Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Bài 1 trang 39 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
Dự đoán về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, năm 1878, tại Hội nghị Béc-lin (Berlin) giữa các nước đế quốc, Thủ tướng Đức Bi-xmác đã tiên đoán: “Châu Âu ngày nay là một thùng thuốc súng và các nhà lãnh đạo châu Âu giống như những người đang hút thuốc trong kho vũ khí. Chỉ một tia lửa nhỏ cũng sẽ gây ra vụ nổ thiêu rụi tất cả chúng ta,... Một ngày nào đó, đại chiến ở châu Âu sẽ nổ ra từ một điều ngu ngốc, chết tiệt nào đó ở Ban-căng”. (Lược trích từ https://libquotes.com/otto-von-bismarck) |
Lời giải:
Dự đoán về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, năm 1878, tại Hội nghị Béc-lin (Berlin) giữa các nước đế quốc, Thủ tướng Đức Bi-xmác đã tiên đoán: “Châu Âu ngày nay là một thùng thuốc súng và các nhà lãnh đạo châu Âu giống như những người đang hút thuốc trong kho vũ khí. Chỉ một tia lửa nhỏ cũng sẽ gây ra vụ nổ thiêu rụi tất cả chúng ta,... Một ngày nào đó, đại chiến ở châu Âu sẽ nổ ra từ một điều ngu ngốc, chết tiệt nào đó ở Ban-căng”.
Lời giải:
Những sự kiện lịch sử cho thấy châu Âu là “một thùng thuốc súng”
+ Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882
+ Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.
Lời giải:
“Tia lửa nhỏ” làm bùng lên Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự kiện: Thái tử Áo - Hung bị ám sát (28/6/1914)
Bài 2 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Trên cánh đồng Phơ-lan-đơ được xem là tác phẩm thơ ca nổi tiếng nhất viết về Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lời giải:
“Hoa bay đồng cỏ Flanders,
Giữa hàng thập tự, bao bờ hàng bia.
Nơi đây chiến địa chia lìa,
Sơn ca bay hót trên kia chẳng ngừng.
Tiếng chim súng át nổ tung,
Trên không chim lượn, súng ầm đồng hoang.
Lời giải:
Hình ảnh “Giữa hàng thập tự, bao bờ hàng bia” phản ánh về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (hàng thập tự - gợi về hình ảnh cây thánh giá trên các ngôi mộ)
Lời giải:
- Về kinh tế:
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...
+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.
- Về chính trị: Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
- Về xã hội: Khiến 10 người chết và khoảng 20 triệu người bị thương
Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
1. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Từ cuối thế kỉ XIX, hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: Liên minh và Hiệp ước.
- Cả hai khối đều kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang và tìm cớ gây chiến.
- Tình hình trên bán đảo Balkan trở nên phức tạp từ năm 1912.
- Chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở Xéc-bi (Serbia). Ban-căng trở thành “thùng thuốc nổ" cho một cuộc chiến.
- Ngày 28 – 6 – 1914, Thái tử Ph. Phéc-đi-năng của Áo bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Sự kiện này đã châm ngòi làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại
- Vào 11 giờ, ngày 11 – 11 – 1918, các cuộc giao tranh trên các mặt trận chấm dứt, sau 4 năm chiến tranh.
- Chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho nhân loại: 10 triệu binh lính bị chết, 20 triệu bị thương, nhiều địa điểm bị phá huỷ.
- Châu Âu bước ra khỏi cuộc chiến với một nền kinh tế kiệt quệ và nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
- Cách mạng tháng Mười Nga trong giai đoạn hai của cuộc chiến đã đánh dấu một sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.
- Đế quốc Áo – Hung tan rã và bản đồ châu Âu bị phân định lại sau cuộc chiến.