Nêu một số đặc điểm truyện cười tiêu biểu thể hiện qua truyện Thi nói khoác

1.3 K

Với giải Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Hài kịch và truyện cười giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài 4: Hài kịch và truyện cười

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu một số đặc điểm truyện cười tiêu biểu thể hiện qua truyện Thi nói khoác.

Trả lời:

a. Cốt truyện:

Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn vào bậc nhất trong văn học dân gian. Tuy nhiên, ngắn gọn mà vẫn bảo đảm đầy đủ một cốt truyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Truyện cũng có cao trào, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút đúng theo quy trình một cốt truyện hiện đại sắc sảo.

Cốt truyện của truyện cười luôn được đặt trong một hoàn cảnh thích hợp để có thể bật ra tiếng cười và truyện thường được cấu tạo như một màn kịch ba lớp

Độ dài của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn chỉ tầm 1 trang chữ. Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác.

Tóm lại, truyện cười thường có cốt truyện đơn giản, tình tiết cô đọng hàm súc nhưng chặt chẽ hợp lý như một màn kịch ngắn. Không có câu chữ, chi tiết thừa và không hề được miêu tả một cách dài dòng. Kết thúc bất ngờ, độc đáo.

b. Cách xây dựng nhân vật:

Truyện cười có khá ít nhân vật. Trong thế giới nhân vật phong phú của truyện cười, ta nhận ra ba loại nhân vật xoay quanh mục đích gây cười. Đó là nhân vật bị cười (Là đối tượng của tiếng cười phê phán, đả kích, châm biếm); nhân vật cười (Nhân vật này thường xuất hiện trong truyện cười kết chuỗi , là nhân vật tích cực, chủ thể của tiếng cười phê phán ) và cuối cùng là nhân vật trung gian (Là phương tiện tạo ra tiếng cười phê phán).

TruyệnThi nói khoác xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn.Quan nào cũng nói khoác những thứ không có thật. Ông nào cũng muốn hơn thua nhau, không ai chịu ai nhưng cuối cùng đều thua một câu nói khoác của anh lính gác. Câu nói của anh lính gác có thật có giả. Thật là các quan đều nói khoác, còn giả là bắt các quan.

c. Giọng kể:

Nghệ thuật kể chuyện góp phần tôn lên, phát huy thêm sức hấp dẫn của cốt truyện tạo nên một chỉnh thể thống nhất của truyện cười dân gian. Trong Thi nói khoác thì các nhân vật tự thể hiện lời thoại của mình.

d. Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ để gây cười được xem như một thủ pháp ngôn ngữ của truyện cười.

Biện pháp chơi chữ được sử dụng như nói quá trong truyện Thi nói khoác:  "Tôi nhớ....con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ" để nói kháy ông thứ nhất do nó giống với chiếc dây mà ông thứ hai nói. Hay rõ hơn, quan thứ hai đã chế ngụ được quan thứ nhất

g. Các biện pháp gây cười:

Cách giải quyết bất ngờ, gây cười: Truyện cười với nhiều tình huống đáng cười nối tiếp nhau. Đỉnh điểm gây cười là tình huống cuối truyện (Cháy, Nam mô boong …). Mâu thuẫn tiềm tàng được đẩy lên tới tận cùng rồi được giải quyết đột ngột, bất ngờ (Tao thèm quá, Giàn lý đổ…)

Cường điệu gây cười: Tác giả dân gian hư cấu bằng thủ pháp cường điệu, phóng đại, thậm xưng để gây ra tiếng cười (Con rắn vuông, Thà chết còn hơn, Đánh chết nửa người…)

Trong truyện thi nói khoác thì Điều khiến mọi người cảm thấy buồn cười trong câu chuyện là cuộc đối thoại giữa các quan. Quan nào cũng nói khoác những thứ không có thật. Ông nào cũng muốn hơn thua nhau, không ai chịu ai nhưng cuối cùng đều thua một câu nói khoác của anh lính gác. Câu nói của anh lính gác có thật có giả. Thật là các quan đều nói khoác, còn giả là bắt các quan. Bởi anh chỉ là tên lính quèn đứng gác nên với anh, nó chỉ là lời nói khoác, một lời nói khoác khiến các quan phải chột dạ, sợ hãi.

Đánh giá

0

0 đánh giá