Xác định từ ngữ phù hợp với mỗi chỗ trống trong các đoạn sau

173

Với giải Câu 7 trang 56 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ văn 11 Bài 9: Văn bản nghị luận

Câu 7 trang 56 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định từ ngữ phù hợp với mỗi chỗ trống trong các đoạn sau:

(luận điểm, lệch lạc, lí lẽ, luận cứ, bác bỏ, sai lầm, thuyết phục, dẫn chứng, cái sai, khách quan, tất cả, quá)

Ý nghĩa

+ Trong thực tế đời sống, có những ý kiến..., những quan điểm..., cần phải bác bỏ để bảo vệ những điều đúng đắn.

+ Nghị luận là nghệ thuật... Để thuyết phục, cần biết bác bỏ. Muốn..., cần hiểu rõ yêu cầu và cách thức bác bỏ.

Đặc điểm

+ Bác bỏ là dùng... và....để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm..., từ đó, có nhận thức và hành động đúng. + Nội dung bác bỏ: luận điểm hoặc... hay cách thức lập luận của đối tượng.

+ Cách thức bác bỏ: dùng thực tế hoặc phép suy luận,... để chỉ ra, phân tích... hoặc điểm tồn tại, hạn chế của..., luận cứ hoặc lập luận.

Yêu cầu

+ Khi bác bỏ, cần có thái độ..., đúng mực, lịch sự.

+ Cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bác bỏ, phủ nhận...

+ Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung, tránh nói... hoặc nói chưa tới.

Trả lời:

Ý nghĩa

+ Trong thực tế đời sống, có những ý kiến sai lầm, những quan điểm lệch lạc, cần phải bác bỏ để bảo vệ những điều đúng đắn.

+ Nghị luận là nghệ thuật thuyết phục. Để thuyết phục, cần biết bác bỏ. Muốn bác bỏ, cần hiểu rõ yêu cầu và cách thức bác bỏ.

Đặc điểm

+ Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm sai lệch, từ đó, có nhận thức và hành động đúng. + Nội dung bác bỏ: luận điểm hoặc luận cứ hay cách thức lập luận của đối tượng.

+ Cách thức bác bỏ: dùng thực tế hoặc phép suy luận,... để chỉ ra, phân tích cái sai hoặc điểm tồn tại, hạn chế của luận điểm, luận cứ hoặc lập luận.

Yêu cầu

+ Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, đúng mực, lịch sự.

+ Cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bác bỏ, phủ nhận tất cả.

+ Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung, tránh nói quá hoặc nói chưa tới.

Đánh giá

0

0 đánh giá