TOP 10 bài Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt 2024 SIÊU HAY

4.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 4 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt

Đề bài: Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) – hiện tượng bắt nạt.

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 1

Ngày hôm qua, khi đi dạo ở nhà sách thì em đã mua được một cuốn sách rất tuyệt. Đó là quyển sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Phần đầu tiên của quyển sách là phần Bài học đường đời đầu tiên vô cùng ý nghĩa. Hôm nay, em rất vui khi thầy cô và các bạn cùng tham gia thảo luận về “hiện tượng bắt nạt” được gợi ra từ tác phẩm. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của mọi người ạ.

Đọc phần truyện Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.

Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.

Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình.

TOP 10 bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống Hiện tượng bắt nạt 2023 SIÊU HAY (ảnh 4)

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 2

“Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Đoạn trích đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Đặc biệt nhất là hiện tượng bắt nạt được gợi ra từ tác phẩm, hôm nay, chúng ta cùng nhau thảo luận về vấn đề này nhé.

Trong đoạn trích, Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Dế Mèn - nhân vật chính trong truyện. Tác giả đã khắc họa đầy đủ những nét ngoại hình, tính cách của Dế Mèn hiện lên một cách sinh động, chân thực. Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng nhưng lại có tính kiêu căng, hống hách. Nhân vật này được xây dựng là một nhân vật trong truyện đồng thoại - vừa có đặc điểm của loài vật, vừa mang đặc điểm của con người. Từ đó, truyện trở nên gần gũi, hấp dẫn hơn với người đọc. Không chỉ có Dế Mèn, mà Dế Choắt - hàng xóm của Dế Mèn cũng vậy. Nhà văn đã miêu tả đó là một chú dế có thân hình “gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện”.

Dế Mèn luôn tỏ ra coi thường bạn hàng xóm của mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Sau đó, chàng ta trở về mà chẳng nghĩ ngợi gì.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc, khiến chị ta nổi giận. Để rồi cuối cùng, chàng Dế Choắt tội nghiệp là người phải chịu tội thay, bị chị Cốc mổ vào người cho đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Cái chết của Dế Choắt đã giúp Dế Mèn nhận ra lỗi lầm. Chôn cất Choắt xong xuôi, Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Chi tiết cuối chuyện gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc. Tô Hoài đã mượn chuyện loài vật để khuyên nhủ con người bài học về tính kiêu căng, ngạo mạn.

Câu chuyện trong đoạn trích thật gần gũi, chân thực trong cuộc sống hằng ngày. “Bài học đường đời đầu tiên” đã đem đến cho mỗi người đọc bài học giá trị. Có thể nói, đây là một trong những đoạn đặc sắc nhất trong truyện.

TOP 10 bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống Hiện tượng bắt nạt 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 3

Đọc câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, em bắt gặp một hiện tượng đã và vẫn đang nhức nhối trong cuộc sống ngày nay. Đặc biệt là ở môi trường học đường. Đó chính là hiện tượng bắt nạt. Chúng ta hãy cùng thảo luận về vấn đề này nhé!

Bắt nạt là việc một người hoặc một nhóm người ỷ vào việc bản thân có sức mạnh hoặc vị trí, quyền lực, để đánh đấp, sai khiến, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Hành vi đó khiến nạn nhân cảm thấy đau khổ, mệt mỏi và bất lực vô cùng. Việc bị bắt nạt không chỉ ảnh hưởng nạn nhân ở thời điểm đó, mà còn để lại các vết thương khó phai, kéo dài đến tương lai.

Hiện tượng bắt nạt không hề xa lạ gì với mỗi chúng ta. Đó cũng là một hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phát triển, thì cùng với việc bạo lực trong đời sống, việc bạo lực mạng cũng là hiện tượng ngày càng đáng lo ngại. Đó là việc mọi người cùng chê bai bằng từ ngữ thậm tệ về ngoại hình hay một hình ảnh bất kì của một người, khiến họ bị cô lập, chỉ trích nặng nề. Là việc rủ nhau tẩy chay một người đến mức khiến họ không thể đi chơi với bất kì ai và ở nơi nào. Ngoài ra, bắt nạt còn thể hiện ở những hành động sai khiến, lợi dụng người khác làm việc cho mình một cách thái quá, không đền đáp hay hồi trả bất cứ điều gì. Cực đoan hơn nữa, chính là việc đánh đập, xúc phạm về an toàn thể xác người bị bắt nạt.

Tất cả mọi hình thức bắt nạt từ nhẹ đến nặng đều gây ảnh hưởng đến người bị bắt nạt, từ tinh thần đến thể xác. Nó không chỉ khiến người đó buồn bã, đau khổ mà còn gián tiếp thúc đẩy họ đến các hành vi tiêu cực. Như rời khỏi tập thể, không chịu giao lưu tiếp xúc với mọi người, thậm chí là tự làm hại bản thân. Không chỉ vậy, những tác động ấy còn không phai mờ theo thời gian. Không ít bạn học sinh bị bắt nạt từ khi còn đi học, thì mãi đến lúc trưởng thành vẫn không thoát khỏi lớp bọc tự ti, e dè khi giao lưu với người khác. Tuy nhiên, bắt nạt cũng là con dao hai lưỡi, vì nó không chỉ gây hại đến người bị bắt nạt, mà còn tác động vào chính những kẻ đi bắt nạt. Những kẻ đó trở thành đối tượng xấu, kẻ tệ hại trong mắt tập thể. Họ dễ bị tập thể cô lập lại, bị tách khỏi nhóm những người học sinh tốt. Đồng thời, họ cũng sẽ bị thầy cô, người lớn nhắc nhở thường xuyên, áp dụng các hình phạt. Nặng nề, thì sẽ ảnh hưởng đến cả tượng lai của người đó. Chính vì thế, bắt nạt là điều chỉ đem đến tác hại mà thôi.

Do đó, chúng ta cần phải ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng bắt nạt một cách triệt để trong xã hội, ngay từ khi mỗi người mới chỉ còn là một đứa trẻ. Thông qua những bài học, tuyên truyền trong sách báo, phim hoạt hình, ca nhạc… Ngoài ra, còn cần sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để sớm phát hiện ra những hình thức bắt nạt để xử lí triệt để và kịp thời. Cùng với đó, cũng cần có hình thức xử phạt răn đe phù hợp, để các trường hợp bắt nạt không còn tái phạm nữa. Hiện tượng bắt nạt là một mối nguy hại của toàn xã hội, do đó mọi người cần phải chung tay cùng nhau đẩy lùi hiện tượng này.

Bản thân em là một học sinh may mắn được sống trong môi trường lành mạnh, chan hòa. Em mong rằng, hiện tượng bắt nạt sẽ sớm bị đẩy lùi khỏi xã hội văn minh ngày này.

TOP 10 bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống Hiện tượng bắt nạt 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Thảo luận ý kiến về Hiện tượng bắt nạt - mẫu 4

Bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nhắc đến một vấn đề đời sống vô cùng nhức nhối, đã và đang phá hoại cuộc sống bình yên của chúng ta. Đó chính là hiện tượng bắt nạt ở lứa tuổi học trò, hay còn được biết đến với cái tên bạo lực học đường.

Hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đã tồn tại từ suốt hàng trăm năm nay, và cho đến nay vẫn chưa thể hoàn toàn ngăn chặn được. Bắt nạt hiểu một cách đơn giản là hành động bạo lực về tinh thần lẫn thể xác lên một người yếu đuối hơn. Đó có thể là những lời mắng chửi, chê bai, hay việc bôi nhọ, vu khống người khác. Nặng nề hơn, là hành vi đe dọa, đánh đập, phá hoại đồ dùng cá nhân của bạn bè. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thì việc bắt nạt không chỉ diễn ra ở hiện thực, mà còn hoành hành trên mạng xã hội. Nhiêu học sinh đăng các bài viết mang tính đe dọa, hoặc đăng tải các hình ảnh, video có nội dung xấu về đối tượng muốn bắt nạt. Họ kêu gọi các lượt tương tác nhằm đả kích tinh thần người bị hại.

Những hành vi bắt nạt ấy, khiến nạn nhân không chỉ đau đớn về thể xác, mà còn đau khổ, dằn vặt về tinh thần. Gián tiếp đẩy họ vào góc tối, khiến họ tự thu mình lại, không giao tiếp hay trao đổi với ai. Điều đó ảnh hưởng nặng nề đến việc học và cả cuộc sống của họ. Nguy hiểm hơn, các hành vi bắt nạt còn khiến nạn nhân mắc các căn bệnh về tinh thần, dễ dẫn đến việc tự hại, thậm chí là tự tử. Tuy nhiên, không chỉ các nạn nhân chịu ảnh hưởng của việc bắt nạt, mà bản thân những kẻ đi bắt nạt cũng phải gánh chịu những hậu quả nhất định. Bởi khi họ đi bắt nạt kẻ khác, thì bản thân họ cũng được dán nhãn là những học sinh xấu, cần phải tránh xa, e dè. Họ sẽ bị tập thể cô lập theo một hướng khác. Đối với người lớn, thầy cô, các đối tượng đi bắt nạt bạn bè sẽ trở thành đứa trẻ hư, ít được quan tâm hơn.

Do đó, bắt nạt là một hành động xấu, không đem lại một lợi ích nào cho bất kì ai cả. Nó chỉ đem đến những hậu quả tệ hại mà thôi. Vì vậy, không chỉ các bạn học sinh, mà cả cộng đồng đều cần chung tay phòng chống và đẩy lùi hiện tượng này. Trước hết, là ở các biện pháp giáo dục và tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường. Có thể thực hiện qua các buổi hoạt động ngoại khóa, hoặc lồng ghép vào các bài học, câu chuyện, bộ phim… Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn về vấn đề tâm lý cho lứa tuổi thanh thiếu niên, bởi giai đoạn này các bạn có nhiều thay đổi về tính cách, suy nghĩ, dễ bị dẫn vào con đương sai trái. Cùng với đó, cần dạy cho các bạn học sinh cách tự bảo vệ chính mình và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn khi có tình huống xấu xảy ra. Đồng thời, cần có các hình thức xử phạt thích hợp để răn đe và ngăn ngừa các hành vi bắt nạt trong trường học.

Các biện pháp ấy chỉ thực sự có hiệu quả, khi cả gia đình, nhà trường và cộng đồng cùng chung tay phối hợp với nhau. Chỉ khi không ai tự cho mình là người ngoài cuộc, cùng hành động với nhau vì một môi trường học đường văn minh, thân thiện. Thì khi đó, bắt nạt mới thực sự bị đẩy lùi.

Đánh giá

0

0 đánh giá