Sách bài tập Ngữ Văn 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 9 | Kết nối tri thức

151

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 9

Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56 - 57) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, “đồng” hiện lên với những đường nét, sắc thái cụ thể nào?

Trả lời:

Trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, “đồng” hiện lên với những đường nét và sắc thái: Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do. 

Trả lời:

Ở khổ thơ đầu, được gợi cảm hứng từ tiếng hò thân quen đã trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại về nỗi thương nhớ, nỗi cô đơn, hiu quạnh, lạnh lẽo của người tù. Tiếng hò ấy đã gợi ra biết bao nỗi nhớ, kí ức về hình ảnh quen thuộc nơi đồng quê hiện về trong tâm trí tác giả. Không chỉ nhớ về đồng quê, Tố Hữu còn nhớ tới hình ảnh con người lao động – những người dân nơi thôn quê cần cù, giản dị mà chất phác, họ đã quen với việc “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”. Nhà thơ tiếp tục bày tỏ nỗi nhớ thương da diết của mình qua các chi tiết, hình ảnh: giọng hò, sương, lúa, tiếng xe lùa nước,….

Tất cả đều là mang một sự thân quen của nơi quê hương xa xôi, cách trở. Và trong nỗi nhớ thương da diết ấy, hình ảnh người mẹ già yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí tác giả. Mẹ- chính là người mà tác giả nhớ nhất, thương nhất trong nỗi nhớ của mình. Và sau những thoáng tủi hổ, buồn thương ấy, người chiến sĩ lại thiết tha với tình yêu cuộc sống, anh ấy lại dũng cảm kiên trì, đấu tranh với những phút giây yếu mềm để vượt qua nó.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Hãy chọn phân tích một hình ảnh trong bài thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu đậm nhất.

Trả lời:

- Hình ảnh ấn tượng: 

“Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!”

- Tất cả những điều là quen thuộc và thân thương nhất, nhưng vào khoảnh khắc này, nhà thơ lại chẳng thấy gì “đâu cả rồi“. Câu hỏi ấy vang lên nhưng chẳn có một lời đáp, điều đó như là một nhát dao đâm sâu vào trong lòng người tù, khiến cho người thi sĩ trở nên đau đớn, xót xa, tủi nhục hơn bao giờ hết. Giờ đây, khi ở trong nhà lao tăm tối này, mọi thứ trở nên cách biệt và xa xôi biết nhường nào. Và trong nỗi nhớ thương da diết ấy, hình ảnh người mẹ già yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí tác giả. Mẹ - chính là người mà tác giả nhớ nhất, thương nhất trong nỗi nhớ của mình. 

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định mối liên hệ về nội dung giữa khổ thơ thứ 3 với các khổ thơ 10, 11.

Trả lời:

Mối liên hệ là: Khát vọng tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình khi thấy quê hương, đất nước chìm trong bí bách, ngục tù. 

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét khái quát của bạn về đặc điểm con người nhân vật trữ tình được thể hiện qua bài thơ.

Trả lời:

Nhân vật trữ tình được hiện lên với tình yêu quê hương tha thiết, cùng với lý tưởng cách mạng, yêu đất nước, mong muốn đất nước được tự do độc lập. 

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong bài thơ, những từ ngữ địa phương nào đã được sử dụng? Việc sử dụng những từ ngữ ấy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Trả lời:

- Các từ ngữ địa phương là: ruồng tre, hố, chừ, khám,…

- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào, yêu thương sâu nặng với mảnh đất Huế thân thương của tác giả. Đồng thời làm cho bài thơ có nét riêng, để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc. 

Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.59) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nêu suy nghĩ của bạn về việc tác giả đổi tên ban đầu của bài thơ là Chiều trên sông thành Tràng giang (Lưu ý: Xem lại phần giới thiệu về bài thơ ở trong SGK).

Trả lời:

Ban đầu Huy Cận định đặt tên cho bài thơ của mình là "Chiều trên sông" - một cụm từ thuần Việt gợi cảnh ngày tàn trên dòng sông, thế nhưng sau đó, với cảm quan của một nhà thơ vừa hiện đại nhưng không kém phần cổ điển, ông đã đổi tên thành "Tràng giang". Tràng giang là từ Hán Việt và có tên gọi khác là "trường giang", dùng để chỉ con sông dài. Việc sử dụng từ Hán Việt làm nhan đề không chỉ giúp bài thơ gợi cảnh sông nước cụ thể mà dường như hiện lên là cảnh sông nước muôn đời. Dòng sông không chỉ hiện lên với chiều dài, chiều rộng của không gian địa lí mà còn mang chiều sâu lịch sử, văn hóa. m hưởng cổ kính, trang trọng vì thế được nhấn mạnh hơn bao giờ hết.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, để thể hiện một nội dung cảm xúc và triết lí như đã có ở bài Tràng giang, trong hai thể thơ lục bát và bảy chữ, việc sử dụng thể thơ nào tỏ ra phù hợp hơn? Vì sao?

Trả lời:

- Việc sử dụng thể thơ bảy chữ phù hợp hơn.

-  Vì: Nếu sử dụng thể thơ lục bát thì nó sẽ mang hướng hiện đại hẳn và không phù hợp với nội dung cảm xúc và triết lí. Cho nên tác giả sử dụng thể thơ bảy chữ để mang hơi hướng Đường thi, thể hiện rõ nét hơn về tính triết lí cũng những hướng cổ điển. 

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra những yếu tố đưa đến âm điệu buồn bao trùm bài thơ.

Trả lời:

- Các yếu tối đưa đến âm điệu buồn: 

+ Sử dụng từ Hán Việt trong nhan đề.

+ Sử dụng các điển tích điển cố.

+ Sử dụng từ láy ở cuối dòng thơ.

+ Sử dụng phép đảo để tạo điểm nhấn, nhấn mạnh về nỗi buồn.

→ Tạo nên âm điệu buồn bao trùm bài thơ.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tính tượng trưng của một số hình ảnh nổi bật trong bài thơ.

Trả lời:

- Một số hình ảnh nổi bật: 

+ Sóng gợn: Hình ảnh "sóng gợn" gợi cho ta liên tưởng tới những làn sóng đang lan ra, loang ra đến vô tận cũng giống như nỗi buồn của nhà thơ âm thầm mà da diết khôn nguôi. Con sóng ở giữa một dòng sông dài và rộng càng làm cho nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên. 

+ Câu cuối đoạn “Củi một cành khô lạc mấy dòng”, chính là tâm sự, là nỗi niềm, là thân phận của tác giả. Giữa mênh mông sóng nước như thế, lại chỉ có một nhánh củi khô nhẹ bẫng, trơ trọi, đơn độc lênh đênh không biết trôi dạt về đâu. Cũng như chính Huy Cận hoang mang, lạc lõng trước thời cuộc, không có tiếng nói, sức ảnh hưởng, không biết rồi mai đây số phận đẩy đưa, thời thế đất nước sẽ ra sao, bất lực và bế tắc vô cùng.  

Trả lời:

- Giữa nửa đầu và nửa sau của từng khổ thơ có sự khác biệt, nếu nửa đầu khắc họa khung cảnh thiên đẹp, rộng lớn, bao la thì nửa sau mang nặng tâm trạng u buồn, sự vắng lặng của cảnh vật cũng chính là nỗi buồn của nhân vật trữ tình. 

- Hiện tượng có “quy luật” này nói lên: Tác giả xây dựng cấu tứ như vậy nhằm nhấn mạnh không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. Cả hai như cùng kết hợp để càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cô đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn năm lại vậy.

 

Trả lời:

Từ “dợn dợn” có điểm đặc biệt đó là: “dợn” là hình ảnh mặt nước chuyển động nhỏ, lên xuống rất nhẹ khi bị xao động. Ở câu thơ này, lòng nhớ quê hương bỗng dợn lên như sóng tâm hồn, khi phóng tầm mắt nhìn (vời trông) ra con nước mênh mông, nhưng không phải chỉ dợn lên một lần rồi thôi, mà là dợn dợn nghĩa là xao động liên tục. Đây là dụng ý của tác giả, không thể thay thế bằng từ nào khác.

Bài tập 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Con đường mùa đông trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.61 - 63) và trả lời các câu hỏi: 

Trả lời:

- Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi qua nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy âm thanh để cực tả cái yên ắng.

→ Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường của chính mình.

Trả lời:

- Ý thức của nhân vật trữ tình tìm đến điểm tựa là: Khúc ca ngân dài của người xà ích. 

- Nhân vật đã ngộ ra về quy luật vận động của cuộc sống: Sẽ có những niềm vui khôn tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu. 

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm trong khổ thơ 4 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ cho thấy tâm tưởng của nhân vật trữ tình không còn chìm đắm vào nỗi buồn ở hoàn cảnh hiện tại. 

Trả lời:

- Các từ ngữ, hình ảnh: Rừng sâu và tuyết; cột sọc chỉ đường, rơi vào tầm mắt.

→ Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những cánh rừng sâu bạt ngàn. Không gian càng ngày càng được mở rộng. Tất cả mang đến một ấn tượng về một đất nước rộng lớn và hùng vĩ. Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời. Chúng ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người, đánh dấu những điều mà ta đã trải qua. 

Trả lời:

Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Puskin đã diễn tả những cung bậc cảm xúc cùng những khát khao cao đẹp nhất của con người bằng một hình thức giản dị. Thiên nhiên dù là thảo nguyên hay bão tuyết, tất cả đều nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn trong thơ ông là thực sự là “Nỗi buồn trong sáng”, rất hiện thực mà rất đỗi nên thơ. 

Bài tập 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Thời gian trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.74) và trả lời các câu hỏi: 

Trả lời:

- Thể thơ: Tự do.

- Thể thơ này phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ. Vì thể thơ tự do có sự linh hoạt về số tiếng trong một dòng thơ, giúp thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa thời gian, cuộc đời với con người và nghệ thuật. 

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ?

Trả lời:

- Hầu hết các câu thơ đều có sự xuất hiện của yếu tố tượng trưng, giúp cho bài thơ có cách thể hiện độc đáo ấn tượng.

+ “Thời gian qua kẽ tay”. Nó lặng lẽ chạm vào ta rồi lướt qua nhanh chóng đến không tưởng. Con người trầm ngâm cảm nhận từng dấu ấn đi “qua kẽ tay” để rồi vấn vương, nuối tiếc. Câu thơ năm chữ mở đầu đã đem đến một sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Thời gian quý giá nhưn mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. Và trong khi len qua kẽ tay ta, thoát khỏi sự níu giữ của con người, thời gian đã thật vô tình “Làm khô những chiếc lá”. Sự trôi chảy của thời gian khiến con người và vạn vật phai tàn. Những chiếc lá mới hôm nào còn mơn mởn, nay trở nên héo úa. Thanh xuân của con người cũng vậy, tươi đẹp và ngắn ngủi, chẳng mấy chốc ta đã đặt một chân vào ngưỡng cửa tuổi già.

+ “Rơi” ở đây là lìa xa, quên lãng. Mải miết chạy đua với cuộc sống, con người bỗng giật mình rồi buồn đau, hụt hẫng khi mọi điều dấu yêu vụt khỏi tầm tay.

+ …

Trả lời:

Việc lặp lại từ “riêng” đã thể hiện sự khẳng định của sự trường tồn với nghệ thuật chân chính “câu thơ”, “bài hát”. Dù mọi việc, mọi vật có mất đi, biến mất thì nghệ thuật chân chính sẽ còn mãi, sẽ phát triển mạnh mẽ tiếp. 

Trả lời:

Nghĩa ẩn dụ đó là sự trường tồn, còn mãi, không bị biến mất của nghệ thuật chân chính.

Trả lời:

Bản chất và mối tương quan: Thời gian quý giá nhưng mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. Sự trôi chảy của thời gian khiến con người và vạn vật phai tàn. Tuy nhiên có vật vẫn sẽ trường tồn còn mãi không bị ảnh hưởng bởi thời gian đó là nghệ thuật chân chính và tình yêu. Nhà thơ không chỉ cảm khái trước những giá trị cao cả bất diệt mà còn đề ra một phương cách sống ý nghĩa, cho ta thấy giá trị của nghệ thuật và tình yêu. Nếu thấy mình già nua và cũ kĩ, hãy ngân lên những vần thơ và những khúc ca, hãy soi mình vào đáy mắt người yêu. Những điều bình dị nhất lại chính là cứu cánh có tâm hồn.

Bài tập 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại khổ thơ 5 của bài thơ Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56) và trả lời các câu hỏi: 

Trả lời:

Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”. Tác giả đã gợi lên khung cảnh, trên những mảnh ruộng đang có rất nhiều những người nông dân đang cúi người làm việc. Cái nắng, cái gió và tư thế làm việc khiến cho vẻ ngoài của họ mang những nét vất vả, khổ cực. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai. 

Trả lời:

-  Sự gắn kết: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt làng quê thân thương và rất đỗi bình dị hiện ra trước mắt người tù cộng sản, chỉ là tưởng tượng thôi nhưng nó sống động và tuyệt đẹp, giàu xúc cảm biết bao. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, ở trong tâm tưởng của nhà thơ còn có con người, những người nông dân cơ cực vất vả nhưng ấm áp tình người. Chính họ đã tạo ra hình ảnh đồng ruộng quê hương tươi đẹp. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

- Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng sâu đậm, ý nghĩ về tương lai tươi sáng, tương lai của dân tộc.

Trả lời:

-  Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa “bùn hi vọng”.

- Tác dụng: Thể hiện niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp, hạnh phúc no đủ. Đồng thời, làm cho đoạn thơ thêm sinh động hấp dẫn với người đọc. 

Trả lời:

Nếu bỏ qua khổ thơ này, bài thơ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, không thể biểu đạt được hết tình cảm, cảm xúc nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về quê hương với những điều thân thuộc, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa. 

Trả lời:

Nhận xét: Cả hai hình ảnh đều thể hiện rõ nét về hình tượng người nông dân đang làm việc vào một buổi sáng bình minh, ánh sáng rực rỡ của một ngày mới như tượng trưng hướng về một tương lai tươi sáng. Đó như một lời cổ vũ tinh thần Cách mạng, tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân. 

Bài tập 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại khổ 2 của bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.59) và trả lời các câu hỏi: 

Trả lời:

Những ngọn gió vẫn đang nhẹ thổi trên dòng sông, làm cho lòng người có những cảm giác man mác, và sóng vỗ trên những rặng liễu và đìu hiu những nỗi buồn man mác của con người, giá trị thơ để lại cho chúng ta đó là những hình ảnh mang đậm giá trị và màu sắc thơ giàu sức biểu cảm nó đã mang lại được những giá trị to lớn, lơ thơ đã nói về mức độ thưa thớt của sự vật hiện tượng, và trong không gian yên tĩnh đó xuất hiện những tiếng của làng xa đang buồn vãn chợ chiều… trên cao tác giả đang ngắm nhìn những ánh sáng hiu hắt và những ánh nắng từ trên cao rọi xuống, hình ảnh thơ thật dài, thơ mộng, và tạo nên những sức sống mạnh mẽ và thu hút lòng người, giá trị của lời thơ mang màu sắc quê hương, những bến cô liêu những dòng sông dài đậm chất buồn và cả cảm xúc về những nỗi nhớ, và sự mênh mang của đất trời. 

Trả lời:

Như tự nhiên vốn có, không gian chợ búa gợi sự đông vui, tấp nập, nhưng trong đoạn thơ, hình ảnh chợ xuất hiện mà chẳng thấy chút hơi ấm của cuộc sống, tiếng cười nói, mua bán của con người. Vạn vật như nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. 

Trả lời:

Qua các hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ thể hiện: Càng rộng, càng cao, càng sâu bao nhiêu thì cảnh vật càng buồn vắng, lẻ loi bấy nhiêu. Sông tuy dài mà bến bờ cô lẻ, nỗi buồn như mở rộng theo chiều kích không gian, thấm sâu trong từng hơi thở.

Trả lời:

Nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý nắng xuống và trời lên để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời và cũng là nỗi buồn trong tâm trạng của nhà thơ. Đứng giữa một vùng mênh mông sông nước, đất trời hun hút, con người càng nhỏ bé hơn và nỗi buồn thì dài vô tận. 

Trả lời:

-  Cô liêu là một tính từ miêu tả sự lẻ loi và hoang vắng.

- Một số từ ngữ: hoang vắng, vắng vẻ, hiu quạnh…

Bài tập 7 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn thơ của Chế Lan Viên và trả lời câu hỏi: 

Trả lời:

-  Bài thơ được triển khai thành các khổ thơ, mỗi khổ có 2 dòng thơ. Tập trung hướng về em, với tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt. 

- Điểm độc đáo là mỗi khổ chỉ gồm 2 dòng thơ và kết thúc lại bằng 1 dòng thơ. 

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”?

Trả lời:

Vai trò: Vai trò và sức mạnh quan trọng của “em” đối với anh, không biết từ lúc nào, bóng dáng em đã in hằn trong tâm trí và trái tim của anh. Khi có em lòng anh bỗng thấy thật vui, em mang một sức sống tươi mới, làm cho cảnh vật cũng vì thề mà đâm trồi nảy nở. 

Trả lời:

Mối liên hệ về mặt nội dung đó là: Ở câu thơ đầu đó là hình ảnh em đi mang chim bay đi nhưng khi em về, mọi thứ như bừng sáng trở lại, khiến cho “anh” thêm động lực không còn sợ bất cứ điều gì. 

Trả lời:

Tính chất tượng trưng được thể hiện qua các từ ngữ “em về”; “em đi”; “tình em”; “tình ta”. Tạo nên một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương, của một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, nồng đượm như một buổi sáng của sớm mai, của một trái tim tin yêu tha thiết vào sự vĩnh cửu của một tình yêu thủy chung, đẹp đẽ.

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu. 

Trả lời:

- Niềm tin vào tình cảm của đôi ta đã gieo cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những nỗi sợ hãi, lo âu. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu đều từ cả hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả để đến với ánh sáng của buổi sớm mai và ngập tràn “rải hạt vàng chi chít”. 

→ Khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu, nhân vật trữ tình đã để trọn vẹn tình yêu cho đối phương. Một tình yêu nồng nàn, sâu sắc, chung thủy. 

Bài tập 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ được triển khai gồm 4 câu thơ thuộc thể loại thơ lục bát, hướng về bày tỏ niềm xót thương con sông thân yêu một thời gắn bó của mình. Tình cảm sâu nặng của ông khiến không ít độc giả phải bùi ngùi thương tiếc.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Theo ban, trong bài thơ, dòng (câu) nào đáng được xem là dòng (câu) then chốt? Vì sao bạn xác định như vậy?

Trả lời:

-  Câu thơ then chốt: “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.

- Vì: Câu thơ đã thể hiện sự bàng hoàng, giật mình của tác giả về một thời đã qua. Sự nuối tiếc quá khứ ấy đã làm cho ta thấy rõ hơn niềm đau của tác giả. Đó là niềm đau mất nước.  

Trả lời:

Đứng nơi đây, trước mặt là nhà cửa, ngô khoai vậy mà nhà thơ cứ ngỡ là mình đang đứng trước dòng sông quê cũ. Tế Xương “vắng nghe”, “tiếng ếch” đâu đây. Một hồi ức kỉ niệm đang hiện về trong tâm trí nhà thơ. Ông “giật mình” khi “tưởng” đến tiếng gọi đò hôm nao.. Sông hôm nay, nhưng tác giả nhớ lại những ngày thanh bình thuở trước cho nên nghe tiếng “ếch” nhà thơ lại “tưởng” tiếng gọi đò ngày xưa. Tư “tưởng” ở đây đã diễn tả được tâm trạng của Tế Xương. Đó là tâm trạng tiếc thương, là nỗi nhớ về thời thanh bình của đất nước.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1“Tiếng gọi đò” được nhắc tới trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa tượng trưng là: Thể hiện một thời đã qua, những kỉ niệm đó chỉ còn trong quá khứ, không thể lấy lại được. 

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Chỉ ra sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ. 

Trả lời:

Sự kết nối: Các hình ảnh có sự liên kết, kết nối với nhau. Đều là những hình ảnh quen thuộc ở làng quê. Nhìn thấy những ngô khoai, ruộng đồng, tác giả nhớ lại kí ức về con sông cũ và có hình ảnh con đò, tiếng ếch. 

Bài tập 9 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.

Trả lời:

Tóm tắt: Đoạn trích nói về vai trò quan trọng của tứ thơ: là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Tứ thơ chính là một phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới. 

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đoạn trích giúp bạn hiểu thêm gì về những thách thức mà nhà thơ phải vượt qua khi sáng tác một bài thơ cụ thể?

Trả lời:

Những thách thức: Cần phải nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc suy nghĩ của mình. Hay nói gọn lại là cần nhận ra tứ thơ.

Trả lời:

Em đồng ý trước những diễn giải về tứ thơ. Tứ thơ đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất. 

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Phân tích liên kết trong đoạn trích.

Trả lời:

-  Sử dụng phép thế “Tứ thơ” – “nó”.

- Sử dụng phép lặp “Tứ thơ”; “Nó”; “sự lóe sáng”.

- Dùng từ có nghĩa khẳng định ở câu cuối “Nói tóm lại”.

Đánh giá

0

0 đánh giá