Sách bài tập Ngữ Văn 8 Sao băng trang 30 | Cánh diều

187

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Sao băng trang 30 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Sao băng trang 30

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định những phương án trả lời đúng cho câu hỏi: Vì sao văn bản Sao băng là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

a) Cung cấp cho người đọc thông tin về hiện tượng sao băng

b) Nêu lên các quy định về cách thức tạo ra sao băng

c) Giới thiệu cảnh đẹp của bầu trời khi có sao băng

d) Trả lời các câu hỏi: Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng đó?

e) Phát biểu những cảm xúc của người viết khi nhìn sao băng

Trả lời:

a) Cung cấp cho người đọc thông tin về hiện tượng sao băng

d) Trả lời các câu hỏi: Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng đó?

Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Sao băng bằng 1 – 2 câu ngắn gọn.

Trả lời:

Văn bản nói về một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của tự nhiên – sao băng. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, sự ra đời và hình thành của hiện tượng sao băng.

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?

Trả lời:

- Sự khác nhau của sao băng và mưa sao băng:

+ Sao băng: là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất.

+ Mưa sao băng: nguyên nhân chính là do sao chổi. Khi sao chổi chuyển động gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, tạo thành mưa sao băng.

- Khi các thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh va chạm với nhau, chúng xuyên qua khí quyển với vận tốc lớn khoảng 100 000 km/h và tạo nên sao băng và mưa sao băng.

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.

Trả lời:

- Dựa vào nội dung văn bản, theo em hiểu, hiện tượng này xảy ra khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng.

Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó?

Trả lời:

- Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện rằng mỗi lần sau băng rơi thay vì cướp đi một sinh mạng trên Trái Đất, sao băng hãy mang tới sự sống một lần nữa tới những con người thiếu may mắn đó. Em mong muốn như vậy vì em thấu hiểu được những người sống còn lại đã từng đau buồn như thế nào khi chứng kiến sự ra đi của chính người thân mình.

Câu 6 trang 28, 29, 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(ĐSPL) – Ở Việt Nam tuy rất ít vùng có tuyết rơi, chủ yếu chỉ trên Sa Pa mới có tuyết nhưng hiện tượng này không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuyết là một dạng kết tủa của các tinh thể nước đá, hình thành dưới áp suất thấp của không khí Trái Đất. Vậy tại sao mùa đông có tuyết rơi?

Sự hình thành tuyết rơi

Không khí trên cao, nhiệt độ thấp, điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần, nhiều dẫn đến nặng, không khí không thể lưu thông và kéo mây tiếp, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi.

Các bông tuyết được hình thành ở nơi lạnh nhất của đám mây. Tuyết cơ bản được hình thành từ những hạt nước nhỏ li ti kết tủa thành. Các tinh thể nước đá trên mây, kết hợp lại ở nhiệt độ thấp, đóng băng ngay khi nhiệt độ đủ thấp, tạo thành các bông tuyết và rơi khi đủ nặng.

Nhiệt độ trên mây càng thấp, hạt băng kết tủa tại đấy sẽ càng đẹp, với các hình dạng như mũi kim, hình trụ, hình tấm,... và dù có hình dạng nào đi nữa thì bông tuyết cũng luôn có sáu chỉ giác đặc trưng tạo nên vẻ long lanh cho bông tuyết.

Khi nghiên cứu sự hình thành của bông tuyết, các nhà khoa học cho biết, sự kết hợp đơn giản giữa các phôi nước chưa thể tạo ra những bông tuyết đối xứng mà trong thời gian tuyết rơi, bay trong không trung, bản thân các bông tuyết luôn quay xung quanh trục của chính nó. Bởi vậy, nó luôn rất cân xứng và giữ được hình lục giác trong quá trình vận động khi rơi xuống đất.

Tại sao mùa đông có tuyết rơi?

Nhiều người nhầm tưởng rằng càng lạnh thì tuyết càng rơi. Điều này không đúng, tuyết chỉ rơi khi trong không khí còn một lượng hơi nước nhất định. Không khí càng lạnh, bầu trời càng giữ được ít hơi nước, nên nhiệt độ tuyết rơi phù hợp là – 10 độ C, nhiệt độ này ở trên các đám mây bắt đầu xuất hiện các tinh thể tuyết, kết hợp với nhau tạo thành tuyết rơi xuống đất.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới trang 28, 29, 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1

Tuyết rơi vào mùa đông khá có lợi cho sản xuất và cuộc sống ở các nước có nhiệt độ thấp. Bởi lí do là sau khi tuyết rơi, không khí ẩm, có lợi cho sức khoẻ con người, có thể làm cho các loại sâu bệnh chết. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì tuyết rơi không hề tốt, bởi Việt Nam thuộc nước nhiệt đới, tuyết rơi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống con người về sức khoẻ, sản xuất,...

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mùa đông có tuyết rơi cũng như hiểu được quá trình hình thành những bông tuyết xinh đẹp.

(Theo Trang Trịnh, doisongphapluat.com)

a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Em hãy đặt nhan đề cho văn bản.

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

c) Theo văn bản, có những điều kiện nào để có tuyết rơi?

d) Mục đích của văn bản trên là gì? Mục đích ấy thể hiện ở câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản?

Trả lời:

a) Văn bản trên nêu lên nội dung về: Lý giải tuyết là gì? Tại sao mùa đông lại có tuyết? Sự hình thành của tuyết?

Nhan đề: Tại sao lại có tuyết?

b) Văn bản đó được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên vì đáp ứng đầy đủ các đặc điểm của loại văn bản này. Các đặc điểm chính gồm: Đề tài viết về một hiện tượng tự nhiên: tuyết và vì sao có tuyết rơi.

- Nội dung chính: tập trung giải thích “Tuyết là gì? Tuyết hình thành như thế nào? Vì sao có tuyết?”.

- Các nội dung được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, có nhiều kiến thức và số liệu cụ thể,...

- Hình thức trình bày theo phương thức thuyết minh, văn bản kết hợp kênh chữ và kênh hình (văn bản đa phương thức).

c) Không khí trên cao, nhiệt độ thấp, điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần, nhiều dẫn đến nặng, không khí không thể lưu thông và kéo mây tiếp, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi.

d) Mục đích của văn bản là giải thích hiện tượng tuyết rơi. Mục đích ấy thể hiện ở phần sa pô và đoạn kết của văn bản: “Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mùa đông có tuyết rơi cũng như hiểu được quá trình hình thành những bông tuyết xinh đẹp.”.

Đánh giá

0

0 đánh giá