Sách bài tập Ngữ Văn 11 Viết trang 8 | Kết nối tri thức

183

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Viết trang 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Viết trang 8

Bài tập 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Viết đoạn văn nêu nhận xét khái quát về tình huống độc đáo trong một truyện ngắn hiện đại mà bạn đã học hoặc đọc thêm. (Lưu ý dung lượng đoạn văn do bạn tự quyết định, căn cứ vào nội dung triển khai).

Trả lời:

Tình huống “nhặt” vợ đã được Kim Lân sáng tạo nên bằng cảm hứng nhân văn sâu sắc. Ông đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ, hoạn nạn. Ông xót thương nỗi đau khổ của dân tộc trước thảm họa năm Ất Dậu “người chết như ngả rạ”. Ông ái ngại cho một cô gái bị nạn đói cướp đi gần hết. Không còn tên tuổi. Không còn bố mẹ, anh chị em. Không gia đình quê hương. Mặt “xám xịt”, người “gầy sọp”, áo quần rách như tổ đỉa. Đói quá mất đi vẻ duyên dáng, “cầm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc”. Giá trị phẩm giá của người con gái trở nên rẻ rúng đáng thương! Trước mắt thị là vực thẳm là chết đói, thị phải “theo trai”, phải lấy Tràng... Kim Lân nhân hậu lắm. Ông đã tả cặp mắt, nụ cười của Tràng rất đẹp, rất vui. Ông đã phát hiện ra chút duyên thầm, nét nữ tính của thị. Cái “liếc mắt cười tít", câu mắng yêu và cái củng vào trán Tràng của thị trong tối tân hôn, được nhà văn diễn tả đẩy ý vị. Hạnh phúc đến với Tràng, tuy muộn mằn, tuy phải “nhặt” mới có vợ. nhưng đáng tự hào và trân trọng biết bao. Anh đã mua hai hào dầu tháp sáng tối tân hôn, đế xua tan cái tối tăm, nghèo khổ, cô độc, để mừng “vợ mới vợ mỉếc”, để soi sáng hạnh phúc tương lai. Tình tiết hai hào dầu rất giàu ý nghĩa nhân đạo. Kim Lân đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động. Ông đã tả giọt nước mắt trong nỗi lo, niềm vui của người mẹ nghèo khi nhận nàng dâu mới. Niềm tin "ai giàu ba họ, ai khó ba đời’’: nồi cháo cám đắng chát mà người mẹ già gọi là “chè khoáng ngon đáo để”, những câu chuyện vui, chuyện sau này của người mẹ chồng nói với con trai và con dâu lúc ăn cháo cám. Tất cả thể hiện một cách cảm động tình thương người, niềm tin đối với con người của tác giả “vợ nhặt”.

Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: “Cái hay của một tác phẩm truyện không phụ thuộc vào câu chuyện được kể mà chủ yếu phụ thuộc vào cách tác giả kể câu chuyện đó”.

Hãy nêu ý kiến của bạn về nhận định nêu trên qua phân tích một tác phẩm cụ thể (ý kiến được trình bày dưới dạng dàn ý dành cho một bài viết hoàn chỉnh).

Trả lời:

I. Mở bài

- Đưa ra ý kiến và giới thiệu vào Chí Phèo của Nam Cao.

- Vài nét tiêu biểu về tác giả Nam Cao: Ông được xem là đại diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực ở chặng đường phát triển cuối cùng của khuynh hướng này

- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo: Truyện ngắn kết tinh thành công của Nam Cao trên đề tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng

II. Thân bài

1. Làng Vũ Đại - không gian nghệ thuật của truyện ngắn

- Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện bởi toàn bộ những chuyện của Chí Phèo đều diễn ra tại đây

- Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt.

- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa.

→ Không gian nghệ thuật làm cơ sở đi sâu khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời thấy được giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

2. Nhân vật Bá Kiến

- Tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… → Xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn

- Nhân cách ti tiện bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông và độc ác

→ Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng

3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo

a. Sự xuất hiện của nhân vật

- Hắn vừa đi vừa chửi...: sự xuất hiện tự nhiên

- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên: Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi nhưng đằng sau đó thấy Chí Phèo mong muốn được coi là người bình thường

b. Lai lịch, cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù

- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa

- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:

+ Là một con người lương thiện làm ăn chân chính với ước mơ giản dị và có lòng tự trọng

c. Sự biến đổi của Chí Phèo sau khi ra tù

- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:

+ Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.

+ Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị.

- Hậu quả của những ngày ở tù:

+ Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ → Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.

+ Nhân tính: triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến → Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.

- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến

→ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính

d. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

- Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.

+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc

+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.

→ Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh

e. Bi kịch bị cự tuyệt

- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở

+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

→ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.

- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.

- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.

- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.

III. Kết bài

+ Khẳng định lại những nét tiêu biểu nhất về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo

+ Với tác phẩm này, nam Cao đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến và đồng thời trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng học đã biến thành quỷ dữ.

+ Khẳng định lại ý kiến “Cái hay của một tác phẩm truyện không phụ thuộc vào câu chuyện được kể mà chủ yếu phụ thuộc vào cách tác giả kể câu chuyện đó”. 

Đánh giá

0

0 đánh giá