Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

827

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bài 1 trang 37 SBT Lịch Sử 8Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy trả lời các câu hỏi.

“Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền (...). Giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo lực”.

(Trích Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, 1848)

Câu 1 trang 37 SBT Lịch Sử 8: C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã tuyên bố giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử gì?

Lời giải:

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã tuyên bố giai cấp công nhân có sứ mệnh: lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền

Câu 2 trang 37 SBT Lịch Sử 8: Theo em, tại sao giai cấp công nhân phải thực hiện sứ mệnh đó bằng bạo lực?

Lời giải:

Giai cấp công nhân phải thực hiện sứ mệnh đó bằng bạo lực, vì:

+ Bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng.

+ Để giai cấp vô sản lật đổ nhà nước tư sản, giành và giữ vững chính quyền cách mạng tất yếu phải sử dụng bạo lực.

Bài 2 trang 37 SBT Lịch Sử 8Hoàn thành sơ đồ dưới đây về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Lời giải:

(*) HS điền các thông tin sau vào sơ đồ

- Cách mạng năm 1848 tại Pháp là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào công nhân ở các nước Âu - Mỹ vào giữa thế kỉ XIX

- Quốc tế thứ nhất ra đời (1864) và đã có nhiều hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Công nhân quốc tế.

- Sự ra đời của các tổ chức công nhân cuối thế kỉ XIX, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

- Quốc tế thứ hai được thành lập (1889) với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới.

Bài 3 trang 38 SBT Lịch Sử 8Ngày 25 - 6 - 1848, một người chụp ảnh nghiệp dư đã bỏ qua lệnh giới nghiêm, leo lên mái nhà và chụp quang cảnh đường phố Xanh Mô ở Thủ đô Pa-ri trong ngày hôm đó. Bức hình 11 dưới đây được đăng trên tờ Hoạ báo ngày 1 - 7 - 1848 phản ánh chiến luỹ cuối cùng của công nhân Pa-ri trong cách mạng năm 1848. Quan sát hình, em hãy:

Câu 1 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Cho biết chi tiết nào trong bức hình phản ánh sự quyết liệt của công nhân Pa-ri chống lại chính quyền tư sản.

Cho biết chi tiết nào trong bức hình phản ánh sự quyết liệt của công nhân Pa-ri

Lời giải:

Chi tiết: người dân Pa-ri sử dụng nhiều vật dụng để dựng chiến lũy ngay trên đường phố đã phản ánh sự quyết liệt của công nhân Pa-ri chống lại chính quyền tư sản.

Câu 2 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Mô tả chiến luỹ và lí giải tại sao họ lại dựng chiến luỹ cuối cùng trên đường phố Xanh Mô.

Lời giải:

Chiến lũy cuối cùng của công nhân Paris được dựng trên đường phố xanh mô với mục tiêu là bảo vệ các khu vực quan trọng khỏi sự tấn công của chính quyền tư sản. Chiến lũy này được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên như đá và gỗ để tạo thành một hàng rào. Nhờ vào chiến lũy này, công nhân Paris có thể tạo ra một điểm tựa vững chắc để chống lại quân đội chính phủ tư sản.

Câu 3 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Trong vai một chiến sĩ trên chiến luỹ Xanh Mô, viết một đoạn văn ngắn mô tả những thời khắc cuối cùng của những công nhân Pa-ri trong cuộc cách mạng năm 1848.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Trên chiến lũy xanh mô, công nhân Paris đã trải qua những thời khắc cuối cùng trong cuộc đấu tranh quyết liệt để chống lại chính quyền tư sản. Dù bị quân đội của chính quyền tư sản tấn công dữ dội, song tôi và các đồng đội của mình vẫn anh dũng chiến đấu, kiên quyết bám trụ lại chiến lũy. Chúng tôi đã đoàn kết với nhau, ngẩng cao đầu. không chùn bước vì chúng tôi hiểu, hành động của mình là hành động chiến đấu nhằm hiện thực hóa ước mơ về một tương lai công bằng và tự do cho tất cả mọi người dân lao động.

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)

Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bài 15: Trung Quốc

Đánh giá

0

0 đánh giá