Giải SBT Vật lí 11 trang 69 Chân trời sáng tạo

183

Với lời giải SBT Vật lí 11 trang 69 chi tiết trong Bài 18: Nguồn điện động Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài 18: Nguồn điện động

Câu 18.5 (H) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 11: Chọn phát biểu đúng.

Dòng điện chạy qua một bình acquy

A. luôn có chiều đi vào cực âm của bình acquy.

B. luôn có chiều đi vào cực cương của bình acquy.

C. có chiều đi vào cực dương khi acquy đang phát dòng điện.

D. có chiều đi vào cực dương khi acquy đang được nạp điện.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Dòng điện chạy qua một bình acquy có chiều đi vào cực dương khi acquy đang được nạp điện.

Câu 18.6 (VD) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 11: Mắc hai đầu một điện trở vào hai cực của một pin. Hiệu điện thế giữa hai cực của pin có độ lớn

A. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng lớn.

B. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng nhỏ.

C. không phụ thuộc vào dòng điện chạy qua nguồn.

D. lớn hơn so với độ lớn hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Áp dụng: U=ErI , do E và r không đổi nên I càng nhỏ thì U càng lớn.

B. Tự luận

Bài 18.1 (H) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 11: Mắc hai đầu điện trở 3Ω vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E=6,0 V r=1Ω .

a) Tính cường độ dòng điện trong mạch.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.

Lời giải:

a) Áp dụng: I=ER+r=63+1=1,5 A .

b) Áp dụng: U=RI=3.1,5=4,5 V .

Bài 18.2 (H) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 11: Mắc hai đầu điện trở R1 vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E=8,0 V r=2Ω thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ 1,6 A.

a) Tính R1.

b) Mắc thêm vào mạch một điện trở R2 song song với R1 thì dòng điện chạy qua R2 có cường độ 23 A . Tính R2.

Lời giải:

a) Áp dụng:I=ER1+r=8R1+2=1,6 AR1=3Ω .

b) R2 song song với R1 nên: R1I1=R2I23I1=23R2I1=29R2

I=I1+I2=2R29+23=82+3R2R2+3R2=6Ω .

Bài 18.3 (H) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 11: Hai nguồn điện giống hệt nhau. Khi mắc hai đầu điện trở 3,2Ω vào hai cực một nguồn rồi sau đó mắc thêm nguồn còn lại theo cách cực dương của hai nguồn nối với nhau và cực âm hai nguồn nối với nhau thì thấy hiệu điện thế hai đầu điện trở tăng thêm 20% so với lúc đầu. Tính điện trở trong của mỗi nguồn.

Lời giải:

Khi mắc thêm nguồn theo cách trên có nghĩa điện trở mắc vào bộ hai nguồn mắc song song. Vì hai nguồn giống hệt nhau nên: Eb=E;rb=r2 .

Hiệu điện thế hai đầu điện trở tăng thêm 20%: U2=U1+0,2U1=1,2U1 .

U1=RI1=RER+rU2=RI2=RER+r2U2U1=R+rR+r2=1,2

Thay R=3,2Ω , tính được r=1,6Ω .

Bài 18.4 (H) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 11: Hai nguồn điện giống hệt nhau được mắc thành bộ rồi nối hai cực của bộ nguồn với hai đầu của một điện trở thì kết quả là: cường độ dòng điện qua điện trở trong trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp và hai nguồn mắc song song đều bằng nhau. Tính hiệu suất của bộ nguồn trong hai trường hợp.

Lời giải:

Trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp: I1=EntR+rnt=2ER+2r

Trường hợp hai nguồn mắc song song: I2=E//R+r//=ER+r2

Từ (1) và (2) cho I1=I2 ta được R=r .

Thay vào tính được hiệu suất tương ứng trong hai trường hợp: H1=rr+2r=13H2=rr+r2=23 .

Đánh giá

0

0 đánh giá