Sách bài tập Ngữ văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể | SBT Văn 11 Kết nối tri thức

2.9 K

Tailieumoi xin giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4

Bài tập 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.12-21) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời:

Hai câu trên, tác giả đã viết với sự thúc đẩy của niềm cảm hứng về tình nhân ái và khát vọng sống của những con người cùng khổ - điều họ chưa bao giờ đánh mất dù gặp hoàn cảnh bi đát thế nào

Từ đây, tác giả thể hiện sự trân trọng những con người ấy và đó chính là chủ đề của truyện

Trả lời:

Các chi tiết:

- “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết”

- “Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà”

→ Các chi tiết mang tính chất “thắt nút”, tạo sự đợi chờ, hồi hộp ở người đọc, đưa người đọc hòa nhập vào trạng thái tâm lí của nhân vật Tràng (và của người “vợ nhặt”) để sau đó cảm nhận được sự sâu sắc về nét đẹp trong cách ứng xử của bà cụ Tứ trước một sự việc bất ngờ.

Trả lời:

- Nhà văn chú ý miêu tả sự thay đổi của các nhân vật qua các phương diện như diện mạo, tâm trạng và cách ứng xử.

- Việc nhấn mạnh những thay đổi qua các phương diện đó thể hiện được sự thay đổi, biến chuyển của nhân vật toàn diện từ ngoài vào trong. Làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của tác giả. 

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Chọn phân tích một đoạn văn mà ở đó người kể chuyện ngôi thứ ba đã trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Vì sao có thể xem đoạn văn đó cũng đã thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong?

Trả lời:

- Chọn đoạn văn “Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu…làm ăn có cơ khấm khá hơn.”

- Đoạn văn trên có người kể chuyện là tác giả nhưng trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của Tràng, đưa ra những suy nghĩ, quan sát của Tràng về mẹ và người vợ. Đây có thể xem đoạn văn thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong. 

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nêu nhận xét khát quát về nét đặc sắc trong ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện của Kim Lân ở truyện ngắn Vợ nhặt.

Trả lời:

- Tác giả đã xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23 – 34) và trả lời các câu hỏi: 

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Phân tích sự thay đổi điểm nhìn trần thuật ở một đoạn văn mà bạn cho là nổi bật. Theo bạn sự thay đổi điểm nhìn như vậy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì? 

Trả lời:

- Đoạn văn:

Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bang khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miếng đắng, long mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rung mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…Chao ôi là buồn!

-  Sự thay đổi điểm nhìn từ tác giả sang điểm nhìn là Chí Phèo khiến cho người đọc có cảm giác chân thực, thấy được cụ thể tâm trạng cái nhìn của nhân vật chính.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Tìm trong tác phẩm một số ví dụ minh chứng cho sự kết nối rất đặc biệt giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. Hãy phân tích các ví dụ đó.  

Trả lời:

- Một số câu văn:

+ Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện nhắc cho hắn nhớ…

+ Là vì lúc đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng; cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình…

→ Người kể chuyện và lời nhân vật được đan xen, kết hợp với nhau nhằm bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật.  

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1“Ai cho tao lương thiện?” – Câu nói này giúp bạn hiểu như thế nào về số phận bi kịch của Chí Phèo.  

Trả lời:

- Qua câu nói, em hiểu được rằng khát khao sự uất hận đến cùng cực khi bị chối bỏ, bị bỏ rơi, không ai cho Chí quay lại quyền được sống làm một con người đúng nghĩa. Bi kịch của sự bị từ chối, bị khước từ quyền làm người.

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa phần mở đầu và kết thúc của tác phẩm đó là hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Chí cũng bị vứt bỏ ở đó và khi Thị nhìn xuống cái bụng của mình và nghĩ đến hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Thể hiện tương lai không xa sẽ lại có một đứa bé Chí khác ra đời và lặp lại cuộc đời đó.

- Từ mối liên hệ đó, tác giả Nam Cao đã nhìn nhận không chỉ có một mình Chí Phèo mà ngoài kia hiện tại và tương lai sẽ còn rất nhiều con người như vậy nữa. 

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng các đại từ xưng hô trong tác phẩm. Cách sử dụng đó cho biết điều gì về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao?

Trả lời:

- Cách sử dụng đại từ xưng hô trong tác phẩm rất linh hoạt tùy theo tình huống cụ thể sẽ có cách xưng hô khác nhau với mỗi nhân vật:

+ Gọi Chí Phèo: Ví dụ

 

* Làng Vũ Đại

+ Nó.

+ Hắn.

+ Thằng.

+ Cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: Chắc nó trừ mình ra. (tr11)

+ Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc. (tr46)

* Lý Cường

+ Mày.

+ Cái thằng không cha, không mẹ.

+ Mày muốn lôi thôi gì?

+ Cái thằng không cha, không mẹ này! (tr13)

* Bá Kiến

+ Anh Chí, anh.

+ Chí Phèo.

+ Nói trống.

+ Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

+ Chí Phèo đấy hở?

→ Nghệ thuật kể chuyện xuất sắc của Nam Cao, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tạo rõ các tình huống với các sắc thái vị thế khác nhau. 

Câu 7 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nêu nhận định khái quát về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Trả lời:

* Giá trị nội dung

- Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.

- Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính.

→ Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc.

* Giá trị nghệ thuật

- Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc.

Bài tập 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Cải ơi! trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.48 - 53) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn. 

Trả lời:

Cải ơi là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, qua đó đã để lại cho ta nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh. Năm Nhỏ - một người cha già, ông đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm Cải- con gái được hơn mười hai năm rồi. Lần ấy vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi. Thấy vậy từ vợ đến người ngoài ai cũng nghĩ rằng vì nó không phải con ruột nên ông tính toán, ngược đãi. Dù ông có giải thích thế nào, những vẫn chẳng ai chịu nghe và hiểu ông. Vậy rồi, ông quyết định lên đường tìm cái Cải về. Nói thì dễ, nhưng thoắt cái, mười hai năm trôi qua, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Lần ấy khi biết được nếu lên ti vi có khả năng cao sẽ tìm được cái Cải, nhưng tiền để được phát sóng lại quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra kế, ông đi trộm trâu của người ta, để bị bắt. Vậy là ông đã được lên ti vi, lên báo theo đúng ý nguyện của mình, nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy Năm nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng. Qua tác phẩm, nhà văn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trả lời:

- Có hệ thống điểm nhìn linh hoạt.

- Ví dụ cụ thể:

“Y hệt, ông già Năm Nhỏ cũng có nhà mà không về được. Đã đau quá trời đất rồi, cái cảnh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu thằng cha giết con đâu,..”

→ Điểm nhìn thay đổi từ ông già Năm Nhỏ đến những người xung quanh khi nghi ngờ ông Năm Nhỏ giết con.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Ở phần cuối truyện ngắn, người kể chuyện có nói: “sống giữa cái rẻo đất nhân hậu nầy nhiều khi cũng hơi phiền”. Theo bạn, đây có phải lời nói ngẫu nhiên, thoáng qua hay không? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Trả lời:

Theo em đây không phải là một lời nói ngẫu nhiên thoáng qua. Mà nhằm thể hiện điều tác giả muốn gửi gắm về những con người mảnh đất này, họ quá nhân hậu, tốt bụng. Đây là điều đáng quý nhưng vào một số chuyện sẽ gây phiền hà, rắc rối cho người khác. 

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm.

Trả lời:

Theo em sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực. Về tích cực sẽ giúp mang lại dấu ấn cho tác phẩm thể hiện rõ tình yêu về quê hương. Nhưng nó sẽ mang lại tiêu cực đó là số lượng tiếp cận sẽ thu hẹp vì nếu không được chú thích cụ thể thì người đọc ở nơi khác sẽ không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa.

Bài tập 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.18 - 19), đoạn từ " Hắn chắp hai tay sau lưng" đến "tu sửa lại căn nhà." và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Xác định những dấu hiệu chứng tỏ câu chuyện được kể từ người kể chuyện ngôi thứ ba. 

