Nội dung bài viết
Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Sóng và sự truyền sóng. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng
Phần 1. Trắc nghiệm Sóng và sự truyền sóng
Câu 1. Sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn và lỏng
B. lỏng và khí
C. rắn, lỏng và khí
D. rắn, lỏng, khí và chân không.
Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Sóng cơ không truyền được trong chân không.
Đáp án đúng là C.
Câu 2: Một sóng đang truyền từ trái sang phải trên một dây đàn hồi như hình vẽ. Xét hai phần tử M và N trên dây. Tại thời điểm xét
A. M và N đều chuyển động hướng lên.
B. M và N đều chuyển động hướng xuống.
C. M chuyển động hướng lên và N chuyển động hướng xuống.
D. M chuyển động hướng xuống và N chuyển động hướng lên.
M đang có li độ cực đại nên ngay sau thời điểm xét, M sẽ chuyển động hướng xuống và N chuyển động hướng lên vì sóng truyền theo chiều từ M đến N.
Đáp án đúng là D
Câu 3: Một sóng truyền trên dây đàn hồi theo chiều từ trái sang phải như hình vẽ. Chọn nhận xét đúng về chuyển động của điểm M trên dây.
A. M đang chuyển động xuống và có tốc độ lớn nhất.
B. M đang chuyển động lên và có tốc độ lớn nhất.
C. M đang đứng yên và sắp chuyển động lên.
D. M đang đứng yên và sắp chuyển động xuống.
M đang ở vị trí cân bằng nên có tốc độ lớn nhất. Vì sóng truyền từ trái sang phải nên ngay sau thời điểm đã cho thì M sẽ chuyển động xuống dưới vị trí cân bằng.
Đáp án đúng là A
Câu 4: Trên hình vẽ, đầu A của lò xo được giữ cố định, đầu B dao động tuần hoàn theo phương ngang. Sóng trên lò xo là sóng (1)... vì (2)...
Chọn từ/cụm từ thích hợp trong các đáp án dưới đây để điền vào các chỗ trống.
A. (1) ngang, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang.
B. (1) dọc, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang.
C. (1) ngang, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương thẳng đứng
D. (1) dọc, (2) mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương thẳng đứng.
Sóng trên là xo là sóng dọc vì mỗi điểm trên lò xo dao động theo phương ngang trùng với phương truyền sóng.
Đáp án đúng là B
Câu 5: Khi sóng hình thành trên lò xo như hình vẽ, mỗi vòng trên lò xo sẽ
A. chuyển động dọc theo trục lò xo từ B đến A.
B. chuyển động dọc theo trục lò xo từ A đến B.
C. dao động theo phương dọc theo trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
D. dao động theo phương vuông góc với trục lò xo, qua lại quanh một vị trí cố định.
Các phần tử của môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng mà không di chuyển theo sóng.
Đáp án đúng là C
Câu 6. Sóng cơ học là
A. dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B. sự lan truyền vật chất theo thời gian.
C. sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
D. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
Sóng cơ học là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
Đáp án đúng là A.
Câu 7. Sóng dọc là
A. sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền.
C. sóng truyền theo trục tung của trục tọa độ.
D. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Đáp án đúng là B.
Câu 8. Sóng ngang là
A. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
B. sóng truyền theo trục hoành của trục tọa đọ.
C. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
D. sóng lan truyền theo phương nằm ngang.
Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Đáp án đúng là C.
Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sóng cơ học?
A. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B. Sóng cơ truyền được trong chân không.
C. Biên độ sóng tại một điểm nhất định trong môi trường có sóng truyền qua là biên độ dao động của các phần tử vật chất tại đó.
D. Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
A – Đúng
B – Sai, vì sóng cơ không truyền được trong chân không.
C – Đúng
D – Đúng
Đáp án đúng là B.
Câu 10. Sóng ngang truyền được trong các môi trường
A. rắn và khí
B. lỏng và khí
C. rắn và bề mặt chất lỏng
D. rắn, chân không
Sóng ngang truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
Đáp án đúng là C.
Câu 11: Khi sóng nước truyền qua một kẽ hở giữa một dải đất như hình vẽ, sẽ có hiện tượng
A. giao thoa sóng.
B. nhiễu xạ sóng.
C. phản xạ sóng.
D. truyền sóng.
Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng sóng lan rộng ra ở phía bên kia của vật cản.
Đáp án đúng là B
Câu 12. Hình vẽ bên biễu diễn một sóng ngang có chiều truyền sóng từ O đến x. P, Q là hai phân tử nằm trên cùng một phương truyền sóng khi có sóng truyền qua. Chuyển động của P và Q có đặc điểm nào sau đây?
A. Cả hai đồng thời chuyển động sang phải.
B. Cả hai chuyển động sang trái.
C. P đi xuống còn Q đi lên.
D. P đi lên còn Q đi xuống.
Điểm Q thuộc sườn trước nên đi lên, điểm P thuộc sườn sau nên đi xuống.
Đáp án đúng là C.
Phần 2. Lý thuyết Sóng và sự truyền sóng
1. Quá trình truyền sóng
a. Khái niệm sóng
- Sóng là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. Khi sóng cơ truyền đi, phần tử môi trường không truyền theo phương truyền sóng mà chỉ dao động tại chỗ
b. Quá trình truyền năng lượng của sóng
- Năng lượng sóng được truyền đi theo phương truyền sóng. Do đó, quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng
2. Sóng dọc và sóng ngang
- Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng
- Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
3. Một số tính chất của sóng
a. Hiện tượng phản xạ
- Khi sóng truyền từ một môi trường đến mặt phân cách với một môi trường khác, một phần của sóng tới được truyền ngược lại vào môi trường ban đầu. Đây là hiện tượng phản xạ sóng
b. Hiện tượng khúc xạ
- Hiện tượng sóng đổi phương truyền khi đi từ một môi trường này sang một môi trường khác được gọi là hiện tượng khúc xạ
c. Hiện tượng nhiễu xạ
- Phương truyền của sóng khi đi qua khe đã thay đổi làm cho sóng lan rộng ở phía bên kia khe
Sơ đồ tư duy về “Sóng và sự truyền sóng”
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: