Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài tập đọc hiểu trang 37 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài tập đọc hiểu trang 37
Đổi tên cho xã
Trả lời:
Nội dung chính của văn bản này nhằm dùng tiếng cười để phê phán thói hư danh, “bệnh” sính hình thức, chạy theo thành tích,... thông qua sự việc đổi tên cho thôn xóm, làng xã,...
Trả lời:
Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.
Đoạn trích "Đổi tên cho xã" là phần mở đầu của vở kịch "Bệnh sĩ".
Bối cảnh câu chuyện Đổi tên cho xã: Đoạn chữ in nghiêng mở đầu là giới thiệu về bối cảnh xảy ra câu chuyện.
Trả lời:
- Một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã:
+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã với những ảo tưởng, ông đổi tên xã, phong các chức danh cho mọi người trong xã để sĩ diện, khoe khoang, mong muốn sẽ giúp xã ngày càng trở nên giàu có và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những việc làm đó đã khiến xã rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.
+ Nhân vật: ông Đốp, ông Thình,…=> những tên gọi gần gũi.
+ Lời thoại: lời thoại đã bộc lộ được rõ nét tính cách, đặc điểm nhân vật của họ.
+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã văn minh giàu mạnh, phát triển nhưng lại đẩy xã vào tình cảnh nghèo đói, lộn xộn và đầy lố bịch.
Trả lời:
Đó là nhân vật tiêu biểu cho thói chuộng hư danh, háo danh, “bệnh hình thức,... không chú trọng nội dung, chất lượng công việc,... - một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội.
- Để khắc hoạ tính cách nhân vật này, tác giả đã tập trung tô đậm từ các phương diện như cách tổ chức trang trí cuộc họp (chỉ dẫn sân khấu) và chủ yếu là ngôn ngữ (lời phát biểu, lời nói,...). Những lời nói rất dài dòng, văn hoa, sáo rỗng.... nhằm làm nổi bật một con người chỉ nói mà không làm.
Trả lời:
– Như đã nêu, mục đích của văn bản là muốn dùng tiếng cười để phê phán thói háo danh, thích khoa trương, “bệnh” thành tích,... chỉ nói mà không làm.
– Điều đó vẫn còn có ý nghĩa với cuộc sống ngày nay, vì “bệnh” thành tích, tính khoe khoang thời nào cũng có.
Trả lời:
Cách trình bày của một kịch bản văn học khác văn bản văn học như truyện, thơ, kí,... Về hình thức, kịch bản văn học gồm các yếu tố: nhan đề, các chỉ dẫn sân khấu (chỉ dẫn về bối cảnh bài trí sân khấu, trang phục và hành động,....), tên các nhân vật kèm lời thoại (đối thoại, độc thoại),...
Trả lời:
Ví dụ: Mở đầu văn bản Đổi tên cho xã là đoạn chỉ dẫn sân khấu sau đây (Các chỉ dẫn sân khấu thường in nghiêng để dễ phân biệt với các lời thoại của nhân vật.):
Phố Cà.
Trụ sở Uỷ ban xã, một căn phòng rộng được trang tri bởi nhiều cờ quạt, khẩu hiệu, áp phích, bản đồ, nổi bật những dòng chữ lớn: “Hùng Tâm vươn lên giàu mạnh hạnh phúc” và “Thay trời đổi đất sắp đặt Hùng Tâm”.
Tiếng pháo nổ rầm rộ từ lúc đèn chưa sáng. Tiếng pháo dứt, tiếng nhạc rầm rộ từ một chiếc loa to. Ông Nha – chủ tịch xã – đứng bên chiếc bàn có phủ vải hoa và đặt mi-crô, vẻ quan trọng. Ngồi cạnh ông là anh Văn Sửu, thư kí của ông Nha, lăm lăm tay bút ghi chép. Các cán bộ, xã viên và đại diện những người dân của xã ngồi nghiêm chỉnh chung quanh, trong đó có ông Thình, ông bà Độp, anh Ty, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thủ,…
Chỉ dẫn sân khấu nêu trên giúp người đọc hình dung ra bối cảnh không gian: trụ sở Uỷ ban xã ở phô Cà với những trang trí hình thức loè loẹt, âm thanh (pháo nổ) ầm ĩ, huyên náo và đông đảo nhân dân trong xã chuẩn bị cho buổi lễ đổi tên,... Ngay trong chỉ dẫn sân khấu này đã thấy tính chất hài kịch thể hiện ở nội dung các khẩu hiệu được treo, hình thức tổ chức, bài trí cuộc họp, tên các xã viên,...
“ÔNG THÌNH – Cô Nhàn là bạn rất thân của thằng cháu Hưng nhà tôi, là cháu ruột nhưng như con vì cháu ở với tôi từ bé, cha mẹ nó mất cả. Vâng, cô Nhàn với cháu Hưng tôi hình như hai đứa nó cũng có... cũng có tình cảm với nhau thì phải...
ÔNG NHA – Không, tôi không tán thành. Nói xin lỗi ông, thằng Hưng nhà ông ngù ngờ lắm, con giai gì mà cò dò cẫm dẫm, không hợp với con Nhàn nhà tôi đâu...
ÔNG THÌNH – Dạ thưa bác, thằng Hưng nhà tôi đi học lái tàu thuỷ ở Hải Phòng, có lẽ giờ thì đã ra trường. Nghe đâu nó học cũng khá....
ÔNG NHA – Lái tàu, lái tàu thì cũng như lái xe. Con Nhàn nhà tôi là nhà khoa học, là trí thức... Dứt khoát là không hợp. Còn thằng con thứ hai của tôi, thằng Quang Long, theo lời khuyên của anh Sửu, tôi cho nó đi theo nghệ thuật. Nó học kéo đàn, đàn vi-ô-lông, tiếng ta gọi là vĩ cầm trên Trường Cao đẳng nghệ thuật.
VĂN SỬU – Bác cho cậu Long đi như thế là sáng suốt lắm. Cậu Long rất có khiếu về âm nhạc. Gì chớ về âm nhạc thì em hiểu biết lắm. Bác giao em kiêm phụ trách văn hoá văn nghệ xã, em biết ngay là cậu Quang Long nhà bác có khiếu nhạc, cần phải đi học nhạc.
ÔNG NHA – Thế mà mới đầu nó không chịu đâu. Phải ép mãi. Ra lệnh là: Mày không đi học kéo đàn thì tao từ mày, nó mới chịu đi. Nghe đâu học đã rất khá, rất có tài, giờ đã nốt nào ra nốt nấy, bài gì cũng gảy được...
VĂN SỬU – Thì em đã tiên đoán mà. Thế là bác có hai con đi hai lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, đều là những nghề có danh tiếng cả.
ÔNG NHA – Đã bảo ở ta không gì bằng cái tiếng. Không có tiếng tăm gì thì buồn lắm. Đến như tôi ở xã mà cũng phải cố công để người ta biết đến mình.
VĂN SỬU – Bác thì ở huyện này ai chả biết đến, rồi đây còn là toàn tỉnh, toàn quốc biết đến Hùng Tâm của đồng chí Toàn Nha...
ÔNG NHA – Ông nên bảo thằng con ông bỏ cái ý định đặt vấn đề với con gái tôi đi. Tôi rất quý ông, quý thằng Hưng, nhưng lái tàu thì... không hợp với ý tôi. Chà, ông cũng dại thật, cho con đi học gì không học, học tài xế tàu...
(Nhàn xuất hiện. Đó là một cô gái xinh xắn, tay xách chiếc túi du lịch đi đường.) NHÀN – Thầy!
ÔNG NHA – Nhàn, về bao giờ đấy con?
NHÀN – Con vừa từ bến xe về thẳng đây.
ÔNG NHA – Được về nghỉ à?
NHÀN – Không, con về hẳn a.
ÔNG NHA – Sao lại về hẳn?
NHÀN – Về làm việc ở xã ạ.
ÔNG NHA – Sao lại về xã? Không làm việc ở Viện nghiên cứu nữa à?
NHÀN – Con định xin ở lại Viện nghiên cứu, nhưng các thầy của con khuyên con nên về một cơ sở làm việc. Con cũng đã nghĩ kĩ rồi. Không lẽ ai ra trường cũng vào ngồi ở Viện nghiên cứu? Phải là những người có tài năng đặc biệt, mà con thì tự xét thấy mình chỉ là một kĩ sư nông nghiệp bình thường.
ÔNG NHA – Sao lại bình thường? Bình thường thì vứt, phải có chí tiến thủ.
NHÀN – Mà ngay người có tài đặc biệt hơn bình thường thì cũng phải trải qua thực tế làm việc. Con không còn là con bé mơ mộng viển vông trước kia nữa, con hiểu là nghề nghiệp của con, trở về địa phương, sẽ có ích hơn.
ÔNG NHA – Nghề của con... con là nhà khoa học cơ mà!
NHÀN – Thì về đây con sẽ vẫn làm khoa học chứ sao, khoa học nông nghiệp. Con là kĩ sư chăn nuôi thầy ạ.
ÔNG NHA – Chăn nuôi, nuôi gì?
NHÀN – Bò, lợn, gà, vịt,...
ÔNG NHA – Sao? Con đi học năm sáu năm để về xã nuôi lợn, nuôi gà?
NHÀN – Thì nghề của con mà. Con chuyên về truyền giống, cải tạo giống.
ÔNG NHA – Nghĩa là làm gì?
NHÀN – Ví dụ như là: thụ tinh nhân tạo, lai giống lợn.
ÔNG NHA – Ối giời ơi, cái nghề như lão Độp, mà cũng cần bằng đại học à?
NHÀN – Chứ sao ạ. Cũng là khoa học đấy! Chính các đồng chí ở huyện nói với con là hợp tác xã Cà Hạ ta chưa có một kĩ sư chăn nuôi nào.
ÔNG NHA – Bây giờ không phải hợp tác xã Cà Hạ nữa mà đã là Liên hợp xã Công Nông Thương Tín Hùng Tâm.
NHÀN – Nhưng vẫn có chuồng trại chăn nuôi chứ ạ?
VĂN SỬU – Đổi tên rồi! Không phải trại chăn nuôi mà là Trung tâm Gia súc Hùng Tâm.
NHÀN – Hay nhỉ, đổi tên thế để làm gì ạ?
ÔNG THÌNH – Sang thời kì làm ăn mới rồi cô Nhàn ạ.
NHÀN – Ôi, bác Thình.... Giờ cháu mới thấy, xin lỗi bác. Bác có nhận được thư anh Hưng luôn không?
ÔNG THÌNH – Ít lắm, nó rất ít viết thư.
NHÀN – Anh ấy rất ít viết cả cho cháu, còn cháu thì tháng nào cũng viết thư cho anh ấy, cháu giục mãi, vừa rồi anh ấy mới viết cho cháu ít dòng ngắn ngủi. Bác biết không: Anh Hưng đã ra trường và giờ đã là thuyền trưởng tàu biển....
VĂN SỬU – Sao, thuyền trưởng tàu viễn dương, Vốt-cô à? Có phải Vô-ta-cô không? NHÀN – Hình như vậy. Anh ấy không nói rõ lắm.
ÔNG NHA – Vô-ta-cô là gì chú Sửu?
VĂN SỬU – Là Công ty Tàu biển Viễn Dương. Ghê quá! Không ngờ đấy! Cậu Hưng là thuyền trưởng tàu Vô-ta-cô.
ÔNG NHA – Nhưng Vô-ta-cô là làm gì?
VĂN SỬU – Là chuyên môn chở hàng đi biển buôn bán với nước ngoài, đi đủ nước trên thế giới. Nay Nhật, mai Pháp, ngày kia Hồng Kông, Xanh-ga-po. (Tặc lưỡi) Vôtscô ngày nay là nhất đấy bác ạ. Nhất trên bậc thang danh vọng trong xã hội không nghề gì sang trọng bằng. Còn hơn cả phi công, hơn cả lái tàu vũ trụ.
ÔNG NHA (Trợn mắt) – Hơn phi công, hơn lái tàu vũ trụ, hơn Phạm Tuân?
VĂN SỬU – Đúng rồi! Tàu vũ trụ thì chở cái gì được, mua gì bán gì trên vũ trụ vắng tanh ấy. Đằng này Vôtscô... Thật đúng là bác còn xa thực tế quá đấy. “Nhất biển nhì xe”, làm như cậu Hưng vừa có danh vọng, lại vừa có... kinh tế. (Thì thào) – Giầu lắm bác ạ.
ÔNG NHA – Chứ không chỉ tài xế tàu?
NHÀN – Anh ấy là thuyền trưởng.
VĂN SỬU – Là chỉ huy của cái tàu.
ÔNG NHA – Lạ nhỉ, thế thì phải gọi là tàu trưởng chứ, sao lại thuyền trưởng?
VĂN SỬU – Thì người ta gọi tượng trưng thế. Chữ nghĩa nó phải thế. Thuyền trưởng chính là tàu trưởng. Cả xã ta, cả huyện ta từ xưa tới nay chưa ai làm được thuyền trưởng viễn dương đâu! Chú Hưng giỏi thật! Tài thật
ÔNG NHA – Như vậy là có danh tiếng?
VĂN SỬU – Danh tiếng lắm. Nhất đấy!
ÔNG NHA – Lạ thật. Cái chú Hưng trông khù khờ, bẽn lẽn rụt rè như rắn mối, ai ngờ ghê gớm thật!
ÔNG THÀNH - Thì tôi đã bảo mà….
ÔNG NHA – Tốt đấy. Mừng cho ông... Mà ông Thịnh này, lúc này ông đã nói gì nhỉ? Thằng Hưng nhà ông với con Nhàn nhà tôi.... Có phải không Nhàn?
NHÀN – Dạ... (Bối rối) Anh Hưng rất tốt ạ. Chúng con rất thân nhau... Nhưng chúng con đã hứa với nhau: Bao giờ đạt được ước mơ mới tính đến chuyện...
ÔNG NHA – Chuyện hạnh phúc lứa đôi. Ta hiểu rồi. Bây giờ thì các con đã đạt. Viễn dương hàng hải Vôtscô. Khá lắm! Phấn đấu tốt đấy. Nhất trong xã hội, ích nước, lợi nhà... Được, chú ấy xứng đáng với gia đình ta đấy! Chỉ e chính mày thì lại không xứng đáng với anh ấy. Tự dưng ai bảo mày đâm đầu chui về xã... Kĩ sư chăn nuôi... Nhàn ạ, mày chỉ nên xưng là kĩ sư thôi, không cần hai chữ chăn nuôi vào làm gì, nghe nó không ra làm sao! Ông Thình ạ, tôi tán thành đấy. Cậu con giai ông đúng là có chí lớn hơn người. Khá lắm, phải thế! Tôi rất ưng. Thế là chúng ta đã thành người nhà rồi... (Bắt tay ông Thình).
ÔNG THÌNH – Cám ơn bác... Em thay bố mẹ nó nuôi nó, là chú nhưng như cha, muốn thấy nó hiển đạt sung sướng...
ÔNG NHA – Ông có công lắm. Tôi rất quý ông. Phải có chí tiến thủ. Thế là xã Hùng Tâm ta từ nay có thêm một người quan trọng thuyền trưởng Vôtscô. Tuyệt lắm! Bao giờ cậu ấy về đây, Nhàn?
NHÀN – Con chả biết. Đời người thuyền trưởng, lênh đênh sóng nước nay đây mai đó... Không biết anh ấy còn nhớ đến quê nhà, đến những kỉ niệm cũ... (Mơ mộng) Chắc anh ấy cũng vất vả lắm... Sóng nước, bão gió... Con tàu băng qua các đại dương... Ôi, anh Hưng, đúng như lời ta hẹn ước ngày chia tay năm nào. Anh Hưng!
(Đèn chiếu vào Nhàn. Âm nhạc. Hiện lên cảnh tượng năm nào. Buổi chia tay của Nhàn và Hưng.)”.
(Tuyển tập kịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1994)
a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
b) Tính chất hài kịch của đoạn trích được thể hiện như thế nào?
c) Tính cách nhân vật cô Nhàn (kĩ sư nông nghiệp) và bố mình (ông Toàn Nha) khác nhau như thế nào?
d) Đoạn trích này làm rõ thêm nội dung gì cho đoạn trích Đổi tên cho xã đã học trong SGK?
Trả lời:
a) Nội dung chính của đoạn trích kế tiếp về những suy nghĩ viển vông, hư danh của ông Toàn Nha (chủ tịch xã) thông qua các đối thoại về nghề lái tàu biển của Hưng và đặc biệt về nghề kĩ sư chăn nuôi của cô Nhàn (con gái ông Toàn Nha)
b) Tính chất hài kịch của đoạn trích được thể hiện thông qua nội dung các lời thoại của ông Toàn Nha và một số chỉ dẫn sân khấu.
– Nội dung các lời thoại của ông Toàn Nha cho thấy ông là người thiếu những hiểu biết sơ đẳng, nhưng lại hay bốc đồng, thích hình thức phô trương, sang trọng... Ví dụ:
+ Khi nghe nói Hưng làm nghề lái tàu thì có vẻ coi thường: “Lái tàu thi cũng như lái xe. Con Nhàn nhà tôi là nhà khoa học.” và cho đó là lí do không hợp với con ông. Nhưng khi biết Hưng là thuyền trưởng lái tàu cho Công ty Tàu biển Viễn Dương “Nay Nhật, mai Pháp, ngày kia Hồng Kông, Xanh-ga-po..” thì ông trợn mắt ngạc nhiên, thán phục,...
+ Khi biết Nhàn là kĩ sư chăn nuôi và được con gái giải thích nghề của cô chỉ là nuôi bò, lợn, gà, vịt,... chỉ làm những việc như thụ tinh nhân tạo, lai giống lợn... thì ông tỏ ra vọng khủng khiếp: “Sao? Con đi học năm sáu năm để về xã nuôi lợn, nuôi gà?”, “Ối giời ơi, cái nghề như lão Độp, mà cũng cần bằng đại học à?".
– Các chỉ dẫn sân khấu cũng góp phần làm rõ chân dung nhân vật Toàn Nha. Ví dụ, các chỉ dẫn: “ÔNG NHA (Trợn mắt) – Hơn phi công, hơn lái tàu vũ trụ, hơn Phạm Tuân?” hoặc chi tiết bắt tay ông Thình: “Khá lắm, phải thế! Tôi rất ưng. Thế là chúng ta đã thành người nhà rồi... (Bắt tay ông Thình).”.
c) Tính cách nhân vật cô Nhàn và ông Toàn Nha rất khác nhau, thậm chí ngược nhau. Có thể thấy ông bố chuộng hư danh, thích thành tích, thích phô trương,... còn cô con gái chân thực, giản dị và rất thực tế, như cô nói: “không mơ mộng viễn vòng như trước kia nữa, con hiểu là nghề nghiệp của con, trở về địa phương, sẽ có ích hơn...”.
d) Đoạn trích này làm rõ thêm chân dung “bệnh sĩ” của ông Toàn Nha, chủ tịch xã, vốn đã được thể hiện khá rõ trong văn bản Đổi tên cho xã đã học trong SGK.
Cái kính
Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặc điểm truyện cười thường thể hiện trên những phương diện nào?
Trả lời:
Đặc điểm truyện cười thường thể hiện trên những phương diện như: cốt truyện, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, kết thúc bất ngờ,... Các em dựa vào các yếu tố vừa nêu để làm rõ những đặc điểm truyện cười thông qua văn bản Cái kính.
Trả lời:
Ví dụ: Truyện cười hiện đại: Cách vào đề bá đạo của thầy giáo
Đầu giờ học toán, cô giáo đưa ra một bài kiểm tra cho cả lớp.
– Tôi hỏi bạn, nhạc ăn cắp được gọi là gì?
– Thưa thầy là đạo văn!
– Ăn cắp ý tưởng là gì?
– Đó là một ý tưởng!
Ăn trộm thơ gọi là gì?
– Đó là một nhà thơ!
– Còn trộm răng thì sao?
Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…
– Mở sách ra, hôm nay chúng ta sẽ học … “đạo hàm”.
Ví dụ: Truyện cười dân gian: Lợn cưới áo mới
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.
Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
→ Mâu thuẫn tạo nên tiếng cười:
- Yếu tố gây cười:
+ Anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều, sự kiên nhẫn củaanh ta là rất đáng khen nhưng chỉ khi nó được áp dụng vào đúng mục đích. Thế mà, anh ta lại dùng quỹ thời gian đó chỉ để đợi lời khen sáo rỗng của người khác về chiếc áo mới của mình. Điều đó thật lố bịch và có phần trẻ con.
+ Và đúng là trời không phụ lòng người đã mang đến anh lợn cưới cho anhta, “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không”. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh tìm lợn “Lợn cưới”: Không nhất thiết phải nói là "lợn cưới", chỉ cần nói "lợn" là đủ nhưng anh chàng cứ cố nhấn mạnh yếu tố "cưới" ở đây để khoe của, khoe con lợn của mình.
+ Tuy nhiên anh chàng này lại gặp ngay "đối thủ" khoe khoang cũng ngang cơ mình. Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết, anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
- Tác giả dân gian kích thích tiếng cười của ta nhiều lần và làm cho tiếng cười nâng lên dần tầng mức rồi kết thức nó khi đạt đến tuyệt đỉnh. Đó chính là nghệ thuật tiệm tiến, hay còn là cách bố cục gói kín mở nhanh.
- Bên cạnh đó, tiếng cười còn được tạo nhờ cách sử dụng ngôn ngữ khoe lố bịch; qua việc miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật; nghệ thuật phóng đại; …
Trả lời:
- Các bác sĩ khám mắt trong truyện tuy là có người đi du học về, đều là người có học thức, trình độ chuyên môn nhưng khi khám cho bệnh nhân thì đều khám không có tâm, khám qua loa, dối trá để khiến bệnh nhân vừa tốn tiền, tốn thời gian và vẫn không giúp gì được cho bệnh nhân.
- Nhân vật “tôi” là người thích sĩ diện, chỉ vì muốn bản thân mình trông thật tri thức mà đã kiên quyết đi cắt kính để rồi vừa tốn tiền của lẫn thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt mặc dù mặt anh ta vẫn bình thường.
- Sự thật: mắt nhân vật “tôi” bình thường, không có vấn đề gì cả.
- Điều được phóng đại: mỗi lần đi khám lại phát hiện ra một loại bệnh về mắt.
Trả lời:
- Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.
- Truyện xây dựng hình tượng nhân vật đại diện cho những con người sĩ diện, bất chấp mọi thứ chỉ để đạt được điều mình mong muốn, đồng thời, hình tượng các bác sĩ khám mắt cho nhân vật “tôi” ai cũng khám sai nhưng đều chê người khám trước là lang băm, ngu dốt.
- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.
Trả lời:
- Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật tôi vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi. Điều đó vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay bởi tồn tại rất nhiều người như thế.
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Trả lời:
- Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.
- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.
Trả lời:
- Chi tiết gây cười trong văn bản:
+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.
+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.
+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.
+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.
- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.
Trả lời:
- Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-Đanh là một người ngu dốt, thiếu hiểu biết, lại có tính háo danh và đầy lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang thời đó. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may về bộ lễ phục. Ngoài ra, khi được bốn thợ phụ mặc đồ cho, được gọi bằng những danh xưng ông lớn, cụ lớn, đức ông thì ông cảm thấy sung sướng ra mặt, thấy mình sang trọng, quý phái nên đã thưởng cho bốn thợ phụ cả ba lần nịnh bợ mình.
Trả lời:
- Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán, châm biến những người trong xã hội có thói háo danh, sĩ diện, thích nịnh bợ.
Trả lời:
- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.
- Mô-li-e sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ.
- Ông là một người đa tà, ông vừa viết kịch, viết văn, làm thơ, là diễn viên. Mô- li-e được nhận xét là một trong số các nhà văn vĩ đại nhất của ngôn ngữ Pháp và văn học phổ quát.
- Được sự bảo trợ từ các quý tộc Philippe I, Công tước xứ Orleans,… Mô- li- e đã biểu diễn một màn trình diễn ấn tượng tại Louvre trước mặt Nhà vua. Sau đó, Mô- li- e đã được cấp quyền cho phép sử dụng salle du Petit-Bourbon gần Louvre, đây là một căn phòng rộng được dùng để trình diễn cho những buổi biểu diễn sân khấu. Tiếp theo đó, Mô- li- e được cấp thêm quyền sử dụng nhà hát. Không làm khán giả thật vọng, Mô- li- e tạo được tiếng vang và thành công lớn qua các vở kịch đặc sắc. Với sự ưu ái của hoàng gia, ông và đoàn kịch đã nhận được một khoản trợ cấp cùng danh hiệu “Đoàn kịch của nhà vua”.
- Năm 1658, ông thành lập đoàn kịch của riêng mình, được biết đến với cái tên Troupe de Monsieur, và bắt đầu viết và sản xuất các vở kịch của riêng mình.
- Năm 1673, trong khi đang trình diễn đóng vai một người bệnh, khi vở kịch tới đoạn cao trào, ông đã bị ho và xuất huyết, cuối cùng ông vẫn hoàn thành biểu biểu diễn và được đưa về nhà rồi mất sau đó vài giờ. Theo luật lệ, một diễn viên kịch như Mô- li- e không được an tán theo những nghi lễ của nhà thờ, nhưng nhờ có sự can thiệp của nhà vua, ông đã được chôn cất ở nơi đây.
- Ông có nhiều vở kịch nổi tiếng: Ác-tuýp (1664), Đông Gioăng (1665), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670),...
Câu 6 trang 42, 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“PHÓ MAY – Khoan đã, không thể mặc như thế được. Thứ áo này phải mặc đúng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ở này! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái.
Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiểm vừa rồi, hai chủ thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đảm thơ, phô áo mới cho họ xem có được không Chi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc
THỢ PHỤ – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.
ÔNG GIUỐC-ĐÁNH – Anh gọi ta là gì?
THỢ PHỤ – Bẩm, ông lớn ạ.
ÔNG GIUỘC-ĐANH – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thi thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này!
THỢ PHỤ – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.”.
(Trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e)
a) Nhận biết và chỉ ra ví dụ cụ thể về các yếu tố: lời nhân vật, tên nhân vật, chỉ dẫn sân khấu,... trong đoạn trích trên.
b) Điều gì khiến người đọc buồn cười khi đọc đoạn trích trên? Dẫn ra chi tiết mà em thấy buồn cười nhất.
c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp phóng đại chỗ nào?
d) Vì sao ông Giuốc-đanh thưởng cho tốp thợ may? Em nhận xét gì về lí do mà ông Giuốc-đanh thưởng cho họ?
Trả lời:
a) Lời nhân vật: "Tôi sắp phát khùng lên vì bác đấy thì bác phó may láu cá lại viện cớ rằng vì bộ lễ phục này quá cầu kỳ nên vừa khó làm, vừa tốn công: Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại làm bộ lễ phục của ngài đấy."
Tên nhân vật: Phó may, Ông Giuốc-đanh
Lời chỉ dẫn sân khấu: Bốn chủ thợ phụ ra, hai chủ cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chủ thì lật cho ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc
b) Bốn chủ thợ phụ ra, hai chủ cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chủ thì lật cho ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.
c) Việc đám thợ phụ gọi là ông Giuốc-đanh là “ông lớn” hoặc “cụ lớn” không có gì đặc biệt nhưng được ông Giuốc-đanh hiểu sai là tôn vinh, quý phái,”không tầm thường đâu”,... và thưởng tiền cho đám thợ phụ chính là đã sử dụng thủ pháp phóng đại.
d) Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”. Bởi ông Giuốc-đanh là người ưa nịnh nọt.
Thi nói khoác
Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nói khoác là gì? Có những từ nào khác chỉ hiện tượng nói khoác?
Trả lời:
Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính hay và nói khoác đồng nghĩa với khoác lác, nói phét, phét lác hay khoe khoang những cái mình không có, hoặc nói quá sự thật phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật.
Một số từ tương tự từ “nói khoác” như: “nói phét”, “nói xạo”, “nói dóc”,
Trả lời:
a. Cốt truyện:
Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn vào bậc nhất trong văn học dân gian. Tuy nhiên, ngắn gọn mà vẫn bảo đảm đầy đủ một cốt truyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Truyện cũng có cao trào, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút đúng theo quy trình một cốt truyện hiện đại sắc sảo.
Cốt truyện của truyện cười luôn được đặt trong một hoàn cảnh thích hợp để có thể bật ra tiếng cười và truyện thường được cấu tạo như một màn kịch ba lớp
Độ dài của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn chỉ tầm 1 trang chữ. Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác.
Tóm lại, truyện cười thường có cốt truyện đơn giản, tình tiết cô đọng hàm súc nhưng chặt chẽ hợp lý như một màn kịch ngắn. Không có câu chữ, chi tiết thừa và không hề được miêu tả một cách dài dòng. Kết thúc bất ngờ, độc đáo.
b. Cách xây dựng nhân vật:
Truyện cười có khá ít nhân vật. Trong thế giới nhân vật phong phú của truyện cười, ta nhận ra ba loại nhân vật xoay quanh mục đích gây cười. Đó là nhân vật bị cười (Là đối tượng của tiếng cười phê phán, đả kích, châm biếm); nhân vật cười (Nhân vật này thường xuất hiện trong truyện cười kết chuỗi , là nhân vật tích cực, chủ thể của tiếng cười phê phán ) và cuối cùng là nhân vật trung gian (Là phương tiện tạo ra tiếng cười phê phán).
