Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào

518

Với giải Câu 2.4 trang 7 SBT Tin học 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Thông tin trong môi trường số giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số

Câu 2.4 trang 7 SBT Tin học 8: Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào?

A. Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn.

B. Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ.

C. Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ trước khi lưu trữ.

D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn.

Lời giải:

Đáp án D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn

Lý thuyết Thông tin trong môi trường sống 

1. Thông tin trong môi trường số

a) Thông tin số

- Trong Hoạt động 1, Khoa tạo bức ảnh số bằng cách chụp và không tốn vật liệu, không bị mất khi gửi cho An.

- Thông tin được mã hoá thành dãy bit, chuyển vào các thiết bị kĩ thuật số để trao đổi, gọi là thông tin số.

- Thông tin số truy cập từ xa qua Internet, An nhận ảnh và chỉnh sửa, chia sẻ dễ dàng.

- Thông tin số dễ nhân bản, chia sẻ, lan truyền tự động, khó xoá bỏ hoàn toàn.

b) Thông tin số trong xã hội

- Ảnh chia sẻ qua ứng dụng sẽ được lưu và cho phép tiếp tục chia sẻ.

- Thông tin số lưu trữ lớn, có nhiều người và tổ chức truy cập khác nhau.

- Không phải mọi thông tin trên mạng đều chân thực.

- Thông tin số dễ chình sửa, lan truyền.

- Độ tin cậy thông tin số phụ thuộc vào nguồn gốc và mục đích.

- Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.

- Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.

- Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.

- Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.

- Thông tin số cần được quản lí, khai thác an toàn và có trách nhiệm.

2. Thông tin đáng tin cậy

- Không phải mọi thông tin là sự thật.

- Internet là kho thông tin khổng lồ, nhưng nhiều thông tin trên Internet không đáng tin cậy.

- Thông tin không đáng tin cậy có thể là:

+ Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối.

+ Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ.

+ Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm.

- Thông tin không đáng tin cậy không có giá trị sử dụng.

- Xác định thông tin đáng tin cậy và khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng để đưa ra quyết định đúng đắn.

- Tin vào những quảng cáo quá mức có thể dẫn đến sự lãng phí tiền bạc.

- Sau đây là một số gợi ý giúp em xác định được thông tin đáng tin cậy hay không:

+ Xác định nguồn và uy tín của thông tin. Nguồn thông tin ảnh hưởng đến độ tin cậy. Blog hay quảng cáo thường có độ tin cậy thấp hơn.

+ Phân biệt ý kiến và sự kiện. Ý kiến là quan điểm, không phải sự kiện. Sự kiện có độ tin cậy cao hơn ý kiến.

+ Kiểm tra chứng cứ của kết luận. Kết luận không có chứng cứ hay dựa trên quan điểm cá nhân có độ tin cậy thấp.

+ Đánh giá tính thời sự của thông tin. Thời điểm công bố thông tin ảnh hưởng đến độ tin cậy. Thông tin đã lâu và không cập nhật có độ tin cậy thấp.

Đánh giá

0

0 đánh giá