Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6 (Kết nối tri thức 2024): Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

7.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Video giải Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

1. Thạch quyển

- Gồm vỏ trái đất và phần cứng mỏng phía trên của lớp manti

- Độ dày khoảng 100km

- Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vỏ Trái Đất và thạch quyển

- Ranh giới bên dưới của Thạch quyển tiếp xúc với các ,ớp dẻo quánh của manti. Nên các mảng kiến tạo có thể di chuyển, trượt trên đó.

2. Thuyết kiến tạo mảng

- Đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo (mảng thạch quyển)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Lược đồ các mảng kiến tạo của Trái Đất

- Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo, các mảng này không đứng yên và dịch chuyển trên lớp manti quánh dẻo.

- Chính sự dịch chuyển này là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành uốn nếp, đứt gãy), động đất, núi lửa. Khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn ép, uốn nếp. Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, vỏ lục địa bị nén ép mạnh, có sự hút chìm giữa vỏ lục địa và vỏ lục địa tạo thành các dãy núi lục địa cao đồ sộ. Khi mảng lục địa xô vào mảng đại dương thì do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm xuống dưới vỏ lục địa tạo thành vực biển sâu và dãy núi cao lục địa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hai mảng kiến tạo xô vào nhau

- Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra các vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo hiện tượng động đất núi lửa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hai mảng kiến tạo tách xa nhau

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Câu 1. Mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?

A. Dãy Cooc-đi-e.

B. Dãy Côn Lôn.

C. Dãy Hindu Kush.

D. Dãy An-đet.

Đáp án: D

Giải thích:

- Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-xca và mảng Nam Mĩ.

- Khi hai mảng Na-xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đet, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa... (dãy An-đet nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Câu 2. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

A. sinh quyển.

B. khí quyển.

C. thủy quyển.

D. thạch quyển.

Đáp án: D

Giải thích: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, gọi chung là thạch quyển.

Câu 3. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.

C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.

D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Đáp án: D

Giải thích: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm

Câu 4. Mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia xô vào mảng Âu-Á hình thành nên dãy núi nào sau đây?

A. Dãy Cooc-đi-e.

B. Dãy Hi-ma-lay-a.

C. Dãy An-đet.

D. Dãy At-lat.

Đáp án: B

Giải thích:

- Dãy Hi-ma-lay-a nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia và mảng Âu-Á.

- Khi mảng kiến tạo này xô vào nhau -> Tại vị trí tiếp xúc, vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy Hi-ma-lay-a, tại đây cũng thường xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa...

Câu 5. Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca.

B. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin.

C. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.

D. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á.

Đáp án: A

Giải thích: Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo Nam Mĩ và mảng kiến tạo Na-xca.

Câu 6. Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.

B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.

C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.

D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo Bắc Mĩ và mảng kiến tạo Nam Mĩ.

Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

B. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.

D. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.

Đáp án: D

Giải thích: Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km => Nhận định: Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam là không đúng.

Câu 8. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?

A. Cấu tạo địa chất, độ dày.

B. Sự phân chia của các tầng.

C. Đặc tính vật chất, độ dẻo.

D. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.

Đáp án: A

Giải thích: Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày… nên vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 9. Mảng kiến tạo không phải là

A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.

B. luôn luôn đứng yên không di chuyển.

C. những bộ phận lớn của đáy đại dương.

D. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

Đáp án: B

Giải thích: Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đúng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

Câu 10. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng

A. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.

B. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.

C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.

D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương, hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km.

Câu 11. Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có

A. một số mảng kiến tạo.

B. các loại đá nhất định.

C. đại dương, lục địa và núi.

D. đất, nước và không khí.

Đáp án: A

Giải thích: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

Câu 12. Ở Nhật Bản thường xảy ra động đất và núi lửa do tác động của các mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin.

C. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Na-xca.

Đáp án: B

Giải thích: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới vì Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Phi-lip-pin.

Câu 13. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

A. có những sống núi ngầm ở đại dương.

B. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

C. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

D. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

Đáp án: C

Giải thích: Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau; kết quả là tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...

Câu 14. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

C. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

D. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Đáp án: D

Giải thích: Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Câu 15. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho

A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.

B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.

C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.

D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương

Đánh giá

0

0 đánh giá