TOP 10 Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô 2024 SIÊU HAY

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô Ngữ văn 8, Cánh Diều gồm 7 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô

Đề bài: Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô.

Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô - mẫu 1

Lý Công Uẩn dời đô vì kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước nữa. Ông không ngần ngại phê phán những triều đại cũ, tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều đại không được lâu dài. . Nhưng thực chất thì ở giai đoạn đó hai triều đại chưa đủ mạnh cả thế và lực nên vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lí, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Bên cạnh những dẫn chứng thuyết phục như thế tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của mình. Điều đó đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn. Cảm xúc ấy chính là cảm xúc mà tác giả muốn phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững hơn. Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước. Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa, là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.

TOP 10 bài Nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô - mẫu 2

Mùa thu năm 1010, vua Lý Công Uẩn chính thức ra chiếu chỉ, dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Đây là một quyết định trọng đại với nhiều ý nghĩa to lớn, tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước ta đến cả nghìn năm sau. Thành Đại La hay còn được biết đến rộng rãi với cái tên là thành Thăng Long có địa thế và khí hậu vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thương và cả quân sự. Nhờ vua Lý Công Uẩn sáng suốt và quyết đoán dời đô về nơi đây, mà đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững. Sự kiện dời đô này là một bước ngoặt to lớn của lịch sử nước ta. Nó chứng minh rằng nước Đại Việt ta đã đủ vững mạnh để phát triển độc lập và chống lại kẻ thù, không cần phải ẩn nấp, dựa vào thế núi Hoa Lư hiểm trở để phòng thủ nữa. Kinh đô Thăng Long từ đó trở thành bàn đạp để nước ta sánh vai với các cường quốc, kinh đô khác. Có thể nói, việc dời đô từ Hoa Lư đến Đại La là một lời tuyên bố và khẳng định về vị thế và sức mạnh của dân tộc ta.

TOP 10 bài Nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô - mẫu 3

Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước. Dời đô như là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quố gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô nơi đây quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.

TOP 10 bài Nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô - mẫu 4

Qua văn bản Chiếu dời đô, ta thấy được ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn. Ông đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm khẳng định việc dời đô là tất yếu, hợp tình. Không chỉ vậy, dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. Dời đô từ Hoa Lư (vùng đồi núi) ra thành Đại La (vùng đồng bằng), nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc. Thành Đại La còn là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất nước phát triển về kinh tế, nhân dân có cơ hội phát triển. Như vậy có thể khẳng định rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện đất nước lúc bấy giờ.

Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô - mẫu 5

Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô," chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa và tác dụng quan trọng của quyết định dời đô của vua Lý Công Uẩn. Ông đã lý giải bằng việc tham khảo sử sách Trung Quốc, nêu rõ rằng các vua đời xưa tại Trung Quốc cũng đã từng tiến hành việc dời đô để khẳng định sự cần thiết và phù hợp của quyết định này. Thêm vào đó, quyết định dời đô còn thể hiện sự độc lập, tự cường, và sự phát triển của dân tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn đã thể hiện tầm nhìn chiến lược và kiến thức sâu sắc trong việc định vị đô thị mới. Quyết định dời đô từ Hoa Lư (vùng đồi núi) tới Đại La (vùng đồng bằng) là một bước quyết định mang tính chiến lược cao. Điều này có nghĩa rằng nhà Lý đã thể hiện đủ sức mạnh để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc xâm lược từ phía phương Bắc. Thành Đại La, nơi mà đô mới được xây dựng, còn được coi là một vị trí chiến lược và có địa thế thuận lợi. Đây là nơi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và cơ hội cho nhân dân để phát triển. Vì vậy, quyết định dời đô không chỉ đáp ứng nhu cầu quân sự mà còn hướng đến sự phát triển lâu dài của đất nước. Tóm lại, quyết định dời đô của vua Lý Công Uẩn đã được lý giải một cách thuyết phục bằng sử sách và phân tích chi tiết. Nó không chỉ khẳng định sự cần thiết của quyết định này mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước. Quyết định này đã định hình Đại Việt thành một đế quốc mạnh mẽ và phát triển.

Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô - mẫu 6

Việc dời đô của Lý Công Uẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với những tác dụng nhất định. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), vua Lý Thái Tổ đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội). Điều này thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Có thể thấy rằng, trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, việc dời đô là điều tất yếu, hợp tình. Bởi lúc này, đất nước Đại Việt đã được độc lập, cần chú trọng phát triển kinh tế. Hơn nữa, thành Đại La là nơi trung tâm, có mọi điều kiện thuận lợi để trở thành kinh đô của tất nước. Qua đó, chúng ta thấy được khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia. Ngoài ra, việc dời đô cũng thể hiện được tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.

Đoạn văn nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô - mẫu 7

Trong lịch sử Việt Nam, việc dời đô là một quyết định lớn, đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong việc quản lý đất nước. Lý Công Uẩn, một trong những vị vua thông thái và quyết đoán của Việt Nam cổ đại, đã đưa ra quyết định quan trọng này dựa trên sự nhận thức sâu sắc về tình hình và triển vọng của đất nước. Tại giai đoạn đó, đất nước Đại Việt đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, và việc mở rộng lãnh thổ và tăng cường quốc phòng trở thành một ưu tiên. Các triều đại trước đó, như nhà Đinh và nhà Lê, đã đặt đô ở Hoa Lư dựa trên những điều kiện địa lý và chiến lược phòng thủ. Tuy nhiên, sự mở mang và phát triển của đất nước đã khiến cho việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Trong tác phẩm, tác giả không chỉ trình bày lý do lịch sử và chiến lược quân sự, mà còn chứng minh sự chính xác và sự phù hợp của quyết định dời đô đến Đại La. Đại La không chỉ là một nơi có địa lý đẹp, mà còn là nơi thích hợp cho sự phát triển của văn hóa và giao thương. Nhà vua Lý Công Uẩn đã nhìn nhận một cách tỉ mỉ và chi tiết từ góc độ phong thủy, thấy rằng chỉ có ở Đại La, đất đai và địa hình là tốt nhất, hợp với một sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của đất nước Đại Việt. Như vậy, việc dời đô đến Đại La không chỉ là một sự chuyển biến đơn thuần trong việc chuyển đổi địa điểm, mà còn là một biểu hiện của sự hiểu biết sâu sắc về đất nước, con người và thiên nhiên. Sự chính xác trong quyết định này không chỉ giúp đất nước đối diện với những thách thức một cách hiệu quả mà còn tạo nên một trang mới trong lịch sử phồn thịnh và văn minh của Đại Việt. Đó không chỉ là một chiến lược quân sự, mà còn là một nét đẹp tinh thần và tri thức của những người lãnh đạo và những người xây dựng đất nước. Từ đó, việc dời đô đến Đại La không chỉ là một hành động thay đổi địa lý mà còn là một biểu hiện của tinh thần và tri thức trong quản lý và phát triển đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá