Giải SBT Địa Lí 11 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Một số vấn đề an ninh toàn cầu

1.2 K

Với giải sách bài tập Địa Lí 11 Bài 6: Một số vấn đề an ninh toàn sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Địa Lí 11 Bài 6: Một số vấn đề an ninh toàn

Câu 1 trang 18 SBT Địa lí 11: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

1. Vấn đề nào dưới đây không phải là mối đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế hiện nay?

A. Thiếu lương thực.

B. Tranh chấp biên giới.

C. Biến đổi khí hậu.

D. Tai nạn giao thông.

Trả lời:

Chọn D

2. Những khu vực nào dưới đây chịu tác động nghiêm trọng của nạn đói?

A. Bắc Phi, Nam Mỹ.

B. Bắc Mỹ, Đông Nam Á.

C. Đông Phi, Trung Phi.

D. Nam Phi, Trung Mỹ.

Trả lời:

Chọn C

3. Lưu vực sông nào dưới đây ít bị căng thẳng an ninh nguồn nước?

A. Lưu vực sông Mê Công.

B. Lưu vực sông Hằng.

C. Lưu vực sông Nin.

D. Lưu vực sông Đa-nuýp.

Trả lời:

Chọn D

4. Khu vực nào dưới đây có vị trí chiến lược về năng lượng dầu mỏ?

A. Tây Nam Á.

B. Đông Nam Á.

C. Đông Á.

D. Nam Á.

Trả lời:

Chọn A

5. Ý nào dưới đây không đúng khi đề cập đến vấn đề an ninh mạng?

A. Mọi quốc gia đều có nguy cơ bị tấn công mạng.

B. Hoạt động tấn công mạng ngày càng tinh vi.

C. Vấn đề an ninh mạng là hậu quả của phát triển công nghệ.

D. Đảm bảo an ninh mạng là nhiệm vụ cấp bách của nhiều nước.

Trả lời:

Chọn C

6. Nguồn năng lượng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năm 2021 là

A. dầu mỏ.

B. khí tự nhiên

C. năng lượng hạt nhân

D. năng lượng tái tạo

Trả lời:

Chọn A

Câu 2 trang 19 SBT Địa lí 11: Hãy lựa chọn một vấn đề an ninh toàn cầu và hoàn thành thông tin vào sơ đồ dưới đây.

Hãy lựa chọn một vấn đề an ninh toàn cầu và hoàn thành thông tin vào sơ đồ dưới đây.  (ảnh 1)

Trả lời:

Hãy lựa chọn một vấn đề an ninh toàn cầu và hoàn thành thông tin vào sơ đồ dưới đây.  (ảnh 2)

Câu 3 trang 19 SBT Địa lí 11Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về vấn đề bảo vệ hòa bình trên thế giới.

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về vấn đề bảo vệ hòa bình trên thế giới.  (ảnh 1)

Trả lời:

Nối:

1-d, k

2-b, g, i

3 - a, c, e, h

Câu 4 trang 20 SBT Địa lí 11Từ thông tin điện tử của Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam, hãy tìm hiểu và hoàn thành thông tin về hoạt động của Việt Nam tại Lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc (DPKO) trong những năm gần đây.

- Thời gian:

- Lực lượng tham gia:

- Nơi đến:

- Các hoạt động chính:

- Một số kết quả đã đạt được:

Trả lời:

- Thời gian: 7/2023

- Lực lượng tham gia: đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5

- Nơi đến: Nam Xu-đăng

- Các hoạt động chính: Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh; hỗ trợ công tác phòng chống dịch, tiêm phòng vaccine COVID-19

- Một số kết quả đã đạt được: tiến hành thành công các ca phẫu thuật phức tạp, vận chuyển cấp cứu đường không thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm; áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân phù hợp với điều kiện dã chiến; làm tốt công tác phòng chống dịch, tiêm phòng vaccine COVID-19, cung cấp oxy và xử lý tất cả chất thải y tế cho các Bệnh viện cấp 1 khu vực Phái bộ và các đơn vị bạn đóng quân trên địa bàn.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Bài 7: Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức

Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

Bài 9: Thực hành: Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của Cộng hòa liên bang Braxin

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN NINH TOÀN CẦU

1. An ninh lương thực:

An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.

- Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu. Năm 2021, thế giới có khoảng 2.3 tỉ người (chiếm 29.3% dân số thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó: Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.

- Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như: các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… làm gián đoạn nguồn cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.

- Khủng hoảng an ninh lương thực làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân, làm phức tạp của các vấn đề về xung đột, khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

- Một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực:

+ Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những người ở vùng có nguy cơ cao nhất.

+ Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp bền vững.

+ Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế…

+ Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp, như: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực - thực phẩm,…

2. An ninh nguồn nước:

- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự đảm bảo trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.

- Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:

+ Nguồn nước trên hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt do hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong sản xuất.

+ Trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.

+ Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội.

+ Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn.

- Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần có sự chung tay của các tổ chức quốc tế và mỗi quốc gia. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:

+ Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động để giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.

+ Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.

+ Mỗi quốc gia đồng thời chủ động và bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đầu tư hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước… để đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia.

3. An ninh năng lượng

- An ninh năng lượng được hiểu là việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

- Vấn đề an ninh năng lượng trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:

+ Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX đều liên quan đến vấn đề năng lượng và an ninh năng lượng. Tình trạng này ngày càng rõ nét và căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế ở đầu thế kỉ XXI.

+ Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó, trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hoá thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.

+ Hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng là mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.

+ Những bất ổn như xung đột, mâu thuẫn ở nhiều nước và khu vực đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá dầu mỏ thế giới, càng làm vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu căng thẳng hơn.

- Một số giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng:

+ Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

+ Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phán và hợp tác về vấn đề năng lượng.

+ Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm.

4. An ninh mạng

- An ninh mạng được hiểu là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- An ninh mạng là vấn đề mới của an ninh toàn cầu trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, trở thành một trong các thách thức lớn về kinh tế và an ninh quốc gia.

+ Các hoạt động gây mất an toàn an ninh mạng trên thế giới ngày càng nhiều và diễn biến nhanh, phức tạp, tinh vi hơn.

+ Các cuộc tấn công an ninh mạng xuyên quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

+ Các cuộc tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình thế giới.

- Đảm bảo an ninh mạng và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm.

+ Các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế đã cùng nhau xây dựng các chiến lược, luật an ninh mạng; thành lập và tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, phòng chống khủng bố mạng, tội phạm mạng,...

+ Nhiều quốc gia đã tiến hành đầu tư đào tạo ngành an ninh mạng, tăng cường phòng thủ an ninh mạng, các tiêu chuẩn an ninh kĩ thuật số, luật an toàn dữ liệu, thành lập đơn vị an ninh mạng quốc gia,...

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ HOÀ BÌNH

- Bảo vệ hòa bình là đảm bảo tình trạng bình yên, ổn định cho phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia, dân tộc và người dân.

- Trên thế giới hiện nay có nhiều mối đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế như: đói nghèo; xung đột vũ trang; biến đổi khí hậu; tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển,…

- Bảo vệ hòa bình trên thế giới giúp: tăng trưởng kinh tế; tăng cường mối quan hệ hợp tác; tạo sự thịnh vượng cho các quốc gia; đem lại cuộc sống tự do ấm no, hạnh phúc cho nhân loại. Do đó, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của mỗi quốc gia và mọi người trên thế giới.

- Để bảo vệ hòa bình thế giới, các quốc gia cần:

+ Tăng cường đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột;

+ Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;

+ Tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc;

+ Phối hợp hành động giữa các quốc gia và tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.

- Trong những năm qua Việt Nam đã tích cực cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề về an ninh toàn cầu và giữ gìn hòa bình thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Đánh giá

0

0 đánh giá