Trả lời:

- Sử dụng các từ ngữ xưng hô: hắn, người mẹ, vợ hắn.

→ Ngôi kể thứ ba, người kể đứng ngoài câu chuyện.

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Làm rõ sự chuyển đổi từ điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn của nhân vật trong mạch trần thuật của đoạn trích. 

Trả lời:

- Câu văn có sự chuyển đổi điểm nhìn:

“Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.”

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Vì sao nhân vật Tràng lại “thấm thía cảm động” trước những gì “đơn giản bình thường” mà anh chứng kiến? Theo em sự chuyển biến tâm lí này có chân thực không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhân vật Tràng có cảm xúc như vậy vì: Lần đầu tiên Tràng có thể chạm lấy tới tình thương, cảm thấy niềm hạnh phúc mới mẻ, lạ lẫm khi ý thức được giá trị thiêng liêng của hai tiếng “gia đình”.

- Theo em sự chuyển biến tâm lí này rất chân thực đúng với thực tế. Vì đứng trước những điều hạnh phúc mới mẻ lạ lẫm thì con người chắc chắn có sự chuyển biến.

Trả lời:

- Nét tương đồng: Cái nhìn về con người của hai nhà văn đều hướng tới cái tốt đẹp của con người, tâm hồn bên trong. Đứng trong hoàn cảnh đói khổ như nhân vật Tràng khi có vợ cảm nhận được tình thương yêu vun vén gia đình thì đều có sự chuyển biến tâm lí mạnh mẽ. Hay như Chí Phèo từ một kẻ được ví như quỷ dữ của làng Vũ Đại lúc nào cũng chìm trong cơn say, khi xuất hiện Thị Nở thì Chí cũng có những bước chuyển biến lớn, lần đầu hắn tỉnh rượu để nghe được những thanh âm của cuộc sống và hắn sợ rượu, sợ cuộc sống hiện tại, hắn muốn thay đổi muốn sống đúng nghĩa là con người.

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đoạn trích cho biết điều gì về cách nhìn cuộc sống và thái độ của nhà văn Kim Lân đối với những người nghèo khổ?

Trả lời:

Đoạn trích mang giá trị nhân đạo hết sức cao cả, thể hiện cách nhìn thực tế và thái độ đầy tình thương, sự cảm thông,  khẳng định khát vọng sống mãnh liệt của những người nghèo khổ.

Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23), đoạn từ “Hắn vừa đi vừa chửi” đến “không ai biết” và trả lời các câu hỏi: 

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nêu ấn tượng chung của bạn về đoạn văn.

Trả lời:

Ấn tượng chung: Lột tả một cách sâu sắc số phận bất hạnh của Chí Phèo: bi kịch một con người sinh ra làm người nhưng bị tước mất quyền làm người. Đằng sau bi kịch ấy là một tâm trạng đau đớn quằn quại, uất ức và bế tắc của nhân vật.

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Xác định đối tượng mà lời chửi của Chí Phèo hướng tới. Việc tác giả kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì?

Trả lời:

-  Đối tượng: đó là “trời”, “đời”, “làng Vũ Đại’, “ai không chửi nhau với hắn”, “người đẻ ra hắn”.

- Việc đưa ra chi tiết mang ý nghĩa: bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ đang mong muốn được hòa nhập với mọi người. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. 

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Dân làng Vũ Đại đã phản ứng ra sao về hành động chửi và nội dung lời chửi của Chí Phèo? Phản ứng đó cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa Chí Phèo và người dân làng Vũ Đại. 

Trả lời:

-  Dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai quan tâm và coi như không nói mình… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với con người của hắn dù là hình thức hạ đẳng nhất. Nhưng cũng không ai đáp lại.

→ Mối quan hệ: Cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả. 

Trả lời:

Sách bài tập Ngữ văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể | SBT Văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Qua việc kết nối câu đầu với ba câu cuối đoạn văn, bạn rút ra được nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật, rộng ra là cách tổ chức câu chuyện thành truyện kể của nhà văn Nam Cao.

