Vì sao “tiếng ếch” lại khiến nhân vật trữ tình giật mình, ngỡ tiếng gọi đò vang vọng

273

Với giải Câu 4 trang 12 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vì sao “tiếng ếch” lại khiến nhân vật trữ tình giật mình, ngỡ tiếng gọi đò vang vọng?

Trả lời:

Đứng nơi đây, trước mặt là nhà cửa, ngô khoai vậy mà nhà thơ cứ ngỡ là mình đang đứng trước dòng sông quê cũ. Tế Xương “vắng nghe”, “tiếng ếch” đâu đây. Một hồi ức kỉ niệm đang hiện về trong tâm trí nhà thơ. Ông “giật mình” khi “tưởng” đến tiếng gọi đò hôm nao.. Sông hôm nay, nhưng tác giả nhớ lại những ngày thanh bình thuở trước cho nên nghe tiếng “ếch” nhà thơ lại “tưởng” tiếng gọi đò ngày xưa. Tư “tưởng” ở đây đã diễn tả được tâm trạng của Tế Xương. Đó là tâm trạng tiếc thương, là nỗi nhớ về thời thanh bình của đất nước.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá