Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33 (Kết nối tri thức 2024): Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Video giải Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

1. Cơ cấu

- Là những hoạt động mang tính xã hội, sản phẩm phần lớn là vô hình (phi vật chất) thỏa mãn nhu cầu trong sản xuất và đời sống

- Cơ cấu đa dạng phức tạp, xuất hiện nhiều ngành mới:

+ Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ…

+ Dịch vụ tiêu dùng: Y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bưu chính viễn thông, du lịch…

+ Dịch vụ công: Hành chính công, thủ tục hành chính

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Dịch vụ y tế (dịch vụ tiêu dùng)

2. Vai trò

- Vai trò kinh tế:

+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra thông suốt, hiệu quả cao, giảm rủi ro.

+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Tăng thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân.

Các vai trò khác:

+ Về xã hội: Giúp các lĩnh vực đời sống xã hội, sinh hoạt công cộng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống con người.

+ Môi trường: Góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế

3. Đặc điểm

- Khó đánh giá chất lượng, quy mô cung cấp dịch vụ.

- Quá trình sản xuất và tiêu dụng dịch vụ thường diễn ra đồng thời.

- Sự phát triển khoa học công nghệ làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng ngành dịch vụ.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Vị trí địa lí: thu hút đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường, thực hiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.

- Nhân tố tự nhiên: Tác động trực tiếp tới sự phát triển, phân bố một số loại hình dịch vụ.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Danh lam thắng cảnh để phát triển ngành du lịch

- Nhân tố kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng:

+ Trình độ phát triển kinh tế: quyết định định hướng, trình độ phát triển, quy mô dịch vụ

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Trung tâm thương mai phân bố ở các thành phố lớn

+ Dân số - lao động: Ảnh hưởng tới tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ

+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ: ảnh hưởng quy mô, trình độ phát triển dịch vụ

+ Thị trường: Hướng phát triển, tốc độ, quy mô phát triển dịch vụ

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Câu 1. Dịch vụ tiêu dùng bao gồm có

A. bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục.

B. giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

C. tài chính, bảo hiểm, du lịch.

D. các dịch vụ hành chính công.

Đáp án: A

Giải thích: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao.

Câu 2. Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là

A. sản phẩm công nghiệp nặng.

B. dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ.

C. các loại hàng tiêu dùng.

D. các loại nông sản.

Đáp án: B

Giải thích: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là dầu thô và sản phẩm của dầu .

Câu 3. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng như thế nào trong cơ cấu GDP?

A. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.

B. Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới.

C. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

D. Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

Đáp án: A

Giải thích: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển tiếp đó là ngành công nghiệp và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp.

Câu 4. Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến đặc điểm nào sau đây?

A. Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

B. Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

C. Sự phân bố các mạng lưới dịch vụ.

D. Sức mua và nhu cầu dịch vụ.

Đáp án: A

Giải thích: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

Câu 5. Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là

A. Singapo, New York, London.

B. New York, London, Paris.

C. New York, London, Tokyo.

D. Oasinton, London, Tokyo.

Đáp án: C

Giải thích: Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ là New York (Hoa Kì), London (Anh) và Tokyo (Nhật Bản).

Câu 6. Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP?

A. Bra - xin.

B. Thái Lan.

C. Trung Quốc.

D. Hoa Kì.

Đáp án: D

Giải thích: Hoa Kì là quốc gia có tỉ trọng ngành dịch vụ rất lớn, chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP, tiếp đó là ngành công nghiệp và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp.

Câu 7. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành nào sau đây?

A. Dịch vụ tiêu dùng.

B. Dịch vụ kinh doanh.

C. Dịch vụ công.

D. Dịch vụ cá nhân.

Đáp án: B

Giải thích: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành dịch vụ kinh doanh.

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ?

A. Tham gia khâu đầu tiên của các ngành sản xuất vật chất.

B. Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

C. Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

D. Gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên.

Đáp án: A

Giải thích:

- Công nghiệp và nông nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng dịch vụ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất.

- Dịch vụ vận tải có vai trò chuyên chở nguyên nhiên liệu từ nơi khai thác đến nhà máy sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu dùng -> Tham gia vào cả khâu đầu tiên và cuối cùng của các ngành sản xuất vật chất.

- Hoạt động du lịch sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (bãi biển, hang động, sông suối,…). Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên này.

Câu 9. Nhận định nào sau đây là vai trò của ngành dịch vụ?

A. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo nhiều việc làm.

B. Sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

C. Hạn chế sự phát triển các ngành sản xuất vật chất trong nước.

D. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi tự nihên.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của ngành dịch vụ là

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

Câu 10. Nhân tố nào sau đây có tác động tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ?

A. Truyền thống văn hóa.

B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Phân bố dân cư.

D. Quy mô dân số, lao động.

Đáp án: D

Giải thích: Quy mô dân số, lao động là một trong các nhân tố có tác động rất lớn tới nhịp độ phát triển và cơ cấu của ngành dịch vụ.

Câu 11. Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến đặc điểm nào sau đây?

A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.

B. Cơ cấu ngành dịch vụ.

C. Hình thành các điểm du lịch.

D. Mạng lưới ngành dịch vụ.

Đáp án: D

Giải thích: Mạng lưới ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư. Điều đó được thể hiện rất rõ ở các thành phố lớn và rất lớn ở trên thế giới.

Câu 12. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với đặc điểm nào sau đây?

A. Sự phân bố dân cư.

B. Các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Các trung tâm công nghiệp.

D. Các vùng kinh tế trọng điểm.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với dân cư và sự phân bố dân cư.

Câu 13. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ?

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Thu nhập của người dân.

C. Di tích lịch sử văn hóa.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án: D

Giải thích: Nhân tố ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là việc tổ chức các hoạt động truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.

Câu 14. Sự phân bố dân cư gắn bó mật thiết với ngành dịch vụ nào sau đây?

A. Dịch vụ tiêu dùng.

B. Dịch vụ kinh doanh.

C. Dịch vụ tư.

D. Dịch vụ công.

Đáp án: A

Giải thích: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao,…) => Đây là những ngành phục vụ nhu cầu sử dụng của con người -> Vì vậy sự phân bố của dịch vụ tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự phân bố của dân cư.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?

A. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo ra nhiều việc làm.

B. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa.

C. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.

D. Tạo ra một khối lượng lớn nguồn của cải trong xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Đánh giá

0

0 đánh giá