có cơi trầu để bày tỏ nỗi niềm và mong muốn kết mối lương duyên. Bởi thế, mời trầu là hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, là minh chứng cho sự nên duyên vợ chồng, là niềm vui, là sự chung thủy.

Giá trị nội dung Mời trầu

Cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên, trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy tược của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ.

Giá trị nghệ thuật Mời trầu

+ thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đây là thể thơ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng

+ vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.

+ phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

+ sử dụng thành ngữ dân gian “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” gợi ra một khát vọng đầy ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối.

+ tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” nhằm thể hiện một cá tính mạnh mẽ, dõng dạt, là sự khẳng định về quyền bình đẳng.

Đọc tác phẩm Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bố cục Người thầy đầu tiên

Bố cục Mời trầu

Bố cục Vịnh khoa thi Hương

Bố cục Xa ngắm thác núi Lư

Bố cục Cảnh khuya

Đánh giá

0

0 đánh giá