Trả lời:

Cách giới thiệu nhân vật của nhà văn Nam Cao rất độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật khi bắt đầu đoạn văn mở đầu bằng tiếng chửi khi kết thúc đưa ra sự nghi vấn về bố mẹ của Chí Phèo, đó cũng chính là sự đáng thương của Chí dần dần mở ra lí do của những tiếng chửi mà không ai đáp lại. 

Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nội dung trọng tâm của đoạn trích là gì?

Trả lời:

Nội dung trọng tâm: Vợ nhặt đã sáng tạo ra một tình huống độc đáo để bộc lộ đời sống tinh thần của những người cùng đinh ở thời điểm trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Đoạn trích có phát hiện gì đáng chú ý về giá trị của tác phẩm Vợ nhặt? Bạn nhận xét như thế nào về phát hiện đó.

Trả lời:

-  Phát hiện đáng chú ý là: Hành động liều lĩnh của cả hai nhân vật Tràng và thị đã tạo thành một gia đình thời tao loạn.

→ Đây là một phát hiện đặc biệt, góc nhìn mới lạ của tác giả về những người lao động bị dồn vào đường cùng. 

Trả lời:

Đặc điểm của những bằng chứng: Đưa ra bằng chứng cùng với lời nhận xét, suy ra của chính tác giả, tạo nên sự liên kết giữa các bằng chứng.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nhận xét về cách mở và kết đoạn của tác giả.

Trả lời:

Phần mở đầu tác giả đưa ra lời gợi mở về nội dung chính của vấn đề tác giả muốn trình bày là tình huống độc đáo và kết đoạn tác giả nêu cụ thể về vấn đề độc đáo là tâm lí người lao động bị dồn vào đường cùng.

Bài tập 7 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Tóm tắt nội dung đoạn trích. Đối với bạn việc tóm tắt này dễ hay khó? Vì sao?

Trả lời:

-  Tóm tắt nội dung chính: Tâm trạng đau khổ dằn vặt của nhân vật Hộ khi phải viết văn bán kiếm tiền, chạy theo xu hướng chứ không vì những giá trị cao cả.

- Theo em việc tóm tắt này khó vì nếu không đọc cả tác phẩm sẽ không hiểu được nhân vật “hắn” này là ai và hoàn cảnh đang như thế nào.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Qua đoạn trích bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?

Trả lời:

Tác giả lựa chọn điểm nhìn linh hoạt giữa người kể chuyện và nhân vật chính. Lời thì là lời của người kể chuyện nhưng lại bộc lộ cảm xúc sâu bên trong của chính nhân vật. Tạo nên sự sinh động, thực tế của câu chuyện. 

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lí do từ đâu? Qua nỗi buồn ấy, bạn đánh giá nhân vật này là người như thế nào?

Trả lời:

-  Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lí do từ việc vì đồng tiền vì gia đình phải sáng tác văn chương theo xu thế, thị trường chứ không mang lại giá trị vốn có.

- Qua đó, em thấy nhân vật vừa là người biết suy nghĩ cho gia đình vừa có sự nghiêm túc với nghề sáng tác văn chương. Có ý thức sâu sắc về việc phải tạo ra giá trị.

Trả lời:

- Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được. 

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1Nhận xét khái quát về hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nhiều kiểu câu trong đoạn trích.

Trả lời:

- Việc sử dụng nhiều kiểu câu – câu hỏi, câu cảm thán, câu trần thuật trong đoạn trích tạo nên sự sinh động, thu hút cho đoạn trích. Từ đó người đọc sẽ đi theo được những dòng cảm xúc của chính nhân vật, đắm mình vào trong nó trọn vẹn. 

Viết trang 8

Bài tập 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Viết đoạn văn nêu nhận xét khái quát về tình huống độc đáo trong một truyện ngắn hiện đại mà bạn đã học hoặc đọc thêm. (Lưu ý dung lượng đoạn văn do bạn tự quyết định, căn cứ vào nội dung triển khai).

Trả lời:

Tình huống “nhặt” vợ đã được Kim Lân sáng tạo nên bằng cảm hứng nhân văn sâu sắc. Ông đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ, hoạn nạn. Ông xót thương nỗi đau khổ của dân tộc trước thảm họa năm Ất Dậu “người chết như ngả rạ”. Ông ái ngại cho một cô gái bị nạn đói cướp đi gần hết. Không còn tên tuổi. Không còn bố mẹ, anh chị em. Không gia đình quê hương. Mặt “xám xịt”, người “gầy sọp”, áo quần rách như tổ đỉa. Đói quá mất đi vẻ duyên dáng, “cầm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc”. Giá trị phẩm giá của người con gái trở nên rẻ rúng đáng thương! Trước mắt thị là vực thẳm là chết đói, thị phải “theo trai”, phải lấy Tràng... Kim Lân nhân hậu lắm. Ông đã tả cặp mắt, nụ cười của Tràng rất đẹp, rất vui. Ông đã phát hiện ra chút duyên thầm, nét nữ tính của thị. Cái “liếc mắt cười tít", câu mắng yêu và cái củng vào trán Tràng của thị trong tối tân hôn, được nhà văn diễn tả đẩy ý vị. Hạnh phúc đến với Tràng, tuy muộn mằn, tuy phải “nhặt” mới có vợ. nhưng đáng tự hào và trân trọng biết bao. Anh đã mua hai hào dầu tháp sáng tối tân hôn, đế xua tan cái tối tăm, nghèo khổ, cô độc, để mừng “vợ mới vợ mỉếc”, để soi sáng hạnh phúc tương lai. Tình tiết hai hào dầu rất giàu ý nghĩa nhân đạo. Kim Lân đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động. Ông đã tả giọt nước mắt trong nỗi lo, niềm vui của người mẹ nghèo khi nhận nàng dâu mới. Niềm tin "ai giàu ba họ, ai khó ba đời’’: nồi cháo cám đắng chát mà người mẹ già gọi là “chè khoáng ngon đáo để”, những câu chuyện vui, chuyện sau này của người mẹ chồng nói với con trai và con dâu lúc ăn cháo cám. Tất cả thể hiện một cách cảm động tình thương người, niềm tin đối với con người của tác giả “vợ nhặt”.

Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: “Cái hay của một tác phẩm truyện không phụ thuộc vào câu chuyện được kể mà chủ yếu phụ thuộc vào cách tác giả kể câu chuyện đó”.

Hãy nêu ý kiến của bạn về nhận định nêu trên qua phân tích một tác phẩm cụ thể (ý kiến được trình bày dưới dạng dàn ý dành cho một bài viết hoàn chỉnh).

Trả lời:

I. Mở bài

- Đưa ra ý kiến và giới thiệu vào Chí Phèo của Nam Cao.

- Vài nét tiêu biểu về tác giả Nam Cao: Ông được xem là đại diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực ở chặng đường phát triển cuối cùng của khuynh hướng này

- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo: Truyện ngắn kết tinh thành công của Nam Cao trên đề tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng

II. Thân bài

1. Làng Vũ Đại - không gian nghệ thuật của truyện ngắn

- Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện bởi toàn bộ những chuyện của Chí Phèo đều diễn ra tại đây

- Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt.

- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa.

→ Không gian nghệ thuật làm cơ sở đi sâu khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời thấy được giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

2. Nhân vật Bá Kiến

- Tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… → Xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn

- Nhân cách ti tiện bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông và độc ác

→ Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng

3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo

a. Sự xuất hiện của nhân vật

- Hắn vừa đi vừa chửi...: sự xuất hiện tự nhiên

- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên: Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi nhưng đằng sau đó thấy Chí Phèo mong muốn được coi là người bình thường

b. Lai lịch, cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù

- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa

- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:

+ Là một con người lương thiện làm ăn chân chính với ước mơ giản dị và có lòng tự trọng

c. Sự biến đổi của Chí Phèo sau khi ra tù

- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:

+ Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.

+ Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị.

- Hậu quả của những ngày ở tù:

+ Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ → Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.

+ Nhân tính: triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến → Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.

- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến

→ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính

d. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

- Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.

+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc

+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.

→ Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh

e. Bi kịch bị cự tuyệt

- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở

+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

→ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.

- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.

- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.

- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.

III. Kết bài

+ Khẳng định lại những nét tiêu biểu nhất về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo

+ Với tác phẩm này, nam Cao đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến và đồng thời trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng học đã biến thành quỷ dữ.

+ Khẳng định lại ý kiến “Cái hay của một tác phẩm truyện không phụ thuộc vào câu chuyện được kể mà chủ yếu phụ thuộc vào cách tác giả kể câu chuyện đó”. 

Nói và Nghe trang 8

Bài tập 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về nét đặc sắc trong cách kể ở một truyện ngắn tự chọn.

Trả lời:

1. Giới thiệu

- Truyện ngắn Vợ nhặt là một sáng tác thành công của Kim Lân và của văn xuôi sau kháng chiến chống Pháp. Sự thành công của truyện là ở chỗ: để phản ánh số phận bi thảm của người nông dân trong năm đói 1945 và khát vọng sống mạnh mẽ cùng những phẩm chất tốt đẹp, Kim Lân đã lựa chọn được một tình huống độc đáo: tình huống nhặt vợ.

- Câu chuyện nhặt vợ của anh Tràng dưới ngòi bút miêu tả của Kim Lân đã làm toả sáng vẻ đẹp rất người ở những con người đói khổ, đồng thời cũng khiến ý đồ tư tưởng của nhà văn được thể hiện trọn vẹn. Có được thành công ấy là nhờ ở tài năng nghệ thuật của Kim Lân trong triển khai tình huống.

2. Phân tích

a. Mục đích của Kim Lân khi viết Vợ nhặt. Viết về nạn đói song ý đồ của nhà văn không phải là phản ánh thảm cảnh đói khát cùng tất cả vỏ cơ cực nhếch nhác của con người do nạn đói gây ra. Với Kim Lân “Đói, nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự (Nhà văn nói về tác phẩm). Truyện Vợ nhặt khai thác các khía cạnh sau cùng của bi kịch ấy.

b. Tình huống được lựa chọn: Khi nạn đói hoành hành, cái đói, cái chết đang bao bọc, bủa vây xung quanh cuộc Sống của con người, lẽ ra phải lo kiếm miếng ăn để bảo toàn sự sống thì Tràng - một thanh niên nghèo của xóm ngụ cư - lại nhặt về một người vợ. Tràng đã có vợ, có gia đình riêng của anh đúng vào thời điểm mà đáng ra, khát khao hạnh phúc chưa nên có vì nó khó có thể tồn tại được. Quả thực, tình huống nhặt vợ của Tràng là một tình huống tâm lí - nó có ý nghĩa như một phép thử để đo phẩm chất người trong con người. Lựa chọn tình huống này, Kim Lân phải rất bạo tay đồng thời phải có đủ sự tinh tế cũng như khả năng thấu hiểu nhân thế để có thể xử lí, triển khai theo đúng ý đồ, dự định ban đầu.

c. Những đặc sắc nghệ thuật của Kim Lân khi triển khai tình huống

c. 1. Đặc biệt chú ý khai thác các quan hệ trong bức tranh đời sống

- Tương quan đối lập giữa bối cảnh đói khát, đầy ám ảnh chết chóc với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người:

+ Nhà văn đã miêu tả khá tỉ mỉ bối cảnh của nạn đói, đặc biệt là không gian năm đói với các phương diện âm thanh, mùi vị, hình ảnh, không khí để tạo một cảm giác gai lạnh, ghê rợn, trước cái chết đang sừng sững ngự trị khắp mọi ngóc ngách của đời sống. Trên cái nền ấy, sự tồn tại của con người trở nên hết sức chông chênh: có người đã chết vì đói, có người còn sống song cũng vật vờ như những bóng ma. Lúc này, sự sống trở nên yếu thế khi bị cái chết dồn đuổi. Người ta dễ dàng tin rằng nếu cứ như thế, sự sống sẽ dần chìm nghỉm trong không gian đặc quánh mùi vị chết chóc. Trong không khí ấy, cần có một sự kiện thật lạ lùng, thật đặc biệt để làm khuấy động và đảo lộn cái xu thế đang chìm dần kia: đó chính là sự kiến anh Tràng đưa vợ về. Kim Lân đã cho thấy, đúng là sự kiện lạ lùng ấy đã làm cho xóm ngụ cư xôn xao lên được một lúc, và hơn cả sự xôn xao là cái dư vị mà nó tạo ra “một cái gì lạ lùng và tươi mát đang thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”.

+ Sự đối lập không chỉ ở bên ngoài mà còn tồn tại ngay trong lòng nhân vật. Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân đã lách sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá và miêu tả các trạng thái tâm lí đối lập nhau ở mỗi con người: ở anh Tràng là nỗi lo lắng “thóc gạo này đến cái thân mình còn chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” và cái tặc lưỡi đầy liều lĩnh của một người đàn ông chưa bao giờ có cái hạnh phúc được sống trong một gia đình đầy đủ “chậc, kệ”, ở bà cụ Tứ là nỗi buồn tủi xót xa vì thân phận nghèo hèn, cảnh sống đói khổ không hạnh phúc, không biết đến tương lai và niềm vui con trai có vợ...

+ Từ các tương quan đối lập đó, nhà văn đã dồn bút lực vào việc miêu tả tâm lí nhân vật với những biểu hiện vô cùng phong phú để đi đến khẳng định: cái đói, cái chết với những ám ảnh khủng khiếp mà nó gây ra không thắng nổi khát khao hạnh phúc ở những con người biết sống có tình người. Anh Tràng cũng lo cho bản thân song cũng rất biết trân trọng người vợ mới (mua / hào dầu). Bà cụ Tứ cả đời nghèo khổ cơ cực song lại rất thương con và vô cùng nhân hậu trong cách xử sự. Với những biểu hiện tâm hồn, tính cách như thế của nhân vật, sự chiến thắng của sự sống với cái chết trở nên hợp lí vì gợi nhiều xúc động.

- Tương quan tương đồng trong hưởng vận động của tâm lí nhân vật: Trước khi Tràng đưa vợ về, cả xóm ngụ cư cũng như mỗi cá nhân đều như chìm nghỉm trong nạn đói: đám trẻ ủ rũ, anh Tràng “lảm nhảm than thở”, mệt mỏi nặng nề. Khi Tràng đưa vợ về, cả xóm ngụ cư như bừng lên một nguồn sinh khí mới. Tất cả dường như thay đổi hẳn, thậm chí như thể cái đói đã bị đẩy lùi để nhường chỗ cho sự sống, cho niềm vui: dân xóm ngụ cư bàn tán xôn xao, trẻ con xúm lại trêu Tràng, Tràng thì phớn phở khác thường và đặc biệt nghiêm túc, chín chắn hẳn lên, người đàn bà trở nên hiền hậu đúng mực, dù không hẳn là vui vẻ song cảnh gia đình ấm áp đã khiến thị trở thành một nàng dâu thực sự, bà cụ Tứ sau những lo âu, buồn tủi đã trở nên vui vẻ và nhanh nhẹn hẳn lên. Tuy rằng cái đói, cái chết vẫn bao bọc xung quanh, thậm chí hiện hình trong bữa ăn ngày đói song sự sống và niềm vui đã trở lại trong cuộc sống của mọi người.

- Như vậy là, khi xây dựng tình huống truyện, nhà văn ít khai thác các quan hệ đời sống bên ngoài mà chủ yếu đi vào đặc tả những biến chuyển tâm lí. Vì vậy, truyện tuy có gợi ra cảnh sống bi thảm của con người năm đói song ấn tượng sâu đậm mà nó tạo ra lại là ý nghĩa thiêng liêng của sự sống, của tình người.

c.2. Tổ chức điểm nhìn trần thuật

Nhằm tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt và cũng là để tạo chiều sâu tâm lí cho tình huống truyện, Kim Lân đã rất khéo léo khi tổ chức điểm nhìn trần thuật: người trần thuật khi thì đứng ngoài để quan sát, kể và tả một cách khách quan, có lúc hoá thân vào nhân vật để hồi tưởng, trải nghiệm. Truyện trở nên đậm đặc chất trữ tình và giàu khả năng gợi cảm nhất khi nhà văn nhập giọng kể vào giọng nói bên trong của nhân vật biến việc kể chuyện thành việc tự biểu hiện bằng ý nghĩ của nhân vật (đoạn văn miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ) nên đã lột tả được một cách sâu sắc, tinh tế các trạng thái tâm lý, những phản ứng tâm lý của nhân vật trước sự kiện.

c.3. Ngôn ngữ truyện

- Ngôn ngữ người kể chuyện: Khi thì tự nhiên, hóm hỉnh, hài hước (đoạn miêu tả cảnh làm quen, cảnh đính ước và nên vợ nên chồng của Tràng và người đàn bà), khi thì trang nghiêm, chân thực (đoạn miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ) và nhìn chung là giản dị mà vẫn rất gợi cảm, có những đoạn văn chan chứa chất thơ (đoạn miêu tả cảm giác của Tràng, đoạn miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ).

- Ngôn ngữ nhân vật: Đáng lưu ý nhất là ngôn ngữ đối thoại: ngắn gọn, giản dị, có lúc hơi thô mộc và phù hợp với tính cách nhân vật, phù hợp với mục đích lời nói của nhân vật, đó là thứ ngôn ngữ làm quen, làm thân, thăm dò, vừa xa lạ, vừa gần gũi.

c.4. Phát hiện chi tiết: Tác giả sử dụng nhiều chi tiết rất gợi cảm để tạo không khí cho truyện (tiếng hờ khóc, thấy người chết, mùi xác chết). Đặc biệt có những chi tiết có sức phát hiện và khả năng biểu hiện rất lớn (Tràng mua 2 hào dầu và khoe với vợ, Tràng đánh diêm đốt đèn, bữa ăn ngày đói...) Những chi tiết tạo ra tính cụ thể sinh động của tình huống, làm bật phẩm chất người trong con người.

c.5. Mạch truyện: Xoay quanh và bám rất sát sự kiện nhặt vợ của Tràng song không đơn điệu một chiều, nhà văn cố ý đảo trình tự kể để vừa dẫn dắt, vừa giải thích, vừa nhận xét để khai thác mọi khía cạnh của sự kiện.

3. Kết luận

- Bút lực và sự linh hoạt, sáng tạo của Kim Lân đã giúp ông tạo ra trong truyện ngắn Vợ nhặt một tình huống bất ngờ đầy kịch tính: Vừa lạ lùng, vừa éo le, vừa cảm động. Tình huống ấy được triển khai một cách khéo léo và sâu sắc đã biểu đạt được những nội dung phong phú của tác phẩm.

- Cần khẳng định: Tình huống được xây dựng trong truyện ngắn Vợ nhặt không chỉ là nghệ thuật mà còn là sức phát hiện và tấm lòng đồng cảm sâu sắc của Kim Lân với số phận và cảnh ngộ của con người.

Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn dự kiến sẽ phân tích ví dụ nào khi tham gia cuộc thảo luận trong nhóm học tập về nét khác biệt nói chung giữa truyện ngắn trung đại và truyện ngắn hiện đại? Hãy ghi tóm tắt những ý phân tích đó.

Trả lời:

- Tóm tắt những ý phân tích:

* Truyện ngắn hiện đại:

– Nội dung: Truyện ngắn hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn truyện ngắn trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Truyện ngắn hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở truyện ngắn trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.

* Truyện ngắn trung đại:

– Nội dung: Truyện ngắn trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các truyện ngắn trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các truyện ngắn văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

Đánh giá

0

0 đánh giá