TruyệnThi nói khoác xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn.Quan nào cũng nói khoác những thứ không có thật. Ông nào cũng muốn hơn thua nhau, không ai chịu ai nhưng cuối cùng đều thua một câu nói khoác của anh lính gác. Câu nói của anh lính gác có thật có giả. Thật là các quan đều nói khoác, còn giả là bắt các quan.
c. Giọng kể:
Nghệ thuật kể chuyện góp phần tôn lên, phát huy thêm sức hấp dẫn của cốt truyện tạo nên một chỉnh thể thống nhất của truyện cười dân gian. Trong Thi nói khoác thì các nhân vật tự thể hiện lời thoại của mình.
d. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ để gây cười được xem như một thủ pháp ngôn ngữ của truyện cười.
Biện pháp chơi chữ được sử dụng như nói quá trong truyện Thi nói khoác: "Tôi nhớ....con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ" để nói kháy ông thứ nhất do nó giống với chiếc dây mà ông thứ hai nói. Hay rõ hơn, quan thứ hai đã chế ngụ được quan thứ nhất
g. Các biện pháp gây cười:
Cách giải quyết bất ngờ, gây cười: Truyện cười với nhiều tình huống đáng cười nối tiếp nhau. Đỉnh điểm gây cười là tình huống cuối truyện (Cháy, Nam mô boong …). Mâu thuẫn tiềm tàng được đẩy lên tới tận cùng rồi được giải quyết đột ngột, bất ngờ (Tao thèm quá, Giàn lý đổ…)
Cường điệu gây cười: Tác giả dân gian hư cấu bằng thủ pháp cường điệu, phóng đại, thậm xưng để gây ra tiếng cười (Con rắn vuông, Thà chết còn hơn, Đánh chết nửa người…)
Trong truyện thi nói khoác thì Điều khiến mọi người cảm thấy buồn cười trong câu chuyện là cuộc đối thoại giữa các quan. Quan nào cũng nói khoác những thứ không có thật. Ông nào cũng muốn hơn thua nhau, không ai chịu ai nhưng cuối cùng đều thua một câu nói khoác của anh lính gác. Câu nói của anh lính gác có thật có giả. Thật là các quan đều nói khoác, còn giả là bắt các quan. Bởi anh chỉ là tên lính quèn đứng gác nên với anh, nó chỉ là lời nói khoác, một lời nói khoác khiến các quan phải chột dạ, sợ hãi.
Trả lời:
Dựa vào nội dung nói khoác của mỗi ông, có thể thấy rõ ông thứ hai muốn nói lỡm (nói có ý châm chọc) ông thứ nhất, ông thứ tư nói lỡm ông thứ ba.
+ Ông thứ nhất nói khoác về chuyện “con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ”.
+ Ông thứ hai nói khoác về cái dây thừng “gấp mười cái cột đình làng”, ý nói dậy thừng ấy để dắt con trâu phải to hơn con trâu ông thứ nhất thấy nhiều lần.
+ Ông thứ ba nói khoác về chuyện cây cầu dài “đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia”, “Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, câu qua nhưng khi sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi”.
+ Ông thứ tư lại lấy chuyện cây cầu dài mà nói chuyện “một cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi.”. Ý nói cây ấy để làm chiếc cầu dài kia.
Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?
Trả lời:
Người đọc buồn cười vì các ông quan đều nói khoác, ông này chọc ông kia. Nhưng buồn cười nhất là các ông quan nói khoác này đều bị người lính hầu đòi trói cổ lại vì đã “nói láo”. Anh lính hầu thoát tội vì thông minh biết “nói khoác” đúng lúc, đúng chỗ. Nói khoác mà có ẩn ý sâu xa: bọn quan lại toàn là một lũ nói khoác.
Trả lời:
- Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Trả lời:
Truyện Thi nói khoác là truyện cười, sử dụng thủ pháp phóng đại, nhưng vẫn chứa một phần sự thật. Sự thật ấy là: Trong thực tế, các quan lại thường hay bốc đồng, có một nói thành hai (nói phét, nói khoác).
Trả lời:
Câu chuyện Ba trọc:
Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
– Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
– Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.
Bài học rút ra: Thông qua truyện Ba trọc, người dân muốn gửi gắm đến bạn đọc việc hãy cân nhắc trước khi nói ra. Vô tình những câu nói của bạn sẽ khiến người khác hiểu lầm và đánh giá không hay về bạn. Mỗi lời nói cần phải suy nghĩ trước sau kẻo không may sẽ rước họa vào thân.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 6 trang 42, 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?...
Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây:...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: