Tài liệu tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 11 bộ Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 11.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn nhất
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 1
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 2
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: là bài văn tế những người nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phú Đường luật gồm bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.
- Phần 1: Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. Đất nước bị xâm lăng trong cái dữ dội, ác liệt. Súng giặc đã rền khắp núi sông. Trước sự làm ngơ của triều đình nhà Nguyễn đã đặt người nông dân vào thử thách lịch sử, một khung cảnh bão táp của thời đại, vận nước là thước đo lòng người, những biến cố chính trị lớn lao. Người nghĩa sĩ không coi trọng chuyện được mất, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.
- Phần 2: Thích thực (từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ): kể về nguồn gốc, phẩm hạnh, công đức của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ là những người nông dân 100% mộc mạc, chất phác sau lũy tre làng nhưng suốt đời vẫn nghèo khó. Họ cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, quen việc quốc, cày, bừa, cấy và hoàn toàn xa lạ với việc nhà binh: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ… Mặc dù khi vào trận đánh họ có nhiều thiếu thốn nhưng họ tự nguyện đứng lên kiên quyết xông pha vào mặt trận: “nào đợi ai đòi ai bắt”, “ra sức đoạn kình”, “ra tay bộ hổ” và giành được nhiều thắng lợi.
- Phần 3: Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ. Đó là tiếng khóc quặn lòng cho một thời đại bi thương: Già trẻ trai gái Trường Bình khóc,chùa Tông Thạnh khóc, cây cỏ khóc, sông Cần Giuộc khóc, tác giả khóc. Đó cũng là tiếng khóc thể hiện niềm tự hào.
- Phần 4: Khốc tận (Kết) đoạn còn lại: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. Tác giả đề cao quan niệm cao đẹp: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân, họ ra trận không cần công danh, bổng lộc, gượng ép mà chỉ vì một điều rất đơn giản là lòng yêu nước, thương dân.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 3
Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu làm để đọc tại buổi truy điệu những anh hùng nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc vào năm 1861. Mặc dù diệt trừ được một số quan quân của giặc và bọn quan lại bán nước nhưng khoảng hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh quả cảm, để lại niềm xúc động lớn lao, khôn xiết trong lòng nhân dân. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng phần nào thể hiện tiếng lòng xót xa của quần chúng nhân dân đối với những người lính áo vải trong trận quyết chiến ở Cần Giuộc.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 4
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sáng tác trong hoàn cảnh thực dân Pháp nổ súng xâm lược ta, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Cần Giuộc nổ ra và giành thắng lợi bước đầu. Sau đó giặc phản công dữ dội, 20 nghĩa sĩ bị giết chết. Bấy giờ, tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu viết 1 bài văn tế để đọc trong lễ truy điệu của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu luận bàn về lẽ sống chết: “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ/ Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”. Tác giả vẽ ra bối cảnh thời đại với nhiều biến cố, bão táp: giặc được trang bị vũ khí tối tân, đã tàn sát biết bao người dân Nam Bộ.
Chính trong hoàn cảnh ấy đã thử thách tấm lòng của con người đối với đất nước. Người dân Nam Bộ đã không nề hà sống chết, đem thân mình chiến đấu chống lại kẻ thù. Họ sẵn sàng từ bỏ, hy sinh những gì quý giá nhất (tài sản, tính mạng) để đổi lại danh tiếng, tiếng thơm lưu truyền với muôn đời. Qua đó đã làm sáng tỏ chân lí của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 5
Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một tác phẩm nói về tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những anh hùng. Văn tế là một loại văn thường dùng trong khi đọc tế cúng người chết nó có hình thức tế – tưởng. Bài văn tế có các phần: Lung khởi là cảm hứng khái quát về người chết, Thích thực hồi tưởng về công đức của người chết, Ai vãn than tiếc người chết và phần kết nêu ý nghĩa và lời mời của người cúng tế đối với linh hồn người chết. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có đủ bốn phần như vậy.
Mở đầu bài thơ là một lời than:
“Hỡi ôi! Súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ”
Tiếng than vang lên mà nghe sao đau thương đến thế. Tiếng than ấy cho ta một ý nghĩ về một cảnh tang thương chết chóc là cảnh chiến tranh tàn khốc với những người đã bị tử trận trên chiến trường. Ông trời có thấu hiểu lòng người, có thấu hiểu được nỗi tang thương đau xót trong lòng những người thân nhân của những người dân đã tử trận. Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ rất nhiều nguồn cảm xúc. Đó là thái độ cảm phục và niềm thương xót vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ.
Đó là những hình ảnh của những người dân chân lấm tay bùn cơm không đủ no áo không đủ ấm. Còn cuộc sống hàng ngày của họ thì được tác giả miêu tả bằng những câu văn mộc mạc dễ hiểu không mấy cầu kì về câu chữ, họ hiện lên là những người “cui cút làm ăn toan lo nghèo khó”, “chưa quen cung ngựa”, “việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó”.
Từ đó cho ta một cái nhìn toàn diện đầy đủ nhất về người nông dân. Họ vốn là những người dân lao động bình thường và họ cực kì lương thiện không bao giờ muốn xảy ra chiến tranh, họ không đi cướp bóc không muốn đi xâm chiếm nước khác để làm giàu cho mình mà họ mãn nguyện về cuộc sống khốn khó nhưng hòa bình của mình. Có chăng ước mơ to lớn nhất của họ chính là đủ cơm ăn áo mặc. Thế nhưng khi tổ quốc lâm nguy súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương sứ xở thì họ lạ có một tinh thần kháng chiến sục sôi.
“Súng rền” cho thấy bọn giặc đã sử dụng những vũ khí rất tối tân chứ không phải là gậy gộc, là khiên là mác nữa cho thấy ở đây có một khoảng cách xa về vũ trang của cả hai bên. Nhà văn đã miêu tả được vẻ đẹp của người dân yêu nước sao mà giản dị đến thế: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng trông tin quan trường như trời hạn trông mưa mùi chinh chiến vấy vá đã ba năm ghét thói mọi như nhà hồn ghét cỏ”.
Nhà văn đã thành công trong khi khắc họa hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc. Các từ miêu tả nguồn gốc xuất thân ngoại hình và hành động của người nghĩa sĩ nông dân cho thấy họ chỉ là những dân bình thường chất phác chăm chỉ nhưng khi nước nhà có giặc họ tự nhận về mình trách nhiệm phải bảo vệ đất nước sẵn sàng hi sinh vì nước. Cách thể hiện hình tượng người nghệ sĩ rất tỉ mỉ từ trang bị thô sơ hành động dũng cảm nguyện xả thân mình để bảo vệ đất nước.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 6
'Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc' là văn tế viết theo thể phú Đường Luật để tóm tắt cần đọc kĩ để hiểu nội dung. Đây là các ý tóm tắt nội dung của bài:
- Kẻ thù vũ khí tối tân, hiện đại còn người dân chỉ có lòng yêu nước.
- Mười năm vỡ ruộng ko ai biết đến một trận đánh tây tiếng vang như mõ.
- Xa với việc binh đao nhưng khi giặc pháp chiếm trở thành người nghĩa sĩ.
- Ban đầu lo sợ, căm ghét giặc nhưng chỉ biết chờ đợi triều đình.
- Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước.
- Anh dũng đứng dậy đấu tranh.
- Nỗi tiếc thương vô hạn không chỉ của lòng người mà còn của cỏ cây hoa lá đối với người nghĩa sĩ.
- Niềm cảm phục trước quan niệm cao đẹp 'sống vinh còn hơn chết nhục'.
- Ca ngợi khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ trong lòng dân.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 7
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn tế những những nghĩa sĩ nông dân đã anh dũng chiến đấu, hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Bài văn tế kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 8
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.
Văn tế (hiện nay thường gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng trong các nghi lễ tế, cúng người đã khuất. Bài văn tế thường bao gồm các phần: Lung khởi (cảm tưởng chung về người đã qua đời); Thích thực (tưởng nhớ công đức của người đã mất); Ai vãn (bày tỏ lòng than khóc); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời kính mời của người viết đối với linh hồn người đã khuất). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng có đủ bốn phần như vậy.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện 'ruộng trâu ở trong làng bộ' nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạn.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 9
Tác phẩm này là một bài văn tế, viết để tôn vinh những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích tại đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Nó kể về cuộc chiến đấu dũng cảm, sự hi sinh của các nghĩa sĩ và thể hiện sự đau buồn, mất mát, lòng biết ơn của những người còn sống đối với những người đã ra đi.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 10
Tác phẩm này là một bài văn tế, viết để tôn vinh những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích tại đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Nó kể về cuộc chiến đấu dũng cảm, sự hi sinh của các nghĩa sĩ và thể hiện sự đau buồn, mất mát, lòng biết ơn của những người còn sống đối với những người đã ra đi.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 11
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công lao của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 12
Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” do Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ những nông dân đã dũng cảm đứng lên chống giặc. Năm 1858, khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đã kháng cự. Đến năm 1861, vào đêm 14 - 12, nghĩa quân đã tấn công đồn giặc tại Cần Giuộc thuộc Gia Định, gây thiệt hại cho quân địch, nhưng cuối cùng thất bại. Mặc dù bài văn tế được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, nó vẫn thể hiện cảm xúc chân thành của Đồ Chiểu dành cho những người đã hy sinh vì nghĩa lớn. Văn tế, hiện nay được gọi là điếu văn, là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người đã qua đời, với hình thức tế và tưởng. Một bài văn tế thường bao gồm các phần: Lung khởi (cảm tưởng tổng quát về người đã chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người đã chết); Ai vãn (than tiếc người đã chết); và Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” có đầy đủ bốn phần này. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một tượng đài nghệ thuật trong lịch sử văn học dân tộc, phản ánh phẩm chất của người nông dân đã chống giặc và cứu nước. Những nông dân này, vốn hiền lành và chỉ quen với công việc đồng áng, đã dũng cảm đứng lên chống lại kẻ thù khi đất nước gặp nguy hiểm.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 13
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân dũng cảm đã đứng lên chống giặc. Năm 1858, quân Pháp xâm lược Đà Nẵng, dân Nam Bộ đồng lòng chống lại giặc. Vào đêm 14 - 12 năm 1861, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, Gia Định, gây tổn thất cho kẻ thù, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Bài văn tế được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, nhưng chứa đựng tình cảm chân thành của Đồ Chiểu dành cho những người hy sinh vì nền nghĩa lớn.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 14
Nguyễn Đình Chiểu viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để tưởng nhớ những nông dân anh dũng đã chống lại giặc. Khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng vào năm 1858, nhân dân Nam Bộ đã đứng lên chống trả. Đến đêm 14 - 12 năm 1861, nghĩa quân tấn công đồn giặc tại Cần Giuộc, Gia Định, gây thiệt hại cho quân địch nhưng cuối cùng thất bại. Bài văn tế, dù được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, vẫn chứa đựng những tình cảm chân thật của Đồ Chiểu đối với những người đã hy sinh vì nghĩa lớn. Văn tế, hiện nay gọi là điếu văn, là thể văn được dùng để đọc trong các nghi lễ tế cúng người đã qua đời, mang hình thức tế và tưởng. Một bài văn tế thường có các phần sau: Lung khởi (cảm tưởng tổng quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); và Kết (nêu ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” có đầy đủ các phần này. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc dựng nên một tượng đài nghệ thuật vững chắc về phẩm chất của người nông dân. Những nông dân này, vốn hiền lành và chỉ quen với công việc đồng áng, đã can đảm đứng lên chống lại kẻ thù khi đất nước gặp nguy hiểm.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 15
"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được Nguyễn Đình Chiểu viết nhằm vinh danh những nông dân đã dũng cảm đứng lên chống lại kẻ thù. Vào năm 1858, khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đã đồng lòng kháng cự. Đến năm 1861, vào đêm 14 - 12, nghĩa quân đã thực hiện cuộc tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc thuộc Gia Định, gây thiệt hại cho quân địch, nhưng cuối cùng đã thất bại. Mặc dù bài văn tế được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, nó vẫn thể hiện chân thành tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với những người đã hy sinh vì lý tưởng cao cả.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 16
Tác phẩm là một bài văn tế viết để tưởng nhớ những nghĩa sĩ đã hy sinh trong cuộc tấn công vào đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm mô tả sự dũng cảm và hy sinh của các nghĩa sĩ, đồng thời bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, cùng lòng kính trọng và biết ơn của những người còn sống đối với những người đã khuất. "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được Nguyễn Đình Chiểu soạn để đọc trong buổi truy điệu các anh hùng nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận đánh đồn giặc ở Cần Giuộc vào năm 1861. Dù trận đánh đã tiêu diệt một số quan quân giặc và bọn quan lại phản quốc, nhưng khoảng hai mươi nghĩa sĩ đã hy sinh anh dũng, để lại sự xúc động sâu sắc trong lòng nhân dân. Do đó, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phần nào nỗi xót xa của quần chúng nhân dân đối với những người lính áo vải trong trận chiến tại Cần Giuộc.
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Mẫu 17
Văn bản "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một bài văn tế được viết nhằm tưởng niệm các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tấn công vào đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Bài văn kể lại những chiến công và sự hy sinh anh dũng của các nghĩa sĩ, đồng thời thể hiện nỗi đau, mất mát, cũng như lòng kính trọng và biết ơn của những người còn sống đối với các anh hùng đã qua đời. "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" được Nguyễn Đình Chiểu soạn để đọc trong buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ nông dân đã hy sinh trong cuộc tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc vào năm 1861. Dù trận đánh đã tiêu diệt một số quan quân của giặc và bọn quan lại phản quốc, khoảng hai mươi nghĩa sĩ vẫn đã anh dũng hy sinh, để lại sự xúc động sâu sắc trong lòng nhân dân. Do đó, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu phần nào phản ánh nỗi xót xa của quần chúng đối với những người lính áo vải trong trận chiến quyết liệt tại Cần Giuộc.
Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Lung khởi (Từ đầu đến ...tiếng vang như mõ): Cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Thích thực (Tiếp theo đến ...tàu đồng súng nổ): Hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.
- Ai vãn (Tiếp theo đến ...cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
- Kết (Còn lại): Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.
Nội dung chính Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dẫn nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Tóm tắt Làm việc cũng là làm người