Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 14 (Chân trời sáng tạo 2024): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

2.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 7.

Công nghệ lớp 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Video giải Công nghệ 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

1. Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

- Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật

- Tạo thực phẩm sạch.

- Bảo tồn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.

Lý thuyết Công Nghệ 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

2.1. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

a. Xử lí nguồn nước

Gồm 2 phương pháp:

- Lắng

- Dùng hóa chất

b. Quản lí nguồn nước

- Cấm hủy hoại sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy.

- Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc hại có trong môi trường nuôi thủy sản.

- Quản lí và xử lí chất thải, nước thải đúng quy định

2.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Sử dụng mặt nước nuôi thủy sản hợp lí, hiệu quả, bền vững.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc gióng, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Thả thủy sản quý hiếm vào môi trường.

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Câu 1. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản là thực hiện công việc nào sau đây?

A. Xử lí nguồn nước

B. Quản lí nguồn nước

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bao gồm 2 công việc:

+ Xử lí nguồn nước

+ Quản lí nguồn nước

Câu 2. Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước phổ biến?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Có 2 phương pháp xử lí nguồn nước phổ biến:

+ Lắng (lọc)

+ Dùng hóa chất

Câu 3. Người ta xử lí nguồn nước bằng cách:

A. Lắng (lọc)

B. Dùng hóa chất

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Có 2 phương pháp xử lí nguồn nước phổ biến:

+ Lắng (lọc)

+ Dùng hóa chất

Câu 4. Người ta sử dụng hóa chất nào để xử lí nguồn nước nuôi thủy sản?

A. Clorin

B. Clorua vôi

C. Formol

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Dùng hóa chất như clorin (nồng độ khoảng 0,1 – 0,2 mg/L), clorua vôi (CaOCl2 nồng độ 2%), formol (nồng độ 2%) để diệt khuẩn

Câu 5. Quản lí nguồn nước nuôi thủy sản bằng cách:

A. Cấm hủy diệt sinh vật cảnh đặc trưng

B. Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc trong môi trường nuôi thủy sản

C. Quản lí và xử lí chất thải, xử lí nước thải đúng quy định

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Có 3 biện pháp quản lí nguồn nước nuôi thủy sản:

+ Cấm hủy diệt sinh vật cảnh đặc trưng

+ Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc trong môi trường nuôi thủy sản

+ Quản lí và xử lí chất thải, xử lí nước thải đúng quy định

Câu 6. Hình ảnh nào sau đây thể hiện nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản là do đánh bắt bằng xung điện?

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án: A

Giải thích:

+ Đáp án A: đánh bắt bằng xung điện

+ Đáp án B: đánh bắt bằng chất nổ

+ Đáp án C: tàn phá rừng ngập mặn

+ Đáp án D: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Câu 7. Hình ảnh nào sau đây thể hiện nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản là do đánh bắt bằng chất nổ?

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A: đánh bắt bằng xung điện

+ Đáp án B: đánh bắt bằng chất nổ

+ Đáp án C: tàn phá rừng ngập mặn

+ Đáp án D: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Câu 8. Hình ảnh nào sau đây thể hiện nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản là do tàn phá rừng ngập mặn?

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án: C

Giải thích:

+ Đáp án A: đánh bắt bằng xung điện

+ Đáp án B: đánh bắt bằng chất nổ

+ Đáp án C: tàn phá rừng ngập mặn

+ Đáp án D: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Câu 9. Hình ảnh nào sau đây thể hiện nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu?

A. 

B. 

C.  

D. 

Đáp án: D

Giải thích:

+ Đáp án A: đánh bắt bằng xung điện

+ Đáp án B: đánh bắt bằng chất nổ

+ Đáp án C: tàn phá rừng ngập mặn

+ Đáp án D: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Câu 10. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bao gồm mấy công việc?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bao gồm 2 công việc:

+ Xử lí nguồn nước

+ Quản lí nguồn nước

Câu 11. Có mấy biện pháp để quản lí nguồn nước nuôi thủy sản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Có 3 biện pháp quản lí nguồn nước nuôi thủy sản:

+ Cấm hủy diệt sinh vật cảnh đặc trưng

+ Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc trong môi trường nuôi thủy sản

+ Quản lí và xử lí chất thải, xử lí nước thải đúng quy định

Câu 12. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản bằng cách:

A. Xử lí nước thải

B. Dọn rác làm sạch môi trường nước

C. Tuyên truyền về bảo vệ môi trường

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản bằng cách: Xử lí nước thải, dọn rác làm sạch môi trường nước, tuyên truyền về bảo vệ môi trường …

Câu 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng cách nào sau đây?

A. Tăng cường nghiên cứu khoa học trong nuôi thủy sản

B. Tái tạo nguồn lợi thủy sản

C. Bảo tồn hệ sinh thái và nguồn lợi biển

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng cách: Tăng cường nghiên cứu khoa học trong nuôi thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo tồn hệ sinh thái và nguồn lợi biển …

Câu 14. Hành vi nào sau đây bị cấm khi đánh bắt thủy sản?

A. Dùng xung điện

B. Đánh bắt thủy sản mùa sinh sản

C. Dùng chất nổ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nghiêm cấm đánh bắt bằng phương pháp hủy diệt như đánh bắt thủy sản mùa sinh sản; dùng xung điện, chất nổ, hóa chất, lưới mắt nhỏ, …

Câu 15. Tác dụng của việc thả các loài thủy sản quý hiếm vào môi trường nước là:

A. Tăng nguồn lợi về trữ lượng

B. Ngăn chặn giảm sút trữ lượng

C. Tăng cường bảo tồn hệ sinh thái

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Thả các loài thủy sản quý hiếm vào môi trường nước để tăng nguồn lợi và ngăn chặn giảm sút trữ lượng, tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 7 Ôn tập chương 4 và chương 5

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thuỷ sản ở Việt Nam

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Lý thuyết Công nghệ 7 Ôn tập chương 6

Đánh giá

0

0 đánh giá