Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024): Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

7.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Video giải Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ- Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. Phương pháp kí hiệu

- Đối tượng thể hiện: Đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ

- Hình thức thể hiện: Các dạng kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố

- Khả năng thể hiện: Chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố … của đối tượng qua hình dạng, màu sắc, kích thước của kí hiệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ một số nhà máy điện ở Việt Nam năm 2020

2. Phương pháp đường chuyển động

- Đối tượng thể hiện: Sự dịch chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ

- Hình thức thể hiện: Các mũi tên

- Khả năng thể hiện: Hướng di chuyển của các đối tượng, số lượng, cấu trúc … thông qua màu sắc, độ rộng, hướng mũi tên

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ gió và bão ở Việt Nam

3. Phương pháp bản đồ biểu đồ

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện giá trị của đối tượng theo từng lãnh thổ, thường dùng trong bản đồ kinh tế

- Hình thức thể hiện: Dùng các loại biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ

- Khả năng thể hiện: Thể hiện số lượng, chất lượng của đối tượng

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ diện tích và sản lượng lúa cả năm của  Việt Nam (2020)

4. Phương pháp chấm điểm

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ

- Hình thức thể hiện: Dùng các chấm điểm, mỗi chấm điểm ứng với 1 số lượng của đối tượng nhất định

- Khả năng thể hiện: Chủ yếu thể hiện về mặt số lượng của đối tượng

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

 Bản đồ phân bố dân cư Châu Á năm 2020

5. Phương pháp khoanh vùng

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp, mà chỉ có ở từng vùng nhất định

- Hình thức thể hiện: Dùng các đường nét liền, nét đứt, hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó

- Khả năng thể hiện: Thể hiện sự phân bố của đối tượng

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Một số cách khác nhau thể hiện vùng trồng cây thuốc nam

Ngoài ra còn có các phương pháp thể hiện khác như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp bản đồ mật độ…

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu 1. Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. chấm điểm.

C. bản đồ - biểu đồ.

D. kí hiệu.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

Câu 2. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng

A. màu sắc khác nhau của các kí hiệu

B. các kí hiệu tượng hình khác nhau.

C. các kí hiệu có hình dạng khác nhau.

D. các kí hiệu có kích thước khác nhau.

Đáp án: D

Giải thích: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng các kí hiệu có kích thước khác nhau.

Câu 3. Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. kí hiệu.

D. chấm điểm.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

Câu 4. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là

A. đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản.

B. trạm biến áp, đường dây tải điện.

C. nhà máy, đường giao thông.

D. các luồng di dân, hướng vận tải.

Đáp án: D

Giải thích:

- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

-> Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là các luồng di dân, hướng vận tải.

Câu 5. Luồng di dân thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. chấm điểm.

B. đường chuyển động.

C. bản đồ - biểu đồ.

D. kí hiệu.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

Câu 6. Phương pháp đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm chủ yếu ở chỗ nó cho biết

A. hướng di chuyển của đối tượng.

B. quy mô của đối tượng.

C. cơ cấu của đối tượng.

D. vị trí của các đối tượng.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm chủ yếu ở chỗ nó cho biết hướng di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Câu 7. Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được

A. tốc độ di chyển đối tượng.

B. chất lượng của đối tượng.

C. khối lượng của đối tượng.

D. hướng di chyển đối tượng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

- Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thể hiện thông qua màu sắc, kích thước (độ rộng, độ đậm, chiều rộng, chiều dài) và hướng của mũi tên hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

Câu 8. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động?

A. Dòng sông.

B. Đường bờ biển.

C. Dãy núi.

D. Hướng gió.

Đáp án: D

Giải thích:

- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

-> Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là hướng gió.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp kí hiệu?

A. Các kí hiệu thường có ba dạng chính: hình học, chữ và tượng hình.

B. Các kí hiệu đặt chính xác vào vị trí đối tượng phân bố trên bản đồ.

C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được nhiều đối tượng địa lí khác nhau.

D. Dùng để thể hiện các đới tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp kí hiệu:

- Xác định vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

- Biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu (dạng hình học, chữ và tượng hình).

Câu 10. Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp nào sau đây?

A. Bản đồ - biểu đồ.

B. Kí hiệu.

C. Khoanh vùng.

D. Chấm điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

- Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, đồng cỏ, vùng phân bố các dân tộc khác nhau,…

-> Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp khoanh vùng.

Câu 11. Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?

A. Các sân bay.

B. Các hòn đảo.

C. Các dãy núi.

D. Đường biên giới.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, hải cảng,…

Câu 12. Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/thành phố ở nước ta, người ta thường dùng phương pháp

A. chấm điểm.

B. kí hiệu.

C. vùng phân bố.

D. bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: D

Giải thích:

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…

-> Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/thành phố ở nước ta, người ta thường dùng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Câu 13. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ?

A. Tốc độ phát triển.

B. Giá trị tổng cộng.

C. Cơ cấu giá trị.

D. Động lực phát triển.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

Câu 14. Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây?

A. Rừng lá kim.

B. Bôxít.

C. Cà phê.

D. Than đá.

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể -> Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí bôxít (khoáng sản bôxít được biểu hiện trên bản đồ là: hình vuông, có chữ Al ở giữa).

Câu 15. Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp

A. chấm điểm.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. khoanh vùng.

D. kí hiệu.

Đáp án: D

Giải thích:

- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

-> Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu.

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Đánh giá

5

1 đánh giá

1