Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn

714

Với giải Câu 6 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?
 

Trả lời:

Từ “dợn dợn” có điểm đặc biệt đó là: “dợn” là hình ảnh mặt nước chuyển động nhỏ, lên xuống rất nhẹ khi bị xao động. Ở câu thơ này, lòng nhớ quê hương bỗng dợn lên như sóng tâm hồn, khi phóng tầm mắt nhìn (vời trông) ra con nước mênh mông, nhưng không phải chỉ dợn lên một lần rồi thôi, mà là dợn dợn nghĩa là xao động liên tục. Đây là dụng ý của tác giả, không thể thay thế bằng từ nào khác